Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Entry for 29 June, 2011- Rồi Tháng Sáu sẽ qua...

 

Tháng Sáu…Tháng 6…

Một tiếng ngân sâu thẳm

Trong tim ta…

Tháng 6 sẽ qua…

Ta ngồi đợi cúc vàng hoa

Như đợi chờ một người quay lại

Hát cùng ta bài hát nửa năm, rời…

Tháng Sáu…Tháng 6…

Tiếng mưa đầu mùa nhẹ bỗng    

Trong lòng ta…

Tháng 6 chẳng xa…

Người đang phương nào, giọt violon tím

Trôi qua những khuôn nhạc nổi chìm

Rồi đi về phía trời xa …

Tháng Sáu…Tháng 6…

Ta ngồi cùng mưa, cùng hoa

Ngồi với những phải chi, giá mà

Cùng năm, cùng tháng…

Nghe quặn trong lòng niềm nhớ…

Nhắc ta đừng biển dâu thêm…

 

Chị Gió tặng một entry :

Lâu lắm rồi tôi chẳng làm thơ . Thơ với tôi luôn luôn như thế ..cứ như người bạn tâm tình mà ít khi gặp gỡ . Tháng sáu đang qua, sáng nay bất chợt gặp một bài thơ tháng sáu với những nốt ngậm ngùi từ nhà MM bỗng run lên trong tôi một nhịp thơ lúng liếng chút buồn... nỗi buồn của mùa cúc vàng đã đi qua ..lâu lắm !                       

                       Tháng sáu 
                       rồi sẽ qua
                       Người cũng xa vời vợi
                       Còn một nửa mùa, thôi chờ đợi
                       Chắc chẳng kịp rồi 
                        mùa cúc vàng hoa....


                       Tháng sáu
                       có một chiều mưa sa
                       Bài thơ khe khẽ ướt !
                       Ta đợi người, tuổi tóc bay… gió vuột
                       Để phía sau ngơ ngác một cái nhìn…
                       Tháng sáu nhớ người
                       giữa vời vợi nỗi quên…

 

                        Tháng sáu
                       Qua…..
                       Ừ, thì qua
                       Mọi cái rồi cũng qua
                       Cả tình yêu một thuở
                       Qua cả bước chân chiều trên phố
                       Qua cả ta …thuở líu ríu bên người
                       Qua cả đời mỏi mệt 
                       tiếng cười lơi…

 

                        Tháng sáu
                       Bài thơ thả nhánh ngậm ngùi…
   

  Bài thơ tặng MM

 


Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Entry for 28 June, 2011- Ngày của hoa hồng...

28/06- là ngày hoa hồng của riêng tôi…nó nhắc tôi về một thời thơ trẻ vừa xa… nó níu lại trong tôi những dằm gai hoa hồng ngày đó bằng những cơn đau thú vị… nó còn cho tôi những gợi nhắc để quay về thành phố mờ sương một thời …  Thành phố cho tôi biết hoa hồng rất đẹp nhưng lại lắm gai…

 

Vẫn biết hợp - tan là trò dâu bể…

Đà Lạt là thành phố thuộc cao nguyên Lang Bian được bác sỹ Alexdandre Yersin khám phá trong một chuyến thám hiểm năm 1893, và theo đề nghị sau đó của bác sỹ, Tòan quyền Đông dương Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên để xây dựng một thành phố nghỉ dưỡng cho sĩ quan quân đội Pháp. Thành phố hòan thành những cấu trúc cơ bản đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Từ một vị thế khá bằng phẳng nhưng hoang vắng, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Đà Lạt trở thành một địa điểm du lịch văn hóa mang nét Châu Âu mà có thời gian người ta ví nó là tiểu Paris. Trong suốt thời gian chiến tranh, dù không tránh khỏi những tàn phá, nhưng cơ bản những đường nét kiến trúc của Đà Lạt theo phong cách Châu Âu vẫn được bảo tồn, đặc biệt với độ phủ xanh của các vạt rừng thông trên khắp thành phố mang lại một nét đặc trưng cho Đà Lạt ít có đô thị nào có được. Sau năm 1975, Đà Lạt được tiếp quản và đến năm 2009, trở thành đô thị lọai I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng. ( theo tư liệu)

