Có một chiều tháng năm
Đỗ Trung Quân
“Thầy còn nhớ con không?”
Tôi giật mình nhận ra người đàn ông
áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy guộc ngồi sau tủ thuốc ven đường
“Thầy còn nhớ con không…?”
Câu lập lại rụt rè rơi vào im lặng
Hoa phượng tháng 5 rơi đầy vỉa hè
Rụng xuống trên vai thầy học cũ.
“Không… xin lỗi… ông lầm
Tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc…
…cám ơn…”
Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ 10 năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh.
Còn biết nói gì hơn
Đứa học trò tôn sư
Người thầy cũ lại chối từ kỷ niệm
Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng
Biết yêu anh em – đất nước – xóm giềng…
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
Bài học xưa vẫn nhớ mãi không quên
Và chiều nay…
Bên hè phố im lìm
Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
Câu phủ nhận phải vì manh áo rách?
Giữa phố đông người quần áo bảnh bao
Tôi ngẩn ngơ giữa phố xá ồn ào
Những đứa trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố
Mười năm nữa đứa nào trong số đó
Sẽ gặp Thầy mình như tôi gặp hôm nay?
Thôi,
Cầu mong cho các em ngày mai
Không có kẻ nào nhận Thầy được trả lời bằng
“…ông lầm…xin lỗi…”
Mùa Thu- mùa không thể có ở thành phố của tôi vốn chỉ mưa nắng hai mùa. Cho nên, không năm nào khai giảng với tôi được hoan hỉ trong cụm từ “Mùa Thu khai giảng”. Cái nắng cuối hè gay gắt vẫn còn. Sân trường chật hẹp với mảng cây xanh hiếm hoi thường bị che đi dưới những mái lều xanh đỏ trong ngày đầu năm học mới trông chẳng ra sao. Đã vậy, những quệt mưa nhiệt đới, những vệt bão áp thấp khởi đầu liên tục đe dọa cho ngày khai giảng- Ngày mà dẫu đã 28 năm quen thuộc, thậm chí nhàm chán bởi những thủ tục “như nhau từ trên chỉ xuống”, tôi vẫn cứ dành lòng cho những bồi hồi. Và bởi cái bồi hồi đó, tôi chọn một bài thơ rất cũ của Anh Đỗ Trung Quân- bài thơ không hiểu sao cứ lởn vởn trong đầu tôi mấy hôm nay- để làm bài viết cho năm học mới trên blog của mình.
Càng ở lâu năm trong ngành giáo dục, càng tiếp xúc không chỉ với đội ngũ nhà giáo mà còn có cơ hội tiếp xúc với học sinh và phụ huynh học sinh, tôi càng nghiệm ra nhiều điều rất đáng tiếc. Đó là ngày nay, công bằng mà nói, cái đạo Thầy – Trò vẫn còn rất đẹp. Tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo trong phụ huynh học sinh vẫn còn rất nhiều. Nhưng “đáng tiếc” ở chỗ khi thì đâu đó Thầy không trọn đạo làm Thầy. Khi thì, trò không viết nổi hai chữ Tôn sư. Đã vậy, cái mặt bằng nhiều cồn, nhiều sóng của nên giáo dục xã hội nói chung, những “khi thì” đó lại càng được “cộng thêm” nhiều nhiễu loạn. Người Thầy giáo trong bài thơ buồn của Đỗ, theo tôi, đã viết hoa trọn một chữ Thầy. Người Thầy đâu chỉ cần chỉn chu khi đứng trước bảng đen, phấn trắng, đứng trước học trò. Người Thầy còn phải chỉn chu khi bước ra ngoài cuộc sống đời thường hơn ai hết. Bởi, những điều thầy dạy cho học trò đâu chỉ gói gọn trong một giờ lên lớp. Nó đeo đuổi, tồn tại cả đời đứa học trò đó, nhưng có nhập được vào trong máu thịt của học sinh hay không, lại còn tùy thuộc vào điều mà người Thầy hành xử sau bảng đen, phấn trắng, sau những phông màn cơm áo đa đoan. Người học trò Đỗ hỏi: “…câu phủ nhận phải vì manh áo rách?” nghe như có hơi