Thư gởi đồng nghiệp “cấp trên” nhân “Tháng Vía”
Chúng ta cùng chia vị đắng này…
Sau phiên họp hội đồng sư phạm chiều qua, những họat động rộn rã cho một tháng mà chúng tôi hay nói đùa cùng nhau là “Tháng vía” hay “Tháng êm dịu” bắt đầu. Nhưng trong không khí rộn rã ấy, một liên tưởng của tôi đã làm hội đồng lặng đi khi nói: Một trong những họat động mà qúy Thầy cô cần làm “ rộn rã” nhưng phải hết sức “thầm lặng”, đó là “dạy thêm”…
Sáng nay, mở tờ báo Tuổi Trẻ Chủ nhật ra xem, tôi vui mừng “gặp” Sếp của mình hiện diện trên tờ báo với những phân tích về việc “dạy thêm, học thêm” hết sức lý thú và khoa học. Ông nói: Việc dạy thêm – học thêm vừa có tính tích cực, vừa mang mầm mống tiêu cực. Khoa học, vì Ông đang nói về “tính hai mặt” của một vấn đề. Lý thú, vì phát biểu của Ông mang cả tính nghệ thuật “không đúng mà cũng chẳng sai”, cái tính nghệ thuật đã ăn sâu vào máu của một xã hội mà cái gì bây giờ “là đúng” thì đều phải bắt đầu bằng hai chữ “nói không”.
Tôi không rõ, khi ban hành thông tư 17 để nhằm chấn chỉnh lại một vấn đề nóng của giáo dục Việt Nam đó là “nạn” dạy thêm – học thêm tràn lan, các bộ óc tham mưu siêu việt của Bộ giáo dục có tính đến “một bộ phận không nhỏ” số giáo viên không thể dạy thêm để mà “tràn lan” và có tính luôn đến một “bộ phận không nhỏ” khác ở số giáo viên các ngành có thể “sinh ra nạn” tràn lan, nhưng vì ở mãi trong những xứ khỉ ho cò gáy, nên không có điều kiện “phát tác” chăng? Bởi vì, thông tư cho giáo dục là để anh điều chỉnh hành vi văn hóa của một tập thể người có cùng mục đích, hành vi như nhau. Đã là thông tư “kiểm tra” thì trong đó, nên có những chương mục, hướng dẫn luôn việc làm thế nào để cho cái số không dạy thêm- học thêm” tràn lan kia có thể sống được bằng đồng lương? Và trong thông tư cũng nên có phần quy định sẽ kiểm tra luôn, vì sao ai cũng kêu là ngành giáo dục lương không đủ sống, nhưng cán bộ -công chức của ngành này lại đông nhất trong xã hội? Số sinh viên ra trường của ngành bây giờ đã…thừa so với nhu cầu tuyển dụng đến mức báo động? Phải chăng vì mảnh đất giáo dục cho đến ngày giờ này vẫn là một “địa bàn màu mỡ” cho cái gọi là “những dự án bạc tỷ”? Và trong thông tư, cũng nên nêu rõ hình thức kiểm tra để nhà nhà cùng tỏ, mọi người cùng thông, để tránh việc nhằm “hưởng ứng” thông tư nói trên, một số địa phương đã “Mác hơn cả Mác” khi tiến hành những họat động kiểm tra của mình bằng những cách mà tôi cho rằng, tác động “phản giáo dục”của nó cũng sẽ tiếp tay tạo nên những dấu ấn khá là bi đát cho nền văn hóa chung của xã hội không khác nào những hiện tượng bẻ cây, chặt cành trong lễ hội Hoa Anh Đào; hiện tượng cướp hoa trong các lễ hội đường phố; hiện tượng đứng lên mai rùa và gần đây nhất là hiện tượng “cướp ấn” và đạp sập cổng trường trong ngày xin học cho con…
Trong đầu óc non trẻ của những đứa con nít được cha mẹ gởi gắm đến trường học, đến thầy cô nhằm mục đích giúp các cháu hòan thiện nhân cách, chứng kiến những cảnh trạng đó, chắc sẽ có một dấu ấn khá đậm hình dấu hỏi cho việc: Vì sao Thầy Cô của chúng tiến hành việc dạy học ( cho dù là dạy học có thu tiền) lại “bị bắt tại trận” và “được đối xử” như những kẻ gian thương lưu manh? Và vì sao, việc kiểm tra ngặt nghèo tiến hành rầm rộ như thế cho giáo dục, cái máy cái “quyết định” sự phát triển văn minh của một đất nước, mà ngòai kia xã hội vẫn phải lên tiếng về nạn tham nhũng cũng như các vấn nạn khác rầm rộ không kém nhưng vẫn...thầm lặng sinh sôi?