Ngày 25/06/2011 TTO đưa tin Bộ Xây dựng đồng ý tách Đà Lạt  ra khỏi Tỉnh Lâm Đồng, trở thành đô thị trực thuộc thông tin đã làm dấy lên những luồng thông tin trái ngược nhau trước quyết định này về việc nên hay không nên tách. Chúng tôi không phải là thị dân Đà Lạt, nhưng suốt từ năm 1984 đến nay đã có nhiều gắn bó cả về tình cảm lẫn công việc với thành phố này, nên thiết nghĩ cũng nên có đôi điều lạm bàn trên tư cách một người yêu mến Đà Lạt. Là người yêu mến Đà Lạt, hẳn không ai trong chúng ta không cảm thấy “quan ngại sâu sắc”  trước sự xuống cấp của thành phố này về mọi mặt. Trước hết đó là sự xuống cấp về cảnh quan. Chọn Đà Lạt làm nơi nghỉ dưỡng cho sỹ quan quân đội, nhà đương cục Pháp trước hết dựa vào khí hậu trong lành, mát mẻ hiếm có của nó. Sau nữa là đến cảnh quan đặc sắc mà thiên nhiên trao tặng. Từ chỗ hoang vu, biến mặt bằng cao nguyên thành thành phố, những nhà kiến trúc “thực dân” vẫn cố gắng duy trì hết mức việc chung sống hòa bình” với địa hình tự nhiên. Cố gắng tránh việc “tan phá” thiên nhiên, vì họ hiểu những con đường dốc nhấp nhô, những vạt thông ẩn hiện sau các mái ngói đỏ, nâu, vàng, xám… là một điểm giúp Đà Lạt khác hẳn nhiều phố thị đồi núi khác. Khi chính quyền Sài gòn quản lý Đà Lạt, dù phải co cụm nhiều vạt rừng cho lý do “chiến tranh” nhưng họ cũng không chặt phá một cách vô căn cứ.  Nhưng đến nay, điểm lại, thành phố Đà Lạt còn bao nhiêu diện tích có thông? Những vạt thông thành phố cứ sau vài tháng lại biến mất, thay vào đó là những ngôi biệt thự lớn nhỏ, có chủ thực tế và những chủ ẩn danh, lần lượt mọc lên trước sự đau xót của người Đà Lạt nói riêng và sự tiếc nuối của du khách trong và ngòai nước nói chung khi đến Đà Lạt. Chính sự mất rừng dẫn đến sự xuống cấp cảnh quan là một trong chuỗi dây “domino nhà kính” làm cho Đà LẠt ngày nay nóng lên một cách kỳ lạ. Có năm, lên Đà Lạt tháng 12 công tác, chúng tôi vẫn có thể phong phanh áo mỏng ngồi chơi ở cà phê Thủy Tạ mà không thấy chút lạnh lẽo nào. Trong khi trước đó khỏang 10 năm, lên Đà Lạt vào tháng 08, qua khỏi Đức Trọng là tất cả những áo khóac dầy nhất phải lấy ra chùm nhanh lên người. Trước sự xuống cấp đó, chúng tôi không thể không đặt ra câu hỏi: Tách Đà Lạt ra khỏi tỉnh Lâm đồng là nhằm nguyên nhân gì? Bàn giao Đà Lạt về Trung Ương, Lâm Đồng được gì, mất gì? Xin thưa, cái được mà ngay cả người ngây thơ nhất cũng có thể thấy đó là việc “tàn phá” thành phố quá nhanh trong khỏang thời gian ngắn gần đây, việc cấp giấy phép cho những kiểu xây dựng ồ ạt, trọc phú, ăn sổi ở thì phá nát quy họach chuẩn; những vạt thông đẹp nhất của Đà Lạt được “xan ủi” cho việc “trồng biệt thự cao cấp” một cách vô trách nhiệm  khi được bàn giao đi chắc cũng sẽ nhanh chóng được “xí xóa”theo kiểu :ai lại tính tóan với nhau vài cây con lẻ mẻ khi “tách thửa” để “lên đời”…  Từ những “cái được” to lớn đó cho một nhúm nhỏ bộ phận người hưởng lợi, xem ra “cái mất” của Lâm Đồng khi “hy sinh” Đà Lạt về “cho trên” hình như không thấm thía gì. Bởi vì, thay thế cho Đà Lạt, trong vài năm gần đây người ta đã rục rịch xây dựng một Đà Lạt Đơ ( deux)- Đà Lạt thứ hai ở khu nghỉ dưỡng Suối Vàng- Đan Kia- Lang Bian. Quy mô, môi trường không chắc có thể sánh bằng Đà Lạt cũ, nhưng nhắm mắt ta cũng  có thể tính nhẩm số diện tích rừng thông mà Lâm đồng tiếp tục “hy sinh” để “tái hiện” Đà Lạt2 là một con số không nhỏ…Và những ai là người “hóa kiếp” cho số thông đó chắc cũng là chuyện …rất to…

Việc tách nhập các tỉnh, thành ở nước ta từ nhiều năm nay vốn là chuyện “bình thường thôi”, nhưng sao đứng trước việc phân tách Đà Lạt – Lâm Đồng, người yêu mến thành phố này là chúng tôi dẫu phải đinh ninh “hợp tan vốn trò dâu bể” thì cũng không khỏi chạnh lòng trước cái cách mà người ta “quy họach” cho “đời nhà” trước “đời thành phố” và sau cùng mới là “đời nước non”…quá tàn nhẫn theo kiểu “đánh trống bỏ dùi” thế này…


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Entry post lại như lới hứa với Chị N.- Khi tôi nhớ về tuổi thơ của mình...

Cho tôi trả lại vé đi Tuổi Thơ ...