hướm của sự trách phiền. Học trò có biết đâu, chối từ một thời bảng đen phấn trắng, chối từ một nghề nghiệp mà mình mang trong lòng bằng hai từ “nghiệp dĩ”, với những người Thầy như chúng tôi là một chối từ bằng cắt máu từ chính tim mình. Bởi, chẳng thà gieo trong lòng học trò chút hoài nghi “Ông ấy có phải thầy mình không nhỉ?” nhưng nó sẽ giúp giữ mãi trong lòng đứa học trò đó một hình ảnh đẹp của Người Thầy năm xưa. Người Thầy đã dạy được cho học trò bài học “làm người đứng thẳng. Biết yêu anh em – đất nước – xóm giềng…”. Người Thầy đó từ chối nhận học trò, bởi Ông cho rằng, bộ dạng hôm nay của mình – dẫu là kiếm ăn lương thiện, dẫu là “gặp thời thế, thế thời phải thế”- thì vẫn cứ là “không nên” cho đứa học trò đang muốn Tôn Sư…
Tôi rất muốn viết một entry rộn rã cho nghiệp dĩ của mình trong ngày khai giảng. Nhưng chọn bài thơ này – dù là một bài thơ không vui- vì nhận ra trong cái không vui đó có rất nhiều an ủi. Trong xã hội hiện nay, nhiều đạo lý cang thường đã dần dần điên đảo. Việc Thầy nhận trò bị từ chối, xa lạ, ngoảnh mặt là nhiều; chứ hiếm khi có điều ngược lại. Ở bài thơ này, ta cứ “vơ vào” cho một nguyên do ít nhiều còn vui: Người Thầy khi không nhận học trò là do không nhớ hết được trò mà thôi. Nhưng từ chối nghiệp dĩ, thì theo tôi, phải là những người Thầy đã viết trọn được chữ Đạo trong suốt cuộc đời làm Thầy, đến khi nhận ra mình “không thể” nữa- không thể chứ không phải không muốn- mới phải phủ nhận nó. Tôi hay gọi những người Thầy không đi được trọn “con đường phấn trắng” là “những viên phấn gẫy”. Nhưng đó là những người chấp nhận “đốn gục” giấc mơ” của mình để gìn giữ cho trọn giấc mơ của học trò, chứ nhất định không cam tâm làm một “viên phấn ướt”- hình dạng thì nguyên vẹn nhưng “giá trị sử dụng” thì bằng không. Và tôi cho đó là điều đáng mừng, đáng mừng khi ta không phải ngân nga “ đạo học ngày nay chán lắm rồi”. Tôi chọn bài thơ này như một nhắc nhở với chính mình mà cũng là một nhắn gởi tới hết thảy những ai đang còn ngày ngày đi về trên “con đường phấn trắng”, rằng: Cơm áo gạo tiền là cái ta không thể coi nhẹ. Là cái giúp ta tồn tại để sống cho có ích. Nhưng xin đừng vì ba chữ “nợ áo cơm” mà ta có thể chấp nhận đánh đổi với bất cứ giá nào cái Đạo Người Thầy mà ta chọn để làm công việc “khai tâm” cho con trẻ…
Và mong mỏi đó là điều giúp tôi 28 năm nay, cứ mỗi khi Ngày khai giảng đến, có thể đường hoàng ngồi lại với mình cho những vui buồn nghiệp dĩ hôm qua- hôm nay và tương lai…
Chắc bây giờ không còn những ông thầy như trong thơ ĐTQ đâu chị ạ.
Trả lờiXóaSẽ có những ông Thầy hỏi học trò: Sao mày không chào tao?
Trả lờiXóaHén Tướng...
M à ... bài thơ không vui này chị đã đọc chắc cách đây gần 20 năm có lẽ ...Chị cũng từng muốn nói với cậu học trò trong bài thơ rằng: Này cậu học trò, cậu thử nhìn lại thầy lần nữa mà xem ...hãy nhìn bộ "quần áo nhếch nhác" hãy nhìn cái tủ thuốc nhỏ bé...hãy nhìn lại người thầy của cậu lạc lõng cô độc giữa những bát nháo của phố phường ...khi mùa hè chắc còn làm trái tim đã từng rung động kia còn cất giấu bao nỗi ...cậu sẽ hiểu tại sao thầy lại từ chối một tiếng "thầy" đã từng đã có cách đây hơn 10 năm ... " Từ chối khi không thể làm nó đẹp hơn ...trong cách này vẫn là dáng đứng quá thẳng ...
