Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Entry sau khai giảng- Khi tôi không nhìn thấy mặt hoa...

 

Sáng nay, tôi đọc báo TT, mà tức anh ách với nhiều bài về Giáo Dục... Thế là, nhân ra chơi, ngồi viết một mạch hai bài. Một là cãi Bộ hai là cự Sở... hehe, tôi chắc hai bài này của tôi cũng sẽ ...đi về nơi xa. Cho nên post lên đây để...câu comment cho cái blog ế nhệ của mình... Mại dzô!

Chúng tôi có ý kiến

Khai trường… hoa khẩu hiệu nở rộ!

(Thứ Ba, 06/09/2011, 04:51 (GMT+7)

Khai giảng không chỉ có hoa

TT - Khai giảng. Tin tức, hình ảnh đổ về từ cả nước. Những nụ cười náo nức, hồn nhiên của các em học sinh. Những bộ đồng phục mới xúng xính. Những quả bóng bay cao mơ ước. Những ánh mắt chất chứa bao hi vọng của các bậc phụ huynh. Trống khai trường nổi lên để khởi đầu những hi vọng tốt đẹp. )

            Phải là người trong ngành giáo dục, đọc trang mục Thời Sự - Suy nghĩ sáng hôm nay 6/9/2011- một ngày sau ngày  5/9 – “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” mới hiểu thấu những ngậm ngùi đằng sau con chữ. Ta nói quá nhiều về hy vọng một xã hội nhân văn. Ta đã mở ra không biết bao nhiêu bàn tròn, diễn đàn, hội nghị để nói về Quyền Trẻ em, nói về mơ ước chấn chỉnh lại đạo đức, kỷ cương, giềng mối xã hội …vậy mà ở biết bao nhiêu vùng miền trong cả nước trẻ em chúng ta đã đến trường trong “ngày hội toàn dân” tham gia như thế nào? Và ngay trong buổi lễ khai giảng, đến dự cùng với Trường THPT Amsterdam- Hà Nội, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã bày tỏ mong mỏi : các nhà trường nói chung và Trường Hà Nội - Amsterdam nói riêng trước hết phải tập trung dạy học sinh cách làm người, học văn hóa, lịch sử và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Trước mong mỏi của chủ tịch quốc hội, chúng tôi tin, không ai là người trong ngành giáo dục, có chút suy nghĩ mà không phải cúi mặt. Bởi trọng trách của các trường học là gì? Chẳng phải là chúng ta phải đào tạo cho những thế hệ học sinh nên người hay sao? Nhưng thử hỏi, cũng từ những thế hệ công dân mà nhà trường đưa ra cho xã hội, ta đã đạt được cái mặt bằng chung cho nền văn hóa xã hội hiện nay như thế nào? Nói đi, thì phải nói lại , nhà giáo hiện nay là người làm nghề mà “thân bất do kỷ”- nói như ông bà ta là lực bất tòng tâm. Bởi họ chỉ là cái đinh ốc nhỏ nhất trong một cỗ máy giáo dục nói chung. Trong ngày đầu năm học, ngay tại thành phố Hồ Chí Minh- trung tâm văn hóa lớn nhất nhì cả nước, sở chủ quản ngành giáo dục đã gởi xuống các trường một văn bản “hướng dẫn trang trí” cho ngày hội khai giảng như thế nào? ( Văn bản số 1977/GDĐT-VP- ngày 16/08/2011) Nội dung văn bản thì “đá” nhau một cách buồn cười khi bên trên vừa yêu cầu buổi lễ khai giảng…phải được chuẩn bị chu đáo trên tinh thần ngắn gọn, súc tích… thì bên dưới lại có “chỉ thị” lồng ghép việc phát động hưởng ứng “tháng an toàn giao thông”và “tháng khuyến học” vào chương trình Lễ.  Chắc chắn sẽ có trường “Mác hơn cả Mác” bằng cách “lồng ghép hoành tráng” và buổi lễ khai giảng sẽ biến thành buổi ngoại khóa an toàn giao thông và trình chiếu khuyến học vận động xã hội hóa một cách lê thê dưới trời nắng nóng. Cũng trong báo cáo của ngành về tình trạng thiếu hụt trường lớp, và trường lớp thiếu hụt cơ sở vật chất trầm trọng trước thềm năm học mới. Nhiều nơi phòng học tuềnh toàng, thiếu trước hụt sau. Lấy đâu ra một chỗ để dựng sân khấu để, cũng trong văn bản nói trên, Sở đã chỉ đạo cho các Trường trang trí trên sân khấu với 2 khẩu hiệu hoành tráng :