Tôi có một vé đi tuổi thơ , mà , nửa chừng bước xuống .Bởi tôi hiểu ra mình hok thể vừa nhắm mắt mà vừa mở được cửa sổ lòng …

Tôi loanh quanh 2 ngày trong nhà cùng với lũ tiểu yêu chưa có nơi dung nạp. Bọn chúng bày ra đủ thứ trò, trò nào cũng “nhức con mắt bên phải” hoặc “điếc cái tai bên trái”, ngay cả khi Chúng tự dưng im lặng hoặc xúm nhau cừơi rúc rích trước cái màn hình 17” trong một căn phòng hok có cửa(Lúc làm cái phòng này, mẹ tôi kiên quyết hok cho làm cửa để kiểm sóat giờ ngủ của tôi. Vì nếu cửa phòng đóng chặt thì trời có sập cũng hok có cách chi lôi tôi dậy! Hic!) thì tôi vẫn phải “hòa mình với quần chúng” để biến cái nên cười thành cái đáng khóc và ngược lại. Thỉnh thỏang một đứa nào đó hét lên: Em hok biết, chị Lu ăn gian làm chết mạng em…hoặc Su trả chị cái mạng vừa rồi…hay nhỏ nhẹ hơn…Chị giao hẹn rùi nghen, chơi là cấm méc, cấm khóc…Và tôi lập tức phải hét theo: Còn một tiếng hét thứ hai nữa là tiếng roi đó nghen! Tôi loanh quanh trong cái thế giới tuổi thơ chật hẹp 16m2 đó, và để tỏ ra mình cũng “chưa già bao nhiêu”, tôi đi chợ sách mua về 2 cuốn:  Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Tôi đọc trong cái ngao ngán của một kẻ phải làm “vú em” bất thình lình.Nhưng như mẹ tôi đã “phán”: Mập hok biết nấu cơm, hok thể đi chợ (Vì cầm bao nhiêu tiền ra, đi về thế nào cũng thiếu) nên chỉ còn một cách là phải canh cháu cho Má Mi đi chợ, nấu cơm. Tôi mếu máo gật đầu, Mẹ đâu có hiểu, canh tụi nó nhưng đâu thể “cành” tụi nó. Thế là kem, kẹo, khô bò đu đủ, bánh tráng trộn…tụi nó hô lên lúc nào là phải đứt ruột mở hầu bao (Vốn đã còm cõi của mùa hè hoa phượng) ra lúc đó. Mỗi khi nghe tiếng leng keng của các ông anh , bà chị “hàng quán” wen thuộc, là ruột tôi tự dưng thót lại, và lúc đó tôi mới thấu hiểu hết cái câu thành ngữ: Đồng tiền liền khúc ruột. Khi tiền lìa thì ruột đứt từng đọan. Và hiểu luôn nghĩa của câu “đọan trường ai có móc hầu ...mới hay” Hic! Tôi nằm đọc sách ngay dưới chân bàn máy, thỉnh thỏang lại bị một “gót sen” nào đó dọng dô bụng hoặc lưng một cái ình khi “lũ tiểu yêu” hưng phấn vì “ăn hàng” được của ai đó. Đau muốn trợn ngược mà hok dám la, tụi nó hết hồn bị thua là tôi lãnh đủ vì phải cho tụi nó chơi lại từ đầu.Tôi đọc 2 cuốn sách trong “tâm thế” như vậy và hok có hy vọng “cải thiện tình hình”, nhưng rồi những dòng chữ như có ma, mở ra trong tôi những nụ cười sặc sụa. Tôi cười chảy nước mắt với cái trò “nói ngược” trong Cho tôi xin…tôi còn cười gập bụng hơn với nhiều trò trong Vừa nhắm mắt …Lũ nhỏ mê chơi games tưởng không hay biết – tôi nhầm – chúng nó vẫn theo dõi kỹ lắm Mã tà Mập là tôi . Đến lúc tôi mở mắt ra sau một cơn cười thắt ruột, tôi khám phá ra cái âm thanh “Bùm chéo” của máy tính đã im.Và bao chung quanh tôi: 2 bên và trên đầu là 3 cái đứa tiểu yêu. Chúng chụm đầu “đọc cọp” chuyện với tôi. Chúng chụm đầu vào xem có cái gì mà tôi mải mê đến nỗi wên cả rình rập chúng …Và bây giờ thì tôi phải đọc chậm lại, phải vừa đọc vừa nén cười để giải thích những “từ ngữ văn hóa cao” mà chúng hok hiểu. Rồi lại phải “sáng tạo” thêm vài đọan “Tán sạo” khi chúng hok thỏa mãn một chuyện gì đó …trong truyện. Bà chị tôi nấu cơm xong cũng lên tham gia vào “tổ hợp đọc sách” đó.Song bà hét lên : Chuyện thế này mà băng đảng này cười được! Dẹp! Xuống ăn cơm! Con Lu uống thuốc giun chưa? Thằng Bờm, con Su uống thuốc “Thúy Tươi” chưa? Còn thuốc bao tử của bà Mập nữa, bà uống dùm “con” chưa bà? Bà cứ wên hòai rồi bà “lên cơn” báo hại cả nhà wúynh lên nữa! Chị cứ chen chét, chen chét như thế suốt 20 năm nay, từ ngày bằng một “văn bản dưới luật” cho mẹ tôi nghỉ hưu việc chợ búa cơm nước. Nhiều lúc nhìn chị tất bật chăm sóc cả nhà và …chen chét như thế, vừa thương lại vừa…bực. Tôi thường cùng băng đảng của mình nói lén sau lưng Chị: đúng là a cờ ác! Hee hee ! Nhưng qua câu la mắng của chị, tôi nhận ra một điều: Có những người mà tuổi thơ chỉ đến 1 lần trong đời như chị tôi và khi nó wa đi rồi thì hok chịu trở lại. Có những người mãi mà tuổi thơ hok chịu đi wa như tôi. Nó đeo bám dai dẳng với các cơn cớ vớ vẩn lôi tôi lang thang khắp các ngóc ngách thành phố mình sống và những thành phố mình mơ được sống, nhưng cũng mãi chỉ là khách đi wa. Nó hiện diện trong tôi với những hành xử bồng bột, tai quái khi tôi hết trêu ghẹo bố mẹ mình, các anh chị mình, các cháu mình, chán, lại way sang trêu ghẹo con nít trong xóm(Mỗi giờ ăn cơm trưa hoặc chiều của tụi nó, thấy bóng dáng tôi là tụi nó “nuốt trọng”), trêu ghẹo bạn bè, cấp trên, cấp dưới. Ngay cả khi buộc phải đóng những vai đạo mạo (như lên phát biểu tổng kết thi cử chẳng hạn: Thưa bà thanh tra, bà có điều gì muốn phát biểu với HĐ thi không ạ? – Lời ông chủ tịch, thì tôi vẫn cứ "nhấm nhẳng”:Trước hôm nay thì có, hôm nay thì không ạ! Sao vậy thưa bà? Vì lỡ “ngậm miệng ăn tiền” rồi, thưa ông chủ tịch!). Tuổi thơ đó đầy ắp ký ức ăn uống khi tôi đi mua cả chục cây kem về và dành màu kem với lũ cháu chí chóe cả nhà làm mẹ tôi phải vất vả “dẹp lọan”. Và, một buổi chiều đang xơi bánh mì kẹp kem với lũ cháu, mồm miệng đang ngồm ngòam, tôi cũng nhận ra thêm một điều nữa: trong khi tôi già đi về mặt sinh học và ngoan cố hok chịu già đi về mặt tâm hồn, thì có những người hok hề có tuổi thơ-cả về mặt sinh học lẫn tâm hồn – đó là em bé 14 tuổi ( 14 mà thân thể còm cõi như 10 tuổi còn cái mặt thì già như 20) đang bán kem kẹp bánh mì cho lũ chúng tôi...Tự dưng, tôi nghe miếng bánh mì kẹp kem đắng ngắt trong họng mình...Và tôi muốn bỏ dang dở tuổi thơ để nhắm mắt lại mà hok đóng một cái cửa sổ nào cả , kể cả cửa sổ tâm hồn ...