Trả lờiXóaEntry chào mùa của M cũng không vui ..nó có quá nhiều trăn trở _ và chị tự hỏi có bao nhiêu phần trăm nỗi trăn trở trong số những người làm nghề bây giờ_Thôi thì cám ơn em ..cám ơn để chị hiểu dù không thể giữ lại niềm tin vào cái gì lớn hơn chị vẫn còn chút lòng tin vào người bạn nhỏ, người đồng nghiêp ...một mối lương duyên của những người thích ..tự đánh thức mình !
Tháng chín rồi M nhỉ ? Chị bây giờ chừng như mỗi mùa khai trường chỉ là day dứt với cảm giác mình tiếp tục một công việc quá cũ ...bởi sự trông mong vào những điều tốt hơn không còn là một niềm chờ đợi hay hy vọng nữa ..nó qua đi ..hình như quá lâu rồi ..Chỉ là vẫn còn đâu đó sự say mê mỗi lần đứng trước lũ trẻ là còn làm chị hài lòng mình ...Thôi thì vẫn chờ tháng 9 với tiếng trống chào mùa..M hén
Hì sao có cảm giác đọc bài này rồi.
Trả lờiXóaCó lần em nói ví Mập, nghề này không còn là nghề nó thành nghiệp. Tức là dễ bỏ lắm, bỏ hoài mà hì hì. Bỏ rồi lại quay về, mỗi lần như dấn sâu hơn. Là em nói bản thân em hiii.
Thôi thì đã mang lấy nghiệp vào thân cứ sống và yêu thôi hí hí hí. Bắt tay đồng nghiệp cái đê, à không hug đồng nghiệp mấy cái luôn đê :)))
Bài thơ buồn buồn... entry buồn buồn với nhiều trăn trở về những người thầy của thế hệ hôm nay. Nhưng vẫn còn những người thầy tốt như MM, như Gió... hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Chúc mừng MM đã 28 năm trong nghề.
Trả lờiXóaChào khai giảng bằng một entry buồn như tiếng thở dài vẫn là một động thái tích cực so với em. Em không viết nổi chị ạ, dù là một cái note! Có gì như đang tan đi, đang lụi dần trong em...mong rằng đó chỉ là cảm giác thoáng qua!
Trả lờiXóaSáng nay em đi dự Lễ tổng kết ngành của năm học cũ và triển khai phương hướng của năm mới... một buổi Lễ chán ngắt với người nói không biết mình nói gì và nên ngừng ở đâu... và không biết nói với ai... em ngồi bên dưới quậy tưng cho thiên hạ cười... và quá mệt mỏi, nên sau nhiều năm bị "nói khéo" đừng dự, hôm nay "được dự" lại mà em tự nguyện làm " một gã khờ chọc ghẹo mãi đám đông"... nên đáng lẽ bài này dành cho 5/9, mà chiều nay phải post cho bằng được, dù mạng rớt lên rớt xuống...
Trả lờiXóaEm đã tự nguyện câm, nên hiểu, ngành chắc ...tuyệt vọng lun!
Chắc là wen từ cảm giác nhà giáo của chính mình há May...
Trả lờiXóaMập không là trí thức theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ dám nhận mình là một ...thất phu, với tòan bộ cái nghĩa đen của từ "thất"...
Cảm ơn những cái ôm của May, thấy lòng nhẹ lại...
Chắc em khó thể nhận mình là Thầy tốt... chỉ mong là người Thầy chưa kịp xấu...
Trả lờiXóaMập càng mong hơn... đến cô giáo UV mà buông bỏ, thì ngành giáo dục còn hòng gì...
Trả lờiXóaMập còn mong hơn... đến cô giáo UV còn muốn buông bỏ thì ngành giáo dục còn hòng gì nơi ai...
Trả lờiXóaKhông chị ạ, khi em đứng trên bục giảng, em quên tất cả những thứ bực bõ xung quanh, khi em ra đề, chấm bài em cũng vẫn nâng niu từng dòng chữ của các em, vẫn xót, vẫn đau. Nhưng nói tới con thuyền giáo dục thì em nghe ê chề lan trong từng mạch máu! kỳ cục.
Trả lờiXóaKhông kỳ cục chút nào... Bởi khi nào UV đứng trên bục mà chán nản, ê chề nhưng nghĩ đến con thuyền giáo dục mà hớn hở thì mới đáng ngại....vậy là học sinh còn may...