1-“đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”

2-“Năm học tiếp tục đổi mới toàn diện nhà trường, hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi”

            Đối diện sân khấu thì có câu:

3-“tất cả vì một nền giáo dục tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc”

            Trong ba khẩu hiệu trên, thử hỏi, học sinh cấp THCS bao nhiêu em sẽ hiểu? Có nhà trường nào dành thời gian trong buổi lễ đó để “giải thích khẩu hiệu” cho học sinh của mình hay chí ít cho phụ huynh học sinh hay không? Chưa kể, những câu khẩu hiệu đó đều không có… chủ ngữ, không có cả đối tượng nhắm đến. Người ta có thể đặt câu hỏi: “ ai đổi mới?”, “ai là người hòan thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi?”, và “tất cả là tất cả nào cho một nền giáo dục tiên tiến….?”. Những câu khẩu hiệu như thế giăng mắc trong sân trường, chắc chắn sẽ che mất cái “bảng vàng: Tiên học lễ, hậu học văn”. Và như thế, trường học sẽ không còn là nơi như Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong mỏi các trường nói chung tập trung cho việc dạy học sinh cách làm người. Ngay câu khẩu hiệu của Sở- nơi thừa hành quản lý giáo dục trực tiếp mà ra như vậy, mà lạ là cả ba câu khẩu hiệu nói trên đều không có việc “tập trung” này? 

            Không chỉ ánh mắt các em học sinh rạng ngời hy vọng, không chỉ ánh mắt phụ huynh chứa chan mong ước, mà còn có cả những nỗi niềm nhà giáo gởi vào trong tiếng trống khai giảng năm học mới 2011-2012 những mong mỏi sao cho nhà trường thực sự là nơi dạy người, dạy chữ. Nhưng muốn như vậy, tầm mỗi nhà giáo lại không thể đơn độc hành sự, mà cần lắm sự đồng bộ, sáng suốt của cả một cỗ máy giáo dục, và ta nên bắt đầu sự nhất thống này từ chính các chỉ đạo của ngành. Lâm Minh Trang ( Gò Vấp)


Chúng tôi có ý kiến

Giảm- có. Tải- vẫn nặng?

(Thứ Ba, 06/09/2011, 07:28 (GMT+7)

TT - Ngày 5-9, nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới và Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường. Bắt đầu năm học giảm tải)

            Trong tuần lễ từ 22/8 đến 27/08/2011 hầu hết các trường trên địa bàn thành phố đã nhận qua hệ thống mạng Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT nội dung chương trình giảm tải do Bộ GD-ĐT quy định dành cho năm học 2011-2012 ở các cấp học tiểu học và phổ thông trung học ( bao gồm Trung học cơ sở và trung học phổ thông). Trước hết, việc giảm tải chương trình là một trong hàng loạt những biện pháp mà Bộ GD-ĐT áp dụng cho năm học này như một cách làm đổi mới với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn ngành, là một việc đáng hoan nghênh. Chứng tỏ, những bức xúc của xã hội và của phụ huynh trước chất lượng giáo dục của nước ta đã được Bộ chủ quản quan tâm xem xét và cố gắng giải quyết. Thế nhưng, tìm hiểu cụ thể về nội dung chương trình giảm tải, mới thấy có nhiều vấn đề phát sinh. Đặc biệt ở nội dung chương trình giảm tải cho các bộ môn ở cấp Trung học cơ sở ( THCS) và cấp trung học phổ thông ( THPT).

