Chị luôn quan tâm đến tôi, từ khi biết tôi là một nhà giáo khá…kỳ cục. Nên mỗi khi thấy những điều …kỳ cục trong ngành giáo, là Chị lại liên tưởng đến…tôi. Thay vì “cười ba tiếng, khóc ba tiếng” rồi…đi chơi với con, Chị lụm lặt tất cả những điều đó gởi cho tôi… tôi ơn Chị biết bao nhiêu, vì bằng cách nhẹ nhàng văn hóa như thế, Chị góp phần gìn giữ không để đời có thêm một nhà giáo… hư…Hôm nay Tết nửa năm…Chị gọi, không chúc Tết, không tình cảm, nhẹ nhàng bảo tôi đọc mail này… và sau khi đọc xong, tôi phải mạn phép Tác giả ( Con sẽ có lời thưa cùng Thầy nơi cuối bài) và mạn phép Chị được đăng lại ( mà không biết nguồn từ đâu…)
Bảy mươi ngàn tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa?
Bảy mươi ngàn tỷ đồng là nhiều hay ít? Cố nhiên ai cũng cho là nhiều, quá nhiều, ngoại trừ có một vài người cho là ít, thậm chí rất ít. Một vài phép tính số học đơn giản cho chúng ta thấy có thể làm được việc gì với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng?
Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015” với kinh phí ước tính 70 ngàn tỷ đồng. Ảnh minh họa Đơn cử một vài việc (làm riêng mỗi việc chứ không làm tất cả cùng một lúc):
+Đủ kinh phí để tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp như vừa qua trong vòng 500 năm tới (5 năm tổ chức 1 lần, 1 lần hết 700 tỉ).
+Đủ để mua ô tô loại khá (1 tỉ đồng một chiếc) và phát không cho các vị vừa trúng cử, từ HĐND cấp huyện và thị xã cho đến Đại biểu Quốc hội, mỗi vị một chiếc. Còn cấp xã, cấp phường thì 6 người một chiếc (phải bình bầu hoặc bốc thăm).
+Đủ để xây 140.000 căn hộ cho người thu nhập thấp.
+Đủ để xây 2.000 ngôi trường mới khang trang hiện đại. Mỗi ngôi trường 35 tỉ là quá tuỵêt vời, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nếu chia đều cho các tỉnh thì mỗi tỉnh sẽ có hơn 30 trường mới như vậy.
+Đủ để mua SGK và phát không cho tất cả học sinh phổ thông trong vòng 35 năm tới .
+Đủ để tăng lương cho giáo viên (mỗi người thêm 1 triệu đồng một tháng) trong vòng 6 hay 7 năm tới.
Đọc đến đây, chắc có nhiều độc giả sẽ cáu: “Sốt cả ruột! Gì mà cứ lải nhải “đủ để" mãi như thế! Mà lấy đâu ra bảy mươi ngàn tỉ ấy mới được chứ”.
Vâng, xin bạn cứ bình tĩnh đọc tiếp.
Số là kẻ viết bài này vừa được mời dự một cuộc họp để góp ý cho đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015”. Mục tiêu của đề án: Hoàn thành xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa mới cho bậc trung học phổ thông để bắt đầu thực hiện từ năm 2017. Kinh phí thực hiện: ước tính bảy mươi ngàn tỉ đồng!
Kẻ viết bài này được dự họp từ 8h30’ đến 11h30’ (ngày 1/6 vừa qua), được phát biểu ý kiến 7 phút và được nhận phong bì trong đó có 450.000 đ.
Thưa các bạn!
Thế là trong danh mục các việc có thể làm với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng mà tôi liệt kê trên đây có thêm một việc :
+Đủ để làm một chương trình và biên soạn SGK mới hơn và tốt hơn so với hiện nay.
+Mới hơn thì chắc chắn rồi. Chả lẽ với ngần ấy tiền mà cuối cùng chẳng có gì mới? Tuy nhiên tốt hơn thì còn phải kiểm chứng trong quá trình thực hiện. Nhiều khi cái mới lại không tốt và cái tốt thì không mới!
+Nếu các bạn là người có quyền quyết định thì các bạn sẽ chọn việc làm nào để tiêu cho hết số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng ấy? Xin nhớ là chỉ những việc làm cho ngành Giáo dục thôi đấy, vì số tiền ấy lấy trong nguồn kinh phí dành cho Giáo dục.
Còn nếu tôi có quyền thì tôi sẽ dùng số tiền ấy vào ba việc: một là xây 1.000 ngôi trường mới (mỗi cái 30 tỉ thôi), hai là phát không SGK cho mọi học sinh trong 5 năm tới, ba là tăng lương cho thầy cô giáo (mỗi người một năm thêm 10 triệu) trong 4 năm tới!!! Thế là vừa hết nhẵn 70000000000000 đồng nhé! (Các bạn chú ý: sau con số 7 là 13 con số 0).