 

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Entry For 16 June, 2011- Khi ta muốn đánh lộn -à không - đánh trúng...

Lại một cái mail rất wởn về những chuyện tào lao chi địa ở đời hiện nay được Bạn sưu tầm... bậy gởi về cho kẻ ba lơn. Nghĩ giữ một mình cừ tức bụng, nên chia sẻ cùng đồng bào mình chuyện "Tả lớ- hảo lớ lớ" , hehe!

 

THẰNG NÀO ĐÁNH TAO


1. MỸ: "Tao muốn đánh thằng nào, là tao đánh thằng đó. Ngoài ra, tao bao tiền súng!"

2. NATO: "Mỹ đánh thằng nào, tao đánh thằng đó!".

3. NGA: "Thằng nào bật tao, tao cắt dầu lửa!".

4. ISRAEL : "Thằng nào ngấm ngầm muốn đánh tao, tao đánh thằng đó!".

5. NHẬT: "Thằng nào đánh tao, tao sẽ bảo Mỹ đánh thằng đó. Nếu chúng mày không ngừng tấn công, tao cho Maria Ozawa nghỉ việc!".

6. TRUNG QUỐC: "Thằng nào gần tao, tao đánh thằng đó!".

7. ĐÀI LOAN: "Thằng nào đòi đánh tao, tao bảo báo chí chửi thằng đó!".

8. NAM HÀN: "Thằng nào định đánh tao, tao tập trận với thằng Mỹ!".

9. BẮC HÀN: "Thằng nào làm tao bực, tao sẽ đánh thằng Nam Hàn!".

10. SINGAPORE : "Thằng nào đánh tao? Chắc không thằng nào rảnh mà đi đánh tao!".

11. IRAQ : "Thằng nào đánh tao thì cứ đánh cho đã, chừng nào mệt thì tự động về!".

12. ARAP SAUDI : "Thằng nào đánh tao, tao mua thằng đó!"

13. Billaden: "Thằng nào đánh tao, tao khủng bố thằng Mỹ!".

14. Liên Hiệp Quốc: "Tao dán cái mác... vùng cấm bay lên thằng nào, chúng mày úp sọt thằng đấy cho tao!".

15. CUBA : "Thằng nào oánh tao, tao cho Việt Nam một mình canh giữ thế giới!".

16. VIỆT NAM: "Chỗ nào có oánh nhau, tao bày tỏ quan ngại sâu sắc. Còn thằng nào oánh tao, tao tuyên bố chủ quyền, tao cắt điện luân phiên, sau đó tao... cực lực lên án!".

NHN  sưu tầm

 

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Entry For 14-06-2011- "chửi" cho nó chích luân bất phản...

Hehe, hôm nay nhận được cái mail Bạn gởi, đọc lên nghe vừa khoái vừa lùng bùng cái lỗ tai... tự dưng nghĩ thay vì phải nghỉ mần nhà giáo để...chửi, thì ủng hộ việc "chửi" của bà con cũng là một cách "tụ tập chửi tự phát" trong "hòa bình, hữu nghị...". Nên xin phép tác giả sưu tầm, tác giả gởi mail để post lên đây chia sẻ...

