Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

Entry cho tháng nghiệp dĩ - Tiếp theo và hết ...

...Tôi còn học được gì nữa ? đó là Ông đã chỉ ra , trẻ con bây giờ được nuông chiều quá và vì được tâng bốc quá hơn cái khả năng mà chúng có,chúng sẵn sàng đầu hàng mỗi khi ra cuộc sống gặp thất bại . Chúng ít khi muốn hoàn thiện mình vì chúng nghĩ mình đã đủ tốt. Ông còn , qua chính kinh nghiệm học tập của mình chỉ ra cho tôi thấy rằng hãy dạy học sinh của tôi sao cho chúng không nhận ra là mình đang phải học.Hãy làm sao cho học sinh học điều mà tôi muốn chúng học nhưng không bị xì trét vì áp đặt …Tôi còn học được gì nữa? đó là trong cuộc sống này , không có điều gì gọi là “không thể”.Chỉ có điều , quá ít người nhận ra sự khả thể và một số khác nhận ra nhưng lại không cho rằng mình có thể giải quyết chúng …

Randy Pausch còn cho Tôi bài học nào nữa không ? Còn nhiều lắm … Tôi còn học được rằng có những điều , những vật dụng nơi mình đã trở nên vô ích nhưng với người khác và ở nơi khác thì nó vẫn còn cần thiết biết bao.Vậy thay vì cho nó vào nhà kho , hãy để nó được tiếp tục sống đời có ích . Bằng vào chính căn bệnh của mình , Ông dạy cho tôi luôn bài học khi sự chờ đợi hy vọng kết thúc, điều đó không có nghĩa là ta kết thúc luôn cuộc sống,mà là ta bắt đầu một cuộc sống mới-ngắn lắm , thật ngắn, nhưng tràn đầy những công việc phải làm cho tương lai…Tôi cũng học luôn từ Ông rằng không phải mọi việcvới ông đều thuận lợi và mọi điều ông làm đều tốt . Có những lúc , ông đã hiện diện trong suy nghĩ của mọi người như một kẻ hoàn toàn thiếu lịch thiệp và rất nhanh xúc phạm người mới gặp …họ nghĩ về ông như vậy nhưng thật đáng thương là Ông không hay biết , ông vẫn nghĩ tất cả đều ổn với mình . Cho đến một ngày, ông nhận được một phản hồi trung thực –đây là chữ Randy dùng để nói về những câu góp ý đúng mực nhưng đắng ngắt của vị giáo sư đã mời ông làm trợ giảng.Tôi học luôn được một điều mà thực ra ông bà mình đã đúc kết từ xưa những nơi cay đắng là nơi thật thà …

Tôi còn học được gì từ Randy Pausch ? Rằng Ông đã cho thấy chơi với con trẻ là phải chơi bằng ngôn ngữ của chúng , rằng đừng cố gò ép và biến chúng thành một-người-lớn-non-tuổi . Nhiều năm qua , Tôi luôn bị Mẹ càm ràm về cái tội ba lơn , rằng trong những việc cần nghiêm chỉnh nhất như hôn nhân , như công việc , như sự nghiệp thì Tôi nhiều khi lại làm đổ tháo nó vì những lý do không đâu. Rằng tại sao Tôi lại cứ chôm đồ ăn má Nga làm trong bếp để chia cho Bờm, Su , Lu , Tý để làm cho tụi nhỏ bị má Nga la “kèm theo” khi la Tôi ? Rằng , sao Tôi lại có thể gọi tiền nhuận bút báo , tiền thưởng cuối năm-là những cái tôi đã phải đổ mồ hôi ,sôi nước mắt , vắt óc lên mới có- là “tiền từ trên trời rơi xuống” để làm lý do phung phí trong các tiệm kem cùng lũ nhỏ . Bây giờ tôi có têể vui mừng mua tặng cuốn sách này cho Mẹ. Yêu cầu bà đọc, chỉ để thấy : thời gian dành cho con trẻ là một thứ công việc thiêng liêng . Bởi khi con trẻ vẫn còn tuổi chơi thì chúng ta đã quá già để chơi với chúng . Mà khi không chơi được với các con thì Tôi- là người vốn ham chơi- lại phải tìm đến những người lớn.Tìm đến để sau những thị phi , ngộ ra luôn một điều về sấm ngữ :chỉ có con trẻ mới vào được nước thiên đàng …Nhưng , trong cùng những sung sướng về niềm vui và sự đau khổ vì thất vọng thế giới người lớn , Tôi lại học luôn được từ Randy Pausch một điều to lớn rằng Tôi cũng là một thành tố của những niềm vui và sự đau khổ đó , rằng Tôi cũng là người dựng lên mọi câu chuyện , tham gia vào nó và sau cùng bị du đẩy . Vậy tại sao Tôi lại cố tìm cách thoát ra và đổ tháo trách nhiệm cho người khác ? Khi bị vấp té trong trò chơi hay khi phải đối diện với những bức tường gạch được dựng lên trong cuộc sống , thì đó cũng là do chính Tôi đưa đẩy mình vào . Đứng lên chơi tiếp , trèo qua tường để đi tiếp hay nằm đó dãy đành đạch để được người khác nâng lên hoặc cứ mãi đứng trước bức tường than khóc cho đến khi đêm về hoàn toàn là chuyện Tôi phải quyết định . Có thể sau khi được nâng lên , không ai trong đám trẻ muốn chơi đùa với một đứa mít ướt như Tôi nữa , hoặc vì lòng thương hại vẫn cho tôi chơi nhưng tôi sẽ “ bình vôi” suốt đời . Người lớn thì không độ lượng như trẻ con , họ sẽ cho Tôi khóc khản tiếng bằng cái nhìn có nụ cười mai mỉa .Họ sẽ thản nhiên quay đi và nghĩ : Bà già yếu ớt đó thì có thể làm gì nếu không có chúng ta? …