Văn Như Cương
Lời thưa lại của kẻ hậu sinh cùng Giáo sư Văn Như Cương:
Kính thưa Thầy! Một đứa học hành làng nhàng với cái bằng cử nhân chuyên tu như con, chắc còn lâu lắm hoặc sẽ chẳng bao giờ có cơ hội trở thành học trò chính thức của Thầy. Bẩm Thầy, xưng con, bởi con cho rằng, dù mình không chính thức bước vào lớp học của Thầy, chưa được vinh dự ngồi nghe Thầy giảng buổi học nào, nhưng bằng vào mớ tri thức con học được nơi Thầy qua các bài viết đăng rải rác trên các báo, bằng vào việc tự “chỉnh sửa” nhân cách, nhân dáng con người mình mỗi khi đọc một bài về giáo dục “đau hơn xát muối vết thương” của Thầy, con vẫn có thể tự hào nói : tôi là học trò của Giáo sư Văn Như Cương. Và hôm nay, con mạn phép Thầy đăng lại bài viết này lên blog của con. Đăng lại vào một ngày đặc biệt: Ngày Tết giết sâu bọ. Con không thấy bóng dáng con sâu thiên nhiên nào trong bài viết của Thầy, mà con thấy đông đúc và ngày càng đông đúc hơn những bầy sâu bọ dạng khác. Chúng không có chút tri thức nào về giáo dục, càng không có chút tấm lòng nào với ngành quốc sách đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vụn bở của nước ta. Nơi chúng chỉ là mớ bạc ngồn ngộn mà chúng nhắm tới rút tỉa cho đời nay, cho đời mai, cho muôn đời sau… mà quên mất “tiền không mua được nhân cách của dân tộc”. Thầy có hỏi chúng con- có lẽ Thầy muốn dành câu hỏi này cho những người nhìn đồng tiền rất quan trọng, nhưng không vì tiền mà làm ra nhiều việc …mất tự trọng- rằng: chúng con làm gì khi có 70 nghìn tỉ đồng? Xin thưa, chúng con hòan tòan muốn bỏ phiếu bầu cho những “dự án” mà Thầy vạch ra. Bởi, nó sẽ đem lại không chỉ một cái nền bê tông đủ chắc lúc này cho những sạt lở trong giáo dục, mà nó còn ươm những ước mơ “đê chắn sóng” cho giáo dục tương lai. Được học trong những môi trường trường học tử tế, bất kể vùng miền; được học những thầy cô được đào tạo tử tế, thảnh thơi cơm áo, chỉ chuyên tâm lo vào con chữ cho trò, thay vì cứ nhoai người chạy show trung tâm, trẻ em Việt Nam tất sẽ thành công. Thành công nhất, có lẽ, chúng ta sẽ có những thế hệ trẻ em biết nói tiếng nói quật cường, đanh thép trước mọi chèn ép “nước lạ”. Quật cường, đanh thép vì các em biết mình mạnh ( người ta nói “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”) trẻ em VN con tin sẽ biết mình mạnh vì một điều khác hơn đó là nhân cách dân tộc bao đời truyền thụ được. Chúng ta sẽ có những thế hệ trẻ em biết đi buôn lậu trong tư cách ngọai giao là nhục, biết vào siêu thị cầm nhầm đồ khi đang giữ công vụ là sai lầm, biết nhũn nhặn với kẻ thù là lâu dần sẽ trở nên nhũn nhão… chúng con tin, 70 nghìn tỉ được dùng như Thầy dạy, sẽ mang lợi về rất lớn… và con cũng tin, Thầy cũng như chúng con, đều biết ta đang mơ…
Nhưng có một điều "không mơ" Thầy dạy cho chúng con thông qua bài viết, đó là, phải làm sao cho cái giấc mơ nhám nhúa 70 nghìn tỉ kia của bè lũ sâu mọt, phải được giết chết từ trong trứng nước… giết như sáng nay Mẹ con bắt anh chị em con vén áo để Mẹ vẽ lên một vòng vôi đỏ…với niềm tin: vôi vữa nhân gian đủ sức giệt trừ lũ sâu từ trong…trứng…
Một lần nữa, con xin được cảm ơn bài viết này của Thầy. Kính chúc Thầy trường thọ!
Chị đang nhức cái lưng ...Đọc e ko kỹ nên cứ đặt cục gạch ở đây . Mơi đọc sẽ com sau M ơi ..Chị ngủ !!!
Trả lờiXóaCám ơn MM ... chị ko viết gì thêm nữa vì MM nói quá đủ , chị xin bài này về để trong cái tủ Gió và Bạn , M nghen
Trả lờiXóaThay mặt em gái, tui ..."Ờ" đó, sui kưng đem dzìa đi :))
Trả lờiXóa70 ngàn tỉ sẽ không lớn nếu là để cải cách nền giáo dục hiện tại. Nhưng là quá lớn nếu chỉ chi cho việc Biên Soạn Sách Giáo Khoa . Ta nên nhớ và đừng nhầm lẫn giữa việc cải cách giáo dục và biên soạn sách giáo khoa nhé.