Cảm phiền cả nhà cùng đọc cái entry tưởng ba mà không lơn này của MẬp M...

Khóa huấn luyện cấp tốc chửi Tàu

NTT sưu tầm

Đứng trước tình hình bọn Tàu Ô đang rắp tâm chiếm đoạt biển Đông. Cả nước ta đã sôi sục căm hờn. Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc chiến chống quân xâm lược bành trướng dã man.

Hoà chung khí thế đó, Bộ Chửi đang được gấp rút thành lập, nhằm tạo ra một dàn đồng ca hướng về biển Đông mà…chửi, nhằm làm cho bọn Tàu Ô điếc tai long óc, buộc phải nhục nhã cúp đuôi chạy về nước.

Để chuẩn bị cho lễ xuất quân, Bộ Chửi quyết định mở lớp huấn luyện chửi cấp tốc. Sau đây, xin giới thiệu một tài liệu mới được biên soạn để mọi người tập huấn và sử dụng khi quân thù mò đến.

Xin lưu ý, bài chửi này chỉ nhằm vào những kẻ mang tư tưởng Đại Hán rắp tâm bành trướng, xâm lược Việt Nam, chứ không nhằm vào đa số nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hoà bình và công lý.

 

1.     Chửi theo kiểu văn xuôi:

 

“Nó cắt mất một đoạn dây. Rêu rao bà chửi suốt ba ngày liền. Chỉ sang Tàu Khựa láng giềng. Réo từ nội ngoại tổ tiên mười đời. Tiên sư cái thằng Tàu Khựa cắt đoạn dây cáp nhà bà, dây cáp ở nhà bà là dây chuyền vàng, chuyền bạc, về nhà mày thành thòng lọng thắt ngang hầu. Bà … bà…bà… U cho con xin chén trà để con chửi tiếp. Vâng! Cảm ơn u, trà  của u ngon quá. Con xin phép chửi tiếp u nhá…

2.     Chửi theo kiểu toán học

  …Tiên sư cái thằng Tàu Ô,  bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá…bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc bà khai căn cả họ nhà mày… Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu…

 

Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần.  

Ái chà chà…mày tưởng à. Mày tưởng cắt được dây cáp nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à….. Bà là trị cho tuyệt đối hết cả họ 9 đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…

            Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng, sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm… ờ nhỉ, hôm nay thứ 7 hả u, thế thì bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp.

            Đang chửi mà nghỉ là nó nghĩ mình sợ nó hả U, thế thì con xin vô phép chửi tiếp...

            Cha tiên nhân chín đời mười họ cái thằng Tàu Phù nhá. À, mày chơi toán học với bà à…U cho con xin thêm chén nước ạ .. Bọn khốn ấy nó toàn là tiến sĩ toán lý, nó nghiên cứu mớn nước, độ sâu để cắt cáp của nước mình đấy u ạ. Vì thế  không chửi bằng toán học thì không xong với nó đâu…

            Vâng vâng, u rót cho con đầy đầy vào, nữa đi…để con mát mồm lấy hơi chửi tiếp, con sẽ chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho u xem…

            Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận lãnh hải nhà bà là bà không biết đấy phỏng ? Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục mét dây cáp nhà bà,…mày về mày uốn thành đường cong cho con vợ mày, à à, mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toác, cái dây cáp nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo, rồi đi lên đi xuống, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ….thôi con ạ ……..ái chà chà…mày tưởng mày dùng cả Topo học mày vẽ thòng lọng bằng cái dây cáp nhà bà mà được à.

            Chém cha cái thằng Tung Của cắt dây cáp nhà bà nhá! Chiều hôm qua, dây cáp nhà bà hãy còn, thế mà bây giờ bị nó cắt mất. Mày muốn sống mà ở với vợ với con mày, thì đền dây cáp cho bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại, lục đại nhà mày lên.

Ới cái thằng Tàu chết đâm, cái thằng Tàu chết xỉa kia! Mày mà không đền dây cáp cho bà,  thì một thằng cắt cáp chết một, hai thằng cắt cáp chết hai, ba thằng cắt cáp chết ba. Cứ như thế cho đến n thằng cắt thì n thằng chết. Chúng mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra …

            Tụi Tàu nghe con chửi long óc nhức tai bỏ chạy rồi hả u. Vậy thì con về nghỉ đã, ngày mai con lại chửi tiếp…”   (TG: Khuyết danh)

 

3.     Chửi theo kiểu văn vần

 

Tiên sư cái lũ Hán tham
Bay đừng có tưởng nước Nam sợ mày
Từ xưa dân của choa đây
Trẻ già trai gái dựng xây nước nhà.

Mỗi khi cần phải xông pha
Dân choa quyết chí không tha thằng nào.
Hoàng, Trường Sa của chúng tao
Quyết tâm bảo vệ chẳng nao núng lòng.

Dân choa gan dạ anh hùng
Năm châu bốn biển đã từng xuýt xoa.
Trí-mưu-đức-dũng những là
Luôn luôn ở thế bậc cha chúng mày.

Tiên sư cái lũ mặt dày
Quanh đi quẩn lại cắt dây nhà bà
Bay đừng cậy thế chua ngoa
To mồm lớn tiếng mà qua dở trò.