            Chúng ta ai cũng biết, bước vào giai đoạn THCS trở đi, kiến thức của các môn học được xây dựng theo lối liên thông. Bài trước có liên quan đến bài sau. Bài học của năm này có liên quan đến cả nhiều năm sau. Như vậy, giảm tải một số đơn vị kiến thức ở năm này theo hướng  không dạy hoặc chuyển sang dạng đọc thêm, thậm chí có môn là “sinh họat ngọai khóa”,  thì sẽ có tình trạng ở nhiều nơi, thầy cô và học sinh sẽ  nhân đó mà bỏ trắng cho “nhẹ tải”.  Như vậy đến bài sau, kiến thức này có liên quan, thì thầy cô lại phải gồng mình “tăng tải” để dạy lại và học sinh cũng phải căng mình để học những gì mình “trót bỏ”. Trong các công văn của các Sở hoặc của Phòng GD hướng dẫn việc thực hiện chương trình giảm tải của Bộ, cũng có chua thêm: Kiến thức nào nằm trong phần giảm tải nhưng có liên quan đến bài sau thì GV vẫn dạy, nhưng theo hướng giảm nhẹ … Ở đây, chúng tôi không hiểu, giảm nghĩa là bỏ vì xét thấy nó không cần thiết, nó thừa. Thế nhưng, đâu có điều gì thừa nếu như bài sau vẫn cần có kiến thức đó để vận dụng.? Như vậy giảm ở đây theo như cách ta tiến hành là thực sự gây khó khăn cho giáo viên và cho cả học sinh. Và nó mang đầy tính chắp vá, lộn xộn.

            Vấn đề nảy sinh thứ hai đó là: Việc giảm tải gần như khoán hẳn trách nhiệm cho người giáo viên đứng lớp. Họ phải chịu trách nhiệm cân nhắc, xem coi đơn vị kiến thức nào cần để “vẫn giữ” và đơn vị kiến thức nào thực sự “phải giảm”. Mà để tùy giáo viên thì sẽ nảy sinh tranh cãi giữa các nhà giáo: anh bỏ thì bỏ, còn tôi thì không… ( Vụ trưởng của ngành giáo dục trả lời báo chí về việc “giảm tải” cũng khẳng định : Nội dung văn bản về việc giảm tải rất rõ ràng, cụ thể, không cần phải triệu tập giáo viên hội họp, thảo luận hay tập huấn…) văn bản ban hành hướng dẫn là một loại văn bản quy phạm pháp luật, nó không thể để tùy cho ai hiểu sao hiểu, muốn làm sao thì làm. Lại một lần nữa, ngay trên “sân bóng” của mình, Bộ chủ quản đã cho thấy cả một sự rối ren trong chỉ đạo và không thể “chiếm lĩnh” sân chơi như mong muốn.

            Nhà giáo hiện nay đã rất khổ bởi nhiều quy định mơ hồ, tréo nghoe và trồng chéo nhau. Muốn giảm tải cho học trò thì phải bắt đầu giảm tải từ người thầy, vì đó là người sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc giảng dạy tri thức cho học sinh. Khi người thầy phải loay hoay, gồng gánh, thì mong gì từ những gánh hàng xén lộn xộn đó, ta có một nền giáo dục đổi mới, phát triển toàn diện? Cho nên mới nói Giảm- có, nhưng tải- sẽ tăng là chuyện …nhân quả…

Lâm Minh Trang ( Gò Vấp)

 P/s: Nguồn ảnh Google

Bài thứ hai đã được đăng lúc 10h52 phút Ngày 06/09/2011. Hihi! Thực ra mình không biết được đăng, cho tới lúc bị cấp trên "sờ gáy" :

http://tuoitre.vn/Ban-doc/454689/Giam --co tai---van-nang.html

43 nhận xét:

  1. Hôm nay mới biết chị tên là Lâm Minh Trang.

    :D

    Trả lờiXóa
  2. Trên thì cự Sở, dưới thì cãi Bộ, thay mặt ngành... Giáo dục, hehe, em biểu dương tinh thần phản biện của chị.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn Mập, cần lắm những tiếng nói dù ở trển hổng cần nghe thì ở dưới này mình cũng hạ hỏa :(

    Trả lờiXóa
  4. MM bảo mấy thầy cô giáo chỉ là cái đinh ốc nhỏ. Chị bảo MM rằng thôi đừng cự cãi mần chi bởi chắc gì cái đinh ốc nhỏ nhất ấy làm nên cơm cháo? Biểu MM ngó lơ nó đi mặc dù điều đó không phải là dễ với người quá nhạy cảm như MM. Chỉ còn một cách hết sức tiêu cực là ráng dạy dỗ cho những đứa trẻ còn trong vòng ảnh hưởng của mình thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Trường em vừa bước vào thấy cái bảng to tướng trên tầng hai vầy nè:
    "Năm học 2011-2012 là sáng tạo và đổi mới quản lý giáo dục".:))

    Trả lờiXóa
  6. Hì,
    Cứ chờ đến Tổng kết năm học xem sao, em ạ.