Chúng ta nhất định phải lọai trừ các kiểu Thầy Cô giáo mà mới tháng 9 đã cho học sinh giải những bài tập ở …học kỳ 2, để mở một “con đường mới” cho học sinh rẽ ngang từ cổng trường đến nhà thầy cô để “đi tắt, đón đầu” . Hoặc những thầy cô giáo giải một bài tóan tiểu học với đề tài cho 2,8 mét vải, may 2 bộ quần áo ngắn cho một em bé theo tỷ lệ phân số Thầy cho, hỏi còn dư bao nhiêu vải? Mà những em giải ra đáp số còn dư 1,1m buộc phải bôi đi, sửa thành …11 mét, vì những bạn ra đáp số 11 mét đã được Thầy Cô cho…10 điểm. Chúng ta phải nhất định lọai trừ những thầy cô giảng bài trên lớp với cái hơi của một ông bà già 80 tuổi, nhưng lại mở đến 5 “cua” môt ngày ở nhà mà chưa từng có...dấu hiệu mệt mỏi. Chúng ta càng nhất định phải lọai trừ những “cấp trên nhà giáo” mà bao giờ cũng khuyến khích lối tư duy “ trọng số hơn trọng chất”, những cấp trên mà trong lúc nhà giáo lương “thoi thóp” thì lại sẵn sàng đổ ra hơn 70 ngàn tỷ đồng chỉ để ...đổi bộ sách giáo khoa vốn chỉ là “tài liệu tham khảo” hoặc hơn thế nữa tận dụng những khỏan ngân sách với “dãy chín số nhảy nhót” để xây các “văn miếu mới” nhằm ghi tạc tên những tiến sĩ mà công trình khoa học thì không ai biết là đâu, những đóng góp cho ngành giáo dục thì “đốt đuốc giữa ban ngày”…Chúng ta nhất định thế, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ “ập” vào các nơi Thầy Cô giáo đang “bán cháo phổi” để hành xử với họ như những kẻ… xâm phạm an ninh quốc gia…
“Bài giảng giáo dục” năm nào ở các Trường vào tháng 11 hình như cũng nhẹ đi vì các thông tin tiêu cực về ngành, vì những hình ảnh “méo mó” về Thầy “bỗng dưng nở rộ”. Là một nhà giáo, bao nhiêu cay đắng chắc có lẽ cũng đã nếm trải đủ cho 29 năm học trong ngành, nhưng tôi e bằng vào bức thư này, vị đắng mà tôi có hân hạnh cùng chia sẻ với các đồng nghiệp của mình trong hơn 29 niên học qua sẽ không giảm đi. Càng không giảm đi, khi bức thư này tôi chỉ muốn …trèo đèo gởi cho …cấp trên của mình…những tác giả của thông tư 17, mà tôi – bằng trí lự thấp kém của mình tuyệt không thể hiểu cái …đích đến của nó. Lâm Minh Trang ( Gò Vấp)
Nếu ông Nam Cao sống lại, chắc chắn ông sẻ xé bỏ "sống mòn", khai tử "giáo Thứ" khi ông biết về những nhà giáo hiện nay, biết đâu khi đó lại có một truyện lớn đầy tào lao về "giáo......"
Trả lờiXóaMM à,, sau 15 năm, anh và chị Y., hai giáo viên từng gắn bó với bao mái trường rồi cũng đành bỏ nghề vì không đủ sống và nuôi con ăn học. Nghĩ mà buồn...
Trả lờiXóaChị không cho là Dạy thêm là hiện tượng bình thường và đáng khuyến khích nhưng muốn chấm dứt trường hợp này thì những cái đầu của mấy ngài quản lý ngành phải bớt "đần độn" đi một tẹo . Muốn chữa bệnh thì cần biết nguyên nhân gây bệnh ..và phải biết bốc thuốc . Khi chưa đủ tâm để nhìn ra căn nguyên sinh bệnh và không đủ tài để bốc thuốc thì ít ra phải biết cách làm người bệnh an tâm ...
Trả lờiXóaTháng 11 năm nay xem ra xôn xao sớm quá hén M ?
Nam Cao sống lại thì tôi biết Ông sẽ không viết Giáo Thứ nữa Anh ạ. Ông sẽ viết môt bộ tiểu thuếyt kinh điển cho cái gọi là " Họat động dạy thêm" được "chuyển hướng họat động trong bí mật".
Trả lờiXóaMột Giáo sư nổi tiếng đánh giá giáo dục của ta đã ...chệch hướng. Thì hệ quả tất yếu của nó là nhà giáo phải "tự thân chuyển hướng" thôi...
Cả hai anh chị mà còn gắn bó với NGhề, thì chắc sẽ không "nghĩ mà buồn" mà là "sống rất buồn" đó...
Trả lờiXóaMừng Anh Chị, còn may...