Tiền sư cái lũ Tàu ô
Tham lam vỗn dĩ là đồ bất lương
Xưa kia tràn xuống biên cương
Nướng bao nhiêu phận dân thường nơi đây.

Máu xương đổ xuống đất này
Ươm mầm dũng khí mỗi ngày thêm xanh
Nếu bay còn muốn tung hoành
Thì choa lại quyết đồng thanh diệt thù.

Tiên sư cái lũ Tàu phù
Lòng lang dạ sói bay ngu suốt đời
Đừng hòng đi cướp của người
Lấn giang sơn, lấn biển trời nước Nam .

Làng giềng chi với sài lang
Miệng thì hảo hảo, bụng đầy thép gang
Dân choa hiếu nghĩa đường hoàng
Bay là lũ chó cắn quàng cắn xiên.

Tổ cha cái lũ Tàu điên
Sao bay lại cứ làm phiền dân choa.
Hãy mau cút xéo về nhà
Để còn đẹp mặt mẹ cha chúng mày./.

(TG: Hà Bắc)

 

Lời hứa Tàu cộng chưa khô
Mà sao chúng vẫn giở trò cắt dây
Bọn ni đúng lũ mặt dày
Bộ ta quyết định trát đầy mặt mi

Vui Đùa làm cú song phi
Hà Bắc sẽ kéo đầu mi kẹp vào
Bên ngoài bỗng thấy lao xao
Thằng Mõ quyết chí xông vào quất ngay

Bác Mô đang thổi đèn cầy
Thôi bác í bận gọi ngay bác Trà
Già rồi nhưng máu xông pha
Đợi tao uống nốt ngụm trà ra ngay

Kìa ai vừa đến thế này
Gọi bác Cổng Chốt đón ngay tức thì
Hà Linh tua lại băng đi
” Cực lực phản đối ” nói gì nữa đây ?

À : Mi là lũ mặt dày
Tại sao mi lại cắt dây nhà bà
Quê bà biển rộng bao la
Cớ sao mi cứ nhận là của mi

Thôi mi mau lượn tức thì
Kẻo chị đây giận thì đi cả hàm
Đúng là một lũ hán tham
Ngàn đời ngửi ” rắm Việt Nam ” vẫn thèm .

(TG: Thangmo)

 

Chị em nào không bít ngâm thơ thì chuyển sang đọc vè nha:

 

Cái lũ Hán gian
Mặt mày ngơ ngác
Mồm thì quang quác
Tay cắt cáp bà

Bà giận bà la
Bà chưa thèm đánh
Tụi bay thối lắm
Làm bẩn tay bà

Bà muốn tránh xa
Mà mày cứ sấn
Biển thời muốn lấn
Đất cũng muốn dời

Ôi lũ đười ươi
Miệng cười tay giữ
Như loài cầm thú
Đúng lũ côn đồ .

Tay vẽ lưỡi bò
Tay thò cột mốc
Tay chia Bản Giốc
Tay cướp Nam Quan

Ơi lũ lăng loàn
Tụi bây đồ chó
Chớ mà nhăn nhó
Đừng có kêu la

Đất đây của bà
Biển thời cũng vậy
Tụi bây chớ cậy
To xác mà ngu .

Bà mà chổng khu
Thì bây mất ngáp
Chúng bay giẫm đạp
Nỏ thoát được mô

Mi chớ giở trò
Cả lò lũ hán
Bà muốn kết bạn
Nỏ muốn kết thù

Ơi lũ tàu ngu
Sao ngu lâu thế
Ngu bao thế hệ
Ngu mấy ngàn năm .

Bà bảo lũ hâm
Về nằm mà nghĩ
Có đi đánh đĩ
Thì bớt một phương

Bà còn đoái thương
Bà quên chuyện cũ
Bớ lũ tàu lú
Bớ lũ tàu tham

Ngày này sang năm
Sang trình bà biết
Không bà chửi tiếp
Sư bố nhà mi .

 

 

Và bây giờ thì mời các bô lão Dziên Hường nghe hai bản nhạc theo đường kink bên dưới:

 

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN:

http://youtu.be/DFzLwncDgFQ

TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG
:

http://youtu.be/DFzLwncDgFQ

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Entry cho những ngày hôm nay - Nhớ về những bài hịch, bài cáo chống Rợ phương Bắc

BÀI THƠ THẦN - LÝ THƯỜNG KIỆT

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO- NGUYỄN TRÃI

HCH TƯỚNG S - TRN HƯNG ĐO

 

NHỮNG LỜI VÀNG- QUANG TRUNG ĐẾ

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi

hữu chủ

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Entry For 9 June, 2011- Viết cho sương khói của Tôi...