Bài giảng cuối cùngRanhdy Pausch đã gọi bài nói chuyện của mình như thế …và với Tôi nó lại là bài học đầu tiên . Không phải đầu tiên cho cuộc sống , mà là đầu tiên cho một nhận thức : không có điều gì là quá muộn …Bài học nhận lãnh này sẽ cho Tôi có thời gian nhìn lại chính mình và quan trọng hơn chia sẻ cái nhìn lại này với mọi người . Chia sẻ trong cái mong muốn rồi mỗi người sẽ mang một bài giảng cuối cùng-bài học đầu tiên trong mình . Tôi không có tham vọng coi lọat entry này là những bài tổng kết cho “bí cấp sống” trên đời , mà tôi đang trang trải những được-mất của mình ra thông qua việc đồng cảm với những được-mất của một người Thầy – đầy cách biệt cả về tài năng , văn hóa và cuộc sống với tôi . Cuốn sách nằm trên tay tôi khi Thầy đã đi rất xa , song tôi tin , những điều mà Thầy để lại - với một kẻ ba lơn như tôi còn ngộ ra được nhiều bài học như thế- thì với những người nghiêm túc nó sẽ có giá trị gấp nhường nào ...Cái giá trị to lớn nhất chỉ riêng trong lĩnh vực làm Thầy thôi theo tôi đó là : Làm một người Thầy giỏi và nghiêm khắc thì đó mới chỉ là một nhà truyền giáo . Nhưng làm một người thầy giỏi , nghiêm khắc và đôi khi có khả năng hài hước đúng chỗ thì đó mới đúng là Thừa sai của Đạo làm Thầy ...Người thừa sai đó , tôi cay đắng nhận ra , ngay nhận mình là người cắp tráp cho ông , thì thế gian mà tôi đang sống cũng có rất ít ...
Tôi dành lọat entry này xin tặng cho các bạn bè vốn là đồng nghiệp của tôi dù đã , đang hay sẽ ...Dành tặng với lời cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc nó và ...comment cho Tôi ...Cảm ơn Phương Nguyên , chị Thu Nhân , May N , Tetua sư phụ , bạn Hậu , Minh ròm cưng ...Rất cảm ơn!

Cancel

said 2 months ago Edit · Delete · Permalink · Comments (10)

Compose a Comment
4000 characters left. HTML is not allowed.
  • chúc cô MAP luôn vui khoẻ và luôn vững bước trên con đường giáo dục cô nhé.

    HẬU said 9 weeks ago · Delete
  • nói thiệt là em mới đọc có bài đầu và bài cuối thôi ( 2 bài giữa chưa có đọc) lát nữa mới đọc. cái ông Ranhdy Pausch này em cũng có đọc một số bài liên quan về ông ấy, nghe nói ông ấy bị ung thư giai đoạn cuối rồi, ông đúng là một người thầy tuyệt vời. Và em cũng biết rất nhiều người như vậy ở xung quanh mình, em cũng biết trách nhiệm của người giáo viên là rất nặng nề cho nên ngày xưa em đã cất đi tờ giấy báo trúng tuyển ngành sư phạm để sang học xây dựng, vì có một người thầy đã từng nói với em rằng 'nếu một kỹ sư tính sai thì chỉ làm hỏng một ngôi nhà, còn một người giáo viên nếu dạy sai thì sẽ làm hỏng cả một thế hệ'.

    HẬU said 9 weeks ago · Delete
  • Đã đọc một loạt bài của bạn về bài giảng cuối cùng và cảm xúc của mình là rất vui vì bây giờ vẫn còn những thầy cô như bạn, luôn trăn trở, dành hết cả tâm huyết với nghề và luôn luôn tự hoàn thiện bản thân. Mình cũng tiếc lắm, ngày xưa học Sư phạm, ngày xưa hát mãi bài "ước muốn ngày nào mai đây làm cô giáo..." thế mà bây giờ lại làm trái nghề! Luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh và đem tri thức, đam mê nhiệt huyết của mình cống hiến, truyền lửa cho các thế hệ học trò, bạn học được từ Randy Paush, mình học được từ bạn, chúng ta học lẫn nhau để ngày một tốt hơn...