Cả hai anh chị mà còn gắn bó với NGhề, thì chắc sẽ không "nghĩ mà buồn" mà là "sống rất buồn" đó...
Trả lờiXóaMừng Anh Chị, còn may...
Em thì cho rằng họat động dạy thêm là một họat động lương thiện nhất, đàng hòang nhất, phù hợp nhất của nhà giáo bao đời nay muốn cải thiện một chút chất lượng sống cho gia đình, Gió à. Vấn đề là dạy ra sao và thể hiện tư cách nhà giáo ở đâu trong những chuyện làm thêm đó? Và càng không thể là cái đích nhắm cho những Anh đầu tôm cấp trên của mình theo cái kiểu thông tư 17...
Trả lờiXóaBa tôi là nhà giáo,nên lúc nào tôi cũmg cho rằng đây là một việc làm lương thiện và cao quý,có tội là do con người vì vậy xử tội là xử con người chứ không phải xử công việc.
Trả lờiXóaTôi nhớ lại những năm đầu giải phóng ba tôi cũng phải dạy chui, dạy lén mặc dù ông cụ dạy đại học nên chẳng có liên quan gì đến học sinh phổ thông cả, thế nhưng chính công việc đó đã nuôi anh em chúng tôi nên người. Vậy là sau gần 40 năm các anh lãnh đạo của ta vẫn là người muôn năm cũ
Anh thấm lắm. Lẽ ra... Nhưng thôi vẫn giữ hồn mình hồn nhiên nhé M.M.
Trả lờiXóaĐọc tin gì cũng muốn mếu luôn .Sao mà buồn quá đi chị ơi !
Trả lờiXóaHổng lẽ bạn bè đang ưu tư vậy mà tui nói tui mừng vì "mất dạy" lâu rồi, chứ còn đi dạy chắc tổn thọ trước vài năm vì tức cái chuyện này.
Trả lờiXóaHihi, em 50 tuổi rồi mà Đại ca biểu em hồn nhiên thì chắc là... như điên roài!
Trả lờiXóaNgười muôn năm cũ đâu có "Ập" vào kiểu đó hả Anh?
Trả lờiXóaLem cứ từ từ, còn cả tháng 11 trước mắt... hehe!
Trả lờiXóaHehe, ai mừng được cứ mừng Chị ạ, mừng vì sống thêm vài năm "nhìn ra nội cỏ rầu rầu..."
Trả lờiXóaNghiệp dĩ, với mình, " thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi !"
Trả lờiXóaMình ngưỡng phục Bạn Hiền biết bao !
hahaha
Trả lờiXóaBạn hiền vẫn cứ hồn nhiên theo kiểu của Bạn hiền đi !
Hồn nhiên tuổi Fifft.... een chứ không phải Fifty ! :)
Hic, mình đâu biết làm cái gì khác, nên cứ phải đeo bám, nhiều khi "già hàm" cho nó đỡ ngượng Bạn hiền ui!
Trả lờiXóaÔm cái coai!
Cũng là một xì-tai hơi lạ ở tuổi mình hén...
Trả lờiXóaMẹ mình thì rầu lắm... cũng may mấy hôm nhà có đám, mình buồn thương Bố wá nên hem ba lơn, chứ hông là chít ví Mẹ mình liền ( Bà cứ: Nhà bao nhiêu là khách...! hic!)
Doc xong Nua buon buon.
Trả lờiXóaHic, vay la Nua phai goi Chin la chi Chin roai, hom ray Nua hong biet nen that le, sorry nha chi Chin.
Trả lờiXóaHaha, thôi mà.. cứ Chín Chín - Nửa Nửa đi cho nó...dzui, nghe chữ Chị thim dô, thấy oải chè đậu nước dừa đường cát w ớ Nửa ui!
Trả lờiXóaLà Chín cho phép Nữa đó nghen, nhưng sao vẫn thấy nó hỗn á Chín.
Trả lờiXóaHehe, có một Bạn trên mul gọi Chín là Nữ lão ngoan đồng - níu Chín có coai phin Kiếm hiệp Thần Điêu Đại hiệp là nhớ ra Lão ngoan đồng Châu Bá Thông liền... với thế giới ngoan đồng, tủi tác mà là cái đinh gì chớ, ăn thua là bạn bè dzui dẻ hen!
Trả lờiXóaHe he... bài này đăng trên TTCT 11-11-1012, ý thì y vậy, câu chữ hàn lâm hơn, rất phù hợp với "dáng em trên tivi" nhé.
Trả lờiXóaChúc mừng Mập cưng vẫn còn lửa...
Nhiều khi em phái thấy các Chị gọi em là Don Quixote ... hehe!
Trả lờiXóaDạ hiểu goài, tuổi tác hổng là cái dùi cui gì luôn.... hihihi
Trả lờiXóa:)))
Trả lờiXóaHỉu nhau ghia lun!