            Tháng 6 chưa bao giờ khô ráo trong ký ức tôi. Cái ẩm ướt chất đầy những hạt mùa có tên là “NHỚ”. Tôi biết và như Bạn bè quanh tôi vẫn thường mắng mỏ: Quá khờ! Khi cột dính tâm tưởng mình vào một mong manh sương khói…đến nhường kia…

            Tháng 6 chưa bao giờ dễ chịu với tôi. Hoa Phượng rất đỏ trên những tàng cây tán lá rất xanh. Tôi giật mình hàng đêm sờ tay vào trái tim mỏng mảnh. Nơi đó những nhịp đập gấp lên như muốn tránh. Một khoảng tường rêu cũ ăn năn…

            Tháng 6 năm nào tôi cũng như bị bỏ rơi. Ngơ ngác ngồi nhớ về một gương mặt không già đi theo tuổi. Gương mặt Bạn tôi bao dung ấm áp. Để lại một nụ cười cho riêng tôi rồi lặng lẽ về Trời…

Chưa bao giờ và không bao giờ

(Thơ Nguyễn Phong Việt- Tuy Hòa)

Chưa bao giờ và không bao giờ ta biết

trí nhớ trong ta từ đó có một người!

một bàn tay mà nắm giữ cả cuộc đời

một tiếng cười mà âm vang trời rộng

một cái vén tóc mà điếng lòng bão nổi

chưa bao giờ và không bao giơ ta nghi ngờ điều

luôn tự hỏi

có thể gặp hay không một thiên thần?

Sớm hay muộn thì nắng cũng sẽ lên

nhưng mưa vẫn còn nhiều vô hạn

xoay chiếc dù hướng nào thì đời ta cũng đã

lỡ bị ướt

chưa bao giờ và không bao giờ ta tin được

những ngày nắng sẽ hong khô

Chưa bao giờ và không bao giờ ta ngừng

bơ vơ…

 P/s: Ảnh 1,2 - nguồn ảnh Google

Entry for Tết Đoan Ngọ- Ngày giết sâu bọ, nhìn-nghe-nghĩ về một lọai sâu bọ khác...

Chị luôn quan tâm đến tôi, từ khi biết tôi là một nhà giáo khá…kỳ cục. Nên mỗi khi thấy những điều …kỳ cục trong ngành giáo, là Chị lại liên tưởng đến…tôi. Thay vì “cười ba tiếng, khóc ba tiếng” rồi…đi chơi với con, Chị lụm lặt tất cả những điều đó gởi cho tôi… tôi ơn Chị biết bao nhiêu, vì bằng cách nhẹ nhàng văn hóa như thế, Chị góp phần gìn giữ không để đời có thêm một nhà giáo… hư…Hôm nay Tết nửa năm…Chị gọi, không chúc Tết, không tình cảm, nhẹ nhàng bảo tôi đọc mail này… và sau khi đọc xong, tôi phải mạn phép Tác giả ( Con sẽ có lời thưa cùng Thầy nơi cuối bài) và mạn phép Chị được đăng lại ( mà không biết nguồn từ đâu…)

Bảy mươi ngàn tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa?

Bảy mươi ngàn tỷ đồng là nhiều hay ít? Cố nhiên ai cũng cho là nhiều, quá nhiều, ngoại trừ có một vài người cho là ít, thậm chí rất ít. Một vài phép tính số học đơn giản cho chúng ta thấy có thể làm được việc gì với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng?

Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015” với kinh phí ước tính 70 ngàn tỷ đồng. Ảnh minh họa Đơn cử một vài việc (làm riêng mỗi việc chứ không làm tất cả cùng một lúc):

+Đủ kinh phí để tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp như vừa qua trong vòng 500 năm tới (5 năm tổ chức 1 lần, 1 lần hết 700 tỉ).

          +Đủ để mua ô tô loại khá (1 tỉ đồng một chiếc) và phát không cho các vị vừa trúng cử, từ HĐND cấp huyện và thị xã cho đến Đại biểu Quốc hội, mỗi vị một chiếc. Còn cấp xã, cấp phường thì 6 người một chiếc (phải bình bầu hoặc bốc thăm).

          +Đủ để xây 140.000 căn hộ cho người thu nhập thấp.

          +Đủ để xây 2.000 ngôi trường mới khang trang hiện đại. Mỗi ngôi trường 35 tỉ là quá tuỵêt vời, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nếu chia đều cho các tỉnh thì mỗi tỉnh sẽ có hơn 30 trường mới như vậy.

          +Đủ để mua SGK và phát không cho tất cả học sinh phổ thông trong vòng 35 năm tới .

          +Đủ để tăng lương cho giáo viên (mỗi người thêm 1 triệu đồng một tháng) trong vòng 6 hay 7 năm tới.

Đọc đến đây, chắc có nhiều độc giả sẽ cáu: “Sốt cả ruột! Gì mà cứ lải nhải “đủ để" mãi như thế! Mà lấy đâu ra bảy mươi ngàn tỉ ấy mới được chứ”.

          Vâng, xin bạn cứ bình tĩnh đọc tiếp.

          Số là kẻ viết bài này vừa được mời dự một cuộc họp để góp ý cho đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015”. Mục tiêu của đề án: Hoàn thành xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa mới cho bậc trung học phổ thông để bắt đầu thực hiện từ năm 2017. Kinh phí thực hiện: ước tính bảy mươi ngàn tỉ đồng!

          Kẻ viết bài này được dự họp từ 8h30’ đến 11h30’ (ngày 1/6 vừa qua), được phát biểu ý kiến 7 phút và được nhận phong bì trong đó có 450.000 đ.

          Thưa các bạn!

          Thế là trong danh mục các việc có thể làm với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng mà tôi liệt kê trên đây có thêm một việc :

          +Đủ để làm một chương trình và biên soạn SGK mới hơn và tốt hơn so với hiện nay.