    Trả lờiXóa
  7. Hehe, mục đích hạ hỏa là chính... hihi!

    Trả lờiXóa
  8. Đâu có Chị Ba, cách như Chị nói, theo em là tích cực nhất... chớ nghe mấy cái khẩu hiệu " hóa... hóa... " gì đó, em ngỡ "đài hóa thân hòan vũ" hehe!

    Trả lờiXóa
  9. hì hì, cái tên chắc hông phù hạp lắm ví dáng em hen!

    Trả lờiXóa
  10. Coi chừng gà vô nồi đa! hehe~!

    Trả lờiXóa
  11. Mập giữ lửa giỏi quá đó, thật là bái phục. Cứ tiếp tục nếu Mập còn có thể mặc dù lắm lúc thấy như cứ lấy đàn mà khải tai .... :D

    Trả lờiXóa
  12. Khửa khửa khửa khửa! MayN cưng, cừ phụ coaiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  13. cừ đi, cừ cho lộ rõ là éc ma, hừ

    Trả lờiXóa
  14. Ui ui chưa kịp cừ đã bị anh ni noái éc ma, em mờ éc hả wuynh già ? :)))

    Trả lờiXóa
  15. Kẻ ác gieo tiếng ác cho ngừ khác em à, mừ cái đó héng dư thiệt lun chớ hem có dư giả. Hic hic...

    Trả lờiXóa
  16. nói nghe thấy thương quá há, nói nghe hiền quá há, hiền như cục bột nhão nắn thành éc ma , há há há

    Trả lờiXóa
  17. Vưỡn cứ là bột thoai, ai dám đi trên mây như Trống Thiến mô nờ, ồ yéh

    Trả lờiXóa
  18. Heh, người Mập vốn là một lò lửa mà... hehe!

    Trả lờiXóa
  19. Nhiều khi tức mà thành...hiệu quả, ngồi viết một mạch hai bài :) Văn phong woành tráng chị à

    Trả lờiXóa
  20. Hehe, về đọc lại thấy có nhiều chỗ lộn xộn... chắc vậy mà hông được đăng...

    Trả lờiXóa
  21. Tại xức bản trên blog rùi nên hông được đăng đó.
    Tui cũng phải phục bạn giữ đwocj cái lò lửa wài, qua bao nhiễu nhương mà không bị nguội.

    Trả lờiXóa
  22. Sờ trúng ổ kiến lửa gáng chịu ah.

    Trả lờiXóa
  23. Cám ơn vì chị ung dung thoát khỏi ba cái "lãng òm" này ...trường tư thục nên nó cứ tự chi ...tự diễn . Lễ KG ở trường chị tổ chức từ ngày 25.8 ... chẳng thấy các khẩu hiệu"buồn cười đến buồn lòng như trên . Hú vía !

    Năm nay là năm đầu tiên GD thành phố HCM thực hiện nghị quyết Đảng bộ XI của TP về GD "... báo nào cũng nói , ngài to đầu nào cũng nói ..nghe là biết môn sử lại sắp có thêm một loạt điểm 0 :(( . Chị chán cái GD này lắm rồi M ạ ...nhiều khi ...ngay cả chửi cũng không muốn nữa ... Thôi thì "yêu dấu tan theo.." M ạ !

    M chửi thêm phần chị với ! :))

    Trả lờiXóa
  24. Chờ MM kể lại chuyện bị triệu về Sở đây.

    Trả lờiXóa
  25. Hehe, cách triệu rất...xấc, rất đúng tầm của...Sở, nên em quyết định không lên...hầu... hehe!
    Chắc sắp có "sóng gió giáo dục" đây...
    Chờ hồi sau sẽ rõ...

    Trả lờiXóa
  26. Hú vía ngọai kiều!
    Thành ngữ này lâu rồi mới....nói lại... hehe!

    Trả lờiXóa
  27. Ngoại phạm nữa chứ M ...hehehe

    Trả lờiXóa
  28. Đúng là phải chờ hồi sau mới rõ. Bởi vì không đoán ra được điều gì cả!