Trả lờiXóaGiáo dục là cái nền cho phát triển, phát triển nhân cách, tri thức và phát triển xã hội. Ai làm trong nền giáo dục hiện tại đều biết,nền giáo dục hiện tại đang đi xuống. Đạo đức xuống cấp trầm trọng. Tri thức học được trong trường lại không ứng dụng được vào thực tiển, ta tham lam, ta học quá nhiều nhưng cuối cùng ta chẳng có gì trong mớ kiến thức thập cẩm đó.
Vì thế phát triển giáo dục bao nhiêu tiền cũng không nhiều, ta đang xây dựng thế hệ trẻ mới mà. Nhưng làm thế nào? Có hiệu quả hay không là vấn đề. Miếng bánh 70 ngàn tỉ quá lớn, nếu để xâu xé mỗi người một miếng thì .... giáo dục cũng chẳng thay đổi gì. Vẫn như thế và tốn tiền vô ít.
Em vẫn tin người có tâm còn nhiều .... nhưng những kẻ tham lam trong xã hội ngày nay càng nhiều gấp bội. Đề án này sẽ được làm bằng tâm hay vì miếng bánh béo bở? Và cuối cùng ta vẫn trăn trở cho nền giáo dục nước nhà.
Em xin lỗi nếu còm này của em có gì không đúng nha Mập. HIhi cũng bởi tại hơi bức xúc về nền giáo dục nước nhà.
Trước hết, cảm ơn Sen cưng đã còm một cái còm quá đã, nó dài thoòng theo đúng xì tai Mập M ( đúng là chơi với Mập riết là bị lây, hehe). Quá đã còn vì quá đúng, không có gì phải xin lỗi, xin lỗi là khách sáo dí MẬp, nhớ nghen...
Trả lờiXóaThứ hai, Mập không hề nhìn thấy, cũng như Thầy Văn Như Cương, bóng dáng nào gọi là cái Tâm trong chuyện Tầm...bậy này, mà chỉ thấy tương lai bấu xấu của những người đề ra dự ớn thôi, thế nên...
Thứ ba, đồng ý với em 70 nghìn tỉ không nhiều nếu nó dùng để làm cái máy lọc sạch ngành giáo dục, cho một cải tổ lành mạnh, minh bạch...
Cảm ơn một lần nữa, vết thương của em sao roài?
Em có đọc én này bên nhà chị Gió! Thích lối ví von của chị về loài sâu bọ ấy! :)
Trả lờiXóaXin lỗi chị, mấy hôm nay quá mải mê lang thang với việc "tụ tập tự phát" với bạn lạ nên không ghé thăm chị, nên hôm nay mới đọc được entry này của chị, nói chuyện 70 ngàn tỷ sắp tới, những bầy sâu lúc nhúc chợt tôi nhớ tới những cải cách đã qua của ngành giáo dục như chữ con giun, phân ban, xóa ban, cải cách sách giáo khoa....không biết những chương trình đó đã tiêu tốn bao nhiêu ngàn tỷ, và những con sâu ngày đó chắc đã trở thành rắn rết hết rồi, hậu quả không chỉ là việc mất bao nhiêu ngàn tỷ, vì mất tiền chúng ta còn có thể làm ra được, mà cái đau lòng hơn là đã nhiều nhiều thế hệ, và cả xã hội hôm nay đã nhận hậu quả của các chương trình giáo dục đó. Thưa chị mỗi lần nghe tới các dự án của ngành giáo dục tự nhiên tôi cảm thấy thất vọng, lo lắng. Tôi không tin rằng Thầy, chị, tôi và rất nhiều nhiều người có lòng khác có thể ngăn được, "giết từ trong trứng nước" lũ sâu mọt và giấc mơ nhám nhúa này, đơn giản chỉ vì đâu có con sâu nào đâu chị, chỉ có những con người cụ thể và dự án 70 ngàn tỷ đồng thôi chị.
Trả lờiXóahihi, cảm ơn cưng xinh...
Trả lờiXóaTôi đọc comment dài này của Anh, thấy lòng ấm áp. Nhân dân và xã hội thực ra đâu "vô cảm" hết. Không phải chỉ đơn thuần đau xót về chuyện tiền bạc- một núi tiền ( của đau con xót), mà còn vì, tại sao một cái đề án nhám nhúa như thế lại có thể toan tính qua mặt được lưới nhân gian? Trong khi, nhân dân muốn tràn xuống minh chứng lòng yêu nước và thể hiện sự quật cường của dân tộc, thì hết tầng nấc này đến tầng nấc nọ tìm cách lèo lái, che mờ nó đi...
Trả lờiXóaNhân cách ngày nay... thật lại muốn buông một tiếng thở dài rất dài Anh ạ...
Cảm ơn Anh!