          +Mới hơn thì chắc chắn rồi. Chả lẽ với ngần ấy tiền mà cuối cùng chẳng có gì mới? Tuy nhiên tốt hơn thì còn phải kiểm chứng trong quá trình thực hiện. Nhiều khi cái mới lại không tốt và cái tốt thì không mới!

          +Nếu các bạn là người có quyền quyết định thì các bạn sẽ chọn việc làm nào để tiêu cho hết số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng ấy? Xin nhớ là chỉ những việc làm cho ngành Giáo dục thôi đấy, vì số tiền ấy lấy trong nguồn kinh phí dành cho Giáo dục.

          Còn nếu tôi có quyền thì tôi sẽ dùng số tiền ấy vào ba việc: một là xây 1.000 ngôi trường mới (mỗi cái 30 tỉ thôi), hai là phát không SGK cho mọi học sinh trong 5 năm tới, ba là tăng lương cho thầy cô giáo (mỗi người một năm thêm 10 triệu) trong 4 năm tới!!! Thế là vừa hết nhẵn 70000000000000 đồng nhé! (Các bạn chú ý: sau con số 7 là 13 con số 0).           

Văn Như Cương

Lời thưa lại của kẻ hậu sinh cùng Giáo sư Văn Như Cương:

 

Kính thưa Thầy! Một đứa học hành làng nhàng với cái bằng cử nhân chuyên tu như con, chắc còn lâu lắm hoặc sẽ chẳng bao giờ có cơ hội trở thành học trò chính thức của Thầy. Bẩm Thầy, xưng con, bởi con cho rằng, dù mình không chính thức bước vào lớp học của Thầy, chưa được vinh dự ngồi nghe Thầy giảng buổi học nào, nhưng bằng vào mớ tri thức con học được nơi Thầy qua các bài viết đăng rải rác trên các báo, bằng vào việc tự “chỉnh sửa” nhân cách, nhân dáng con người mình mỗi khi đọc một bài về giáo dục “đau hơn xát muối vết thương” của Thầy, con vẫn có thể tự hào nói : tôi là học trò của Giáo sư Văn Như Cương. Và hôm nay, con mạn phép Thầy đăng lại bài viết này lên blog của con. Đăng lại vào một ngày đặc biệt: Ngày Tết giết sâu bọ. Con không thấy bóng dáng con sâu thiên nhiên nào trong bài viết của Thầy, mà con thấy đông đúc và ngày càng đông đúc hơn những bầy sâu bọ dạng khác. Chúng không có chút tri thức nào về giáo dục, càng không có chút tấm lòng nào với ngành quốc sách đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vụn bở của nước ta. Nơi chúng chỉ là mớ bạc ngồn ngộn mà chúng nhắm tới rút tỉa cho đời nay, cho đời mai, cho muôn đời sau… mà quên mất “tiền không mua được nhân cách của dân tộc”. Thầy có hỏi chúng con- có lẽ Thầy muốn dành câu hỏi này cho những người nhìn đồng tiền rất quan trọng, nhưng không vì tiền mà làm ra nhiều việc …mất tự trọng- rằng: chúng con làm gì khi có 70 nghìn tỉ đồng? Xin thưa, chúng con hòan tòan muốn bỏ phiếu bầu cho những “dự án” mà Thầy vạch ra. Bởi, nó sẽ đem lại không chỉ một cái nền bê tông đủ chắc lúc này cho những sạt lở trong giáo dục, mà nó còn ươm những ước mơ “đê chắn sóng” cho giáo dục tương lai. Được học trong những môi trường trường học tử tế, bất kể vùng miền; được học những thầy cô được đào tạo tử tế, thảnh thơi cơm áo, chỉ chuyên tâm lo vào con chữ cho trò, thay vì cứ nhoai người chạy show trung tâm, trẻ em Việt Nam tất sẽ thành công. Thành công nhất, có lẽ, chúng ta sẽ có những thế hệ trẻ em biết nói tiếng nói quật cường, đanh thép trước mọi chèn ép “nước lạ”. Quật cường, đanh thép vì các em biết mình mạnh ( người ta nói “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”) trẻ em VN con tin sẽ biết mình mạnh vì một điều khác hơn đó là nhân cách dân tộc bao đời truyền thụ được. Chúng ta sẽ có những thế hệ trẻ em biết đi buôn lậu trong tư cách ngọai giao là nhục, biết vào siêu thị cầm nhầm đồ khi đang giữ công vụ là sai lầm, biết nhũn nhặn với kẻ thù là lâu dần sẽ trở nên nhũn nhão… chúng con tin, 70 nghìn tỉ được dùng như Thầy dạy, sẽ mang lợi về rất lớn… và con cũng tin, Thầy cũng như chúng con, đều biết ta đang mơ…

            Nhưng có một điều "không mơ" Thầy dạy cho chúng con thông qua bài viết, đó là, phải làm sao cho cái giấc mơ nhám nhúa 70 nghìn tỉ kia của bè lũ sâu mọt, phải được giết chết từ trong trứng nước… giết như sáng nay Mẹ con bắt anh chị em con vén áo để Mẹ vẽ lên một vòng vôi đỏ…với niềm tin: vôi vữa nhân gian đủ sức giệt trừ lũ sâu từ trong…trứng…

Một lần nữa, con xin được cảm ơn bài viết này của Thầy. Kính chúc Thầy trường thọ!