Trả lờiXóaHôm nay thì ...lợi dụng tình thế ...hùn với Mây ôm Mập một cái thiệt chặt ( Chắc "êm ấm " lắm đây :D:D) . Bài thơ nay ...cũng nằm trong sổ tay của chị ....hai mươi năm tròn rồi và đây là tựu trường lần thứ 30 của chị ...Bên chị mai Hội nghị chính thức nhưng ....qua nay chị đã "mêt xỉu " rồi . Giờ thì ngồi đây ...trầm ngâm với entry này của Mập ...!!!
Trả lờiXóaEm bi quan nên làm lây cái bi quan sang Chị, phải không Chị?
Trả lờiXóaE cũng hăm hở vô đọc entry này của M, chờ một entry khai giảng hoành tráng....nhưng mà hok phải vậy.....Nó mang tinh trăn trở nhiều hơn ....
Trả lờiXóaE biết nói sao cho M hiểu, với E cái hình ảnh người Thầy, dù E đã va chạm, đã nhiều lần giáp thực tế với hình ảnh người thầy ......thật phủ phàng......Nhưng sao kỳ lạ, e vẫn vô cùng ngưỡng mộ ...người Thầy đứng trên bục giảng....Có thể với E đó là hình ảnh đẹp nhất trong các nghề....dù nó có bị méo mó thật nhiều theo thời gian..
E chưa từng bao giờ thực hiện được ước mơ làm Thầy ở VN, nên E đành....làm quen với những người Thầy ...và người bạn để mình vẫn còn giữ được cái lửa...trân trọng nghề này đến thế nào...
Mấy đứa bạn E ra trường đi dạy, lần nào gặp tui nó E cũng năn nỉ, cho E vô lớp tụi no dạy hoặc đi ngang thui để nhìn cái hình ảnh đó và tiếp tục giữ....
Mập thí E có khìn hem hehhhehe
Tuổi đời đi dạy của Mập, xém xém bằng tuổi của E luôn goài ...Thiệt là thành tích đáng nể M àh
Để lần này Mẹ Heo về VN chơi, Mập sẽ mời em đến trường, dự một tiết Mập dạy...thay hen... để em thỏa...nguyện vọng...
Trả lờiXóaHic, chê tui già thì nóai đại đi...
Trả lờiXóaWoa..........;quá đã lun...Móc nghéo tay àh nghen
Trả lờiXóaLá là la hihihi
Hun Map chut chut chut nà hehheheh
Nhớ mặc soiré nghen, hehe, cho tụi nó lác mắt Mập có bạn đẹp wớ...
Trả lờiXóaÀ trường Mập có lớp tiếng Pháp nữa đó, Mẹ Heo nói chuyện với tụi nó vài câu hen...
Nhớ dạy tụi nó : Mẹc xà lù cu xon là cái gì nghen! hehe!
Map oi, vậy cho E xin 2 chỗ được hem hhehe.. E cũng có Thầy giáo người Pháp về chơi dịp này nữa
Trả lờiXóaMap cho phép là E ....báo với bạn E liền, bạn E chắc khoái dữ lắm lun đóa heheh
Nha Mập, cho E một vé nữa nha hehhe
P/s : Cái vụ mặc soirée Mập éc quớ, E chờ cơ hội này để được mặc áo dài VN, lâu thiêt là lâu goài....E chưa có cơ hộ mặc lại áo dài đó Mập...
Là lá la zui qua là zui chời oi
Rồi hoan nghênh Thầy Pháp luôn... nhưng Mập hông biết nói tiếng Pháp nào đâu nghen...
Trả lờiXóaNhưng có mấy lớp học sinh ngữ 2 là tiếng Pháp...nên chắc cô giáo và tụi nhỏ sẽ mừng...Hehe, Mập nói giỡn thôi, em mặc đồ tây cũng được, áo dài thì quá tuyệt... chắc nhiều Thầy trường Mập xin chết... hehe!
Muahhhhhhhhhhhhhhhhhhhh Map nhieu nhieu
Trả lờiXóaCám ơn Mappppppppppp lắm lắm hhihi
Zui quá là zui lun
Chời, sao cảm ơn ngược vậy...
Trả lờiXóaMập chờ nhen Người!