    Trả lờiXóa
  29. Chị Ba! khi bài này của em lên báo TTO, lên lúc 10h52 phút sáng qua, mà em hông biết ( em gởi lúc 8h30, hehe) thì chắc là mấy anh chưa ngủ dậy. Chiều nay 15h00, em được HT mời sang thông báo là "mấy anh ở Sở nói cô T. mới có bài trên báo mạng...". Em nói: tôi gởi TTO chớ hông có báo mạng nào cả... HT mới nói: À, sáng mai 8 giờ, mấy ảnh mời cô lên Phòng Trung học của Sở để trao đổi về nội dung bài báo... Em nhận lời liền. Nhưng về nghĩ lại, ủa, mời mình thì phải nói trực tiếp chớ? Mà anh nào mời sao không có danh tánh? Chả lẽ ngày mai vào Sở nói với ông gác dan là cho tôi vào gặp cái phòng... hehe. Em iu cầu HT em báo với mấy ảnh gọi trực tiếp cho em để cho lịch hẹn... nhưng mấy ảnh không gọi, nên ngày mai đừng mơ gặp em... khà khà...Em đã nói rồi, cô giáo nghỉ mần òi, chỉ còn cô hồn... thôi... dù tháng 7 qua òi...

    Trả lờiXóa
  30. Có vụ này nữa sao M ...lại thế nữa đấy !
    M làm thế là đúng rồi . Anh nào mời thì có giấy mời đàng hoàng ...mà nếu có được mời thì có lên M cũng cố giữ nửa cô giáo , nửa cô hồn để mấy anh ấy liệu mà chọn cách đối diện với cô nào nghen M ...
    Chắc lại nhắc nhở : nếu có gì thì cứ gặp cấp trên để trao đổi không nên gửi báo ...nhất là báo mạng mà ảnh hưởng đến mạng tụi tui và cái vinh quang của ngành GD nhá cô T " thôi ..chớ viết là quyền tự do mà !

    Trả lờiXóa
  31. Hehe, làm gì còn chút cô giáo nào, chỉ còn cô hồn thôi Gió ơi!
    Sắp đi hầu mà sao tối qua em ngủ ngon thế, sáng nay chuông reo mà mãi không dậy nổi... khà khà!

    Trả lờiXóa
  32. MM làm đúng, muốn triệu tập thì phải đàng hoàng, có giấy mời cụ thể thì mới đi nhé, cái giấy mời đó sau này làm bằng chứng á, hehehe

    Trả lờiXóa
  33. Dạ, có trát đòi em lên hầu rồi Ka ơi! hehe!

    Trả lờiXóa
  34. Em "bị hành" ba bốn ngày liền đuối quá trời, tối tối vìa là hẹn ví em Ngố đi ăn chung, tám 1 chút, ẻm kể nghe vụ mấy bài này chớ em đọc đâu có nỗi nữa. Chuyên gia nhồi bài quá cỡ, 3 ngày 19 chuyên đề. Tiếng Anh của em đã "giỏi phát sợ" mà họ còn nói tiếng Anh giọng Ấn độ, giọng Singapore và thê thảm nhứt là giọng Hàn Quốc hehehe, điếc hết mấy con rái.

    Trả lờiXóa
  35. Hehe, cho MẬp đi mấy hội thảo này là cứ teabreak xong là chuồn hehe!

    Trả lờiXóa
  36. Đọc bài của Mập xong Chụt mới dìa lôi cái mớ hình chụp ở trường cũ hôm khai giảng 5/9, nhìn ra hai cái khẩu hịu "hóa .. hóa ... hóa ... " và 'phổ cập mầm non 5 tủi" , hehehe

    Trả lờiXóa
  37. Mấy chuyên gia này mà nghe MẬp nóai tiếng Anh, thì coai như "thu xếp" dìa wê gấp... hehe!

    Trả lờiXóa
  38. Có thiệt hén Chụt cưng, Mập đâu có gan nói điêu cho cấp chên chớ! hehe!
    May mà cái bài này TT hông đăng, chớ hông là hôm wa hông có đường dìa òi...

    Trả lờiXóa
  39. Mà phải nói là cấp chên í nhỏ mọn thật, bố trí cho Mập ngồi trong cái phòng nóng như nung, ngay luồng nắng chiếu và hem có mời nước nôi gì ráo, thiệt tình .....

    Trả lờiXóa
  40. Cho nên ở nơi cao to đó về, ai hỏi, Mập đều nói " đời có một chữ Khờ..." hehe!

    Trả lờiXóa