    Nguyen Thu Thuy said 2 months ago · Delete
  • Cưng cho chị mượn đem về nhà mình nghe cưng.

    ThuNhân.Võ said 2 months ago · Delete
  • Em à, em cám ơn chị thì chị mắc cỡ lắm. Bởi vì chị mà sâu sắc được như cái cơi đựng trầu thì cũng mừng. Chỉ biết là nhiều khi chị cũng có thoáng nghĩ (thoáng nghĩ thôi, chứ thiệt tình chị làm biếng suy nghĩ) những điều trọng đại như vậy, nhưng mà nói thành lời thì chịu thua. Những bài học này, chị nghĩ, chúng ta còn phải học hoài, hén em. Nhất là cái chuyện học chơi với con nít, thì cũng nên ba lơn như cưng Ù của chị đây vậy.

    ThuNhân.Võ said 2 months ago · Delete
  • @ Phuong Nguyen : tiếc là Thầy có tấm lòng thì thường học trò không thể thí , chẳng lẽ vén áo lên cho tụi nó ...coi bụng , chít còn lẹ nữa .Nên thường thì chỉ cho nóa thí chưng dung mình thoai...mà chưng dung mình thì ui thui ...tới đâu thì tới hả , không dám đâu ...tui bít tới đâu rùi ...tới ...tòa (hoặc tòa áo đỏ hoặc tòa báo ) ...tòa nào cũng chít thiệt lẹ ...

    MAP said 2 months ago · Delete
  • Tui thì nhìn thấy bên trong cái ba lơn mà Map hay tự trào là tấm lòng một người Thầy mà không phải ai chọn nghiệp làm thầy cũng có. Nhưng tấm lòng là một chuyện, còn thực tế phũ phàng, dù mình có muốn làm như Ranhdy Pausch cũng khó mà làm được trọn vẹn, nghĩ vậy mà buồn cho nhà giáo ở xứ mình. Thôi thì, cứ tận nhân lực hén, rồi tới đâu thì tới.

    Phương Nguyên said 2 months ago · Delete
  • Học Trò tìm lý do nào cũng không ổn . Mình trả lời :các em học rồi , đồng bằng Nam bộ kênh rạch chi chít ...Kiều Nguyệt Nga phải ...biết bơi từ nhỏ . Nên nhảy xuống biển bơi dìa là chiện ...nhỏ như con thỏ ...Kiều thì khổ quá mới nhảy sông vì không biết bơi , biết nhảy là chít ...He he , tổ Văn của trường bị học trò "dồn đuổi" năm đó định thưa mình ra tới trung Ương ...Làm mình phải đi học bơi ...tới giờ cũng mới chỉ bít bơi chó ...hé hé

    MAP said 2 months ago · Delete
  • @May : May à , mình là một giáo viên thuộc diện phân loại chất lượng của học trò trong trường là "a cờ ác số 1" . Nhưng khi mình lên lớp , biết mình là hình ảnh khủng khiếp với tụi nó , cho nên trong lúc dạy mình cũng hay chọc cười . Ví dụ : so sánh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Bắc Bộ- mình dạy Địa mà , mình nói luôn : thung thổ ảnh hưởng lên văn hóa và con người rất lớn.Ở miền Bắc ta có Thúy Kiều , ở miền Nam ta có Kiều Nguyệt Nga.Cùng là Kiều nhưng Thúy Kiều phải chìm nổi 15 năm sau cùng mới tự vẫn . Kiều Nguyệt Nga thì khỏi ,. Ngay lần bị đưa sang cống Hồ , nàng đã nhảy xuống biển cái đùng.Tại sao ?

    MAP said 2 months ago · Delete
  • Chị ạ đọc đoạn cuối thì nghĩ ngay đến câu "thầy giáo già con hát trẻ". Gừng càng già càng cay mà, 25 nghề coi như nhiều quá rồi, chị còn thêm đâu đó 10 năm nữa cho cay xé luôn. Em khoái vừa dạy vừa chọc cười tụi học trò, đó không phải năng khiếu, không phải kỹ năng, kỹ xảo là từ mà tụi em hay dùm thời sinh viên chỉ trò "láu cá" chỉ là muốn sv đừng ngủ gục thôi. Đang giảng mà thấy đứa nào ngủ gục thì hứng bao nhiêu cũng bay mất, cho nên em hay thỉnh thỏang tấu hài, dù nhìn mặt em nghiêm nghiêm khó mà làm hề được hic hic. Chị cắp tráp thì em xách giầy cho ông thầy đó đó nghe chị. Ba Lơn không có khiếu không làm được đâu hiiii.

    May♥N said 2 months ago · Delete

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét