Chúng tôi có ý kiến
Nhân đọc bài: DẠY LÀM NGƯỜI HAY DẠY CHỮ TRƯỚC
NGƯỜI CÓ HỌC
Hồi còn nhỏ, tôi nhớ mẹ tôi hay dùng cụm từ "người có học" dạy bảo con cái, người có học nên làm thế này, người có học không nên làm thế kia, v.v... Đối với mẹ tôi, "người có học" không phải là người có bằng cấp học vị gì cao siêu, vì con mới học lớp một lớp hai bà đã luôn nhắc nhở "con là người có học". Với bà, "có học" đơn giản là được cắp sách đến trường, được thầy cô dạy điều hay lẽ phải thì hiển nhiên phải cư xử theo những điều hay lẽ phải ấy, cư xử theo kiểu "có học". Với bà, "có học" không phải là có nhiều chữ, có bằng cấp nọ kia, mà là có tư cách xứng đáng, "có học" là nói về nhân cách con người chứ không phải nói về tri thức.
Hồi tôi học tiểu học, cách nay khoảng bốn chục năm, có môn học "Đức Dục" dạy những điều đơn giản mà thiết thực. Tôi nhớ là sách Đức Dục in hình màu rất đẹp, lớp nhỏ thì được dạy: trong gia đình kính trên nhường dưới, đi thưa về trình, ngoài xã hội thì yêu trẻ kính già , nơi công cộng thì không khạc nhổ, không xả rác bừa bãi... , lớn hơn chút thì được dạy phải ngay thẳng, không nói dối, khiêm hòa, nhân ái, sống có qui củ v.v... Ngoài ra chương trình Đức Dục còn dạy học sinh kính trọng quốc kỳ và quốc ca: ngả mũ nghiêm trang khi gặp lễ chào cờ; kính trọng người quá cố: ngả mũ nhường đường khi gặp xe tang, v.v... Mỗi bài là một câu chuyện có hình minh họa rất ấn tượng, chứ không phải là những lời giáo huấn khô khô cứng.
Tôi còn nhớ một bài về cách cư xử nơi công cộng như thế này : Hai chị em Hồng và Lạc đi xem phim (Hồng cỡ 10 tuổi, Lạc cỡ 7 tuồi), khi ngồi vào ghế xong thì có một cậu lớn hơn Lạc, ỷ lớn tới xô Lạc ra để giành chỗ ngồi tốt, Hồng ngăn lại và nói: anh không nên bắt nạt người nhỏ hơn mình, nếu anh muốn ngồi, tôi nhường chỗ cho anh, và anh chàng ấy xấu hổ bỏ đi không tranh giành nữa. Hồng nhìn em cười sung sướng. Cái hình chiếm hết một trang, vẽ cảnh Hồng đang đối đáp với anh chàng kia với dáng điệu thật chững chạc, chàng kia điệu bộ lúng túng còn Lạc nhìn chị ngưỡng mộ. Bài học đó ấn tượng với tôi đến nỗi sau đó, mỗi lần dẫn em đi chơi tôi đều mong có tình huống như vậy xảy ra để áp dụng bài học này. Và sau bốn chục năm tôi vẫn như còn thấy trang sách vẽ hình Hồng và Lạc trước mắt.
Suốt bảy năm trung học tôi học ở một trường lớn nhất nhì ở Sài Gòn, trường có một cái sân rộng mênh mông, nhiều bãi cỏ, cây kiểng và cây cổ thụ. Đây đó trong sân trường là những cái ghế đá dưới bóng cây. Thời tôi học ở đó (cuối thập niên 70) trường không có lao công quét dọn nhưng sân trường lúc nào cũng rất sạch. Tôi nhớ hồi đó sáng đi học hay mua gói xôi đem vô trường ăn, xôi gói bằng lá chuối mà học sinh nào ăn xong cũng đi kiếm giỏ rác bỏ chứ không “tiện tay” bỏ xuống tại chỗ. Nếu có ai liệng rác bừa bãi bị bạn nhìn thấy là tự thấy xấu hổ liền. Tôi nghĩ những bài học Đức Dục thời tiểu học cũng đủ làm cho lứa học sinh ấy biết cư xử kiểu "có học".
Lứa tuổi chúng tôi giờ đã trở thành phụ huynh. Tôi cũng như mẹ tôi ngày xưa, cũng mong muốn con mình trở thành “người có học”. Chúng tôi muốn con mình đi học là học chữ đồng thời cũng học làm người chứ không thể đặt vấn đề rằng học chữ trước hay học làm người trước. Chẳng lẽ có thể tách bạch rạch ròi giữa việc dạy chữ và dạy làm người? Nếu chỉ dạy chữ mà không dạy trẻ nên người “có học” thì sự nghiệp giáo dục đã thất bại. Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.
Mấy chục năm nay chúng ta luôn đặt “Mục tiêu của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa hồng vừa chuyên” (TT 20-8-2011). Thực tế cho thấy là nền giáo dục của chúng ta qua bao nhiêu năm vẫn chưa đạt được mục tiêu ấy, để đến bây giờ các nhà quản lý giáo dục vẫn loay hoay đi tim một “triết lý giáo dục” cho Việt
Chúng tôi , ở góc độ là phụ huynh học sinh, mong các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục sớm xác định được “triết lý giáo dục” để có sự chẩn chỉnh từ gốc, đưa ngành giáo dục thoát khỏi những vấn nạn đang hoành hành. Và như thế, một ngày không xa chúng tôi có thể tự hào khi nhìn thấy con em của chúng ta đều là “người có học”. PHƯƠNG NGUYÊN
LÀM THẾ NÀO “DẠY HỌC SINH NÊN NGƯỜI”?
Thứ Bảy, 20/08/2011, 08:15 (GMT+7)
Dạy làm người hay dạy chữ trước?
TT - Tại hội thảo “Triết lý giáo dục VN” do Viện Khoa học giáo dục VN và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 19-8, nhiều đại biểu cho rằng cần chú trọng giáo dục “làm người” trước cho học sinh và xem đó như là định hướng, triết lý giáo dục đúng đắn...
Trước thềm năm học mới, hội thảo “triết lý giáo dục Việt
Đầu năm học mới nào, trong tuần lễ nhà giáo được tập trung trước để tiến hành các công việc chuẩn bị cho ngày tựu trường của thầy và trò, chúng tôi cũng được Phòng Giáo dục tổ chức cho đi học chính trị, gọi là khóa bồi dưỡng chính trị Hè. Trước đây công việc này thường diễn ra dài ngày, nay, đã gọn lại chỉ trong ba buổi. Thực ra, công bằng mà nói, việc học chính trị này có cần thiết cho giáo viên hay không? Bản thân tôi cho là : Rất cần, rất bổ ích khi ta nghĩ cho đúng về hai tiếng “chính trị”. Người ta hay đánh đồng “chính trị” là những lý thuyết giáo điều đảng phái khô khan, là việc mà nhà nước áp chế trong khi điều hành đất nước, mà quên mất phạm trù chính trị là một phạm trù rất rộng. Nó có mặt trong mỗi con người, mỗi gia đình từ khi ta mở mắt chào đời cho tới lúc ta nhắm mắt xuôi tay. Chính trị là bắt đầu từ việc đón em bé hoài thai đến khi trả con người đó về đất. Cho nên, việc bồi dưỡng chính trị là phải bắt đầu cho mỗi người từ rất sớm. Chính trị đầu tiên đó là việc “tu thân”. Đứa bé phải được “chính trị” từ cách thưa gởi, chào hỏi, lời ăn tiếng nói, biết tự chăm sóc bản thân đến việc cư xử với bạn bè, với cha mẹ, anh chị em, xóm giềng… nghĩa là phải dạy cho trẻ “nên thân” từ rất sớm. Ta máy móc đánh đồng chính trị với hoạt động chính trị của tổ chức chính trị, nên ngay từ mầm non đã bắt các cháu phải “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà không dạy cho cháu những cái cơ bản “biết ăn, ngủ, biết học hành là …ngoan” mới chính là đạo đức mà Bác mong có nơi các cháu. Mỗi đứa trẻ được giáo dục “nên thân”, cái nên thân từ nhìn người lớn trong gia đình đến ra ngoài xã hội nhìn người lớn chung quanh đó là thầy cô, là người đi đường, thì “chính trị” tiếp theo sẽ là “tề gia” tức là khu xử việc gia đình theo văn hóa được giáo dục. Cháu học trong trường là học từ sách vở điều hay, nhưng nhìn thầy cô giáo bệ rạc, tác phong luộm thuộm, lời ăn tiếng nói cẩu thả, ý thức công cộng kém. Về đến nhà gặp cha mẹ chỉ lo chạy theo vật chất, lơi lỏng quan tâm, thậm chí vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật… giềng mối tình làng nghĩa xóm lỏng lẻo, tranh cướp nhau từ cái hàng rào đến rẻo đất hông nhà…ra đến xã hội thì tiêu cực đầy rẫy, tha hóa cả bầy… thì thử hỏi, bao điều hay lẽ phải trong sách vở có đọng lại gì nơi các em? Chúng ta hay nói con người là tổng hoà các mối quan hệ, là cái nhân đầu tiên cho tế bào gia đình… khi mối tổng hòa này đã không ổn, thì tế bào gia đình có ổn không?
Trở lại việc học chính trị của Thầy cô giáo. Hãy xem cách các phòng giáo dục tổ chức khóa bồi dưỡng mà theo chúng tôi là rất quan trọng này như thế nào? Có năm thì học nghị quyết đại hội Đảng ( nếu đất nước vừa có đại hội các cấp), có năm thì học pháp luật ( nếu năm học trước có nhiều vụ thưa kiện, khiếu tố nhà giáo)… nhưng chưa có năm nào, bồi dưỡng chính trị cho thầy cô mà bắt đầu từ hai tiếng “đạo đức” hay “giáo dục” cả. Ta muốn dạy các em nên người, thì trước hết Thầy cô phải nên người hơn hẳn. Cũng như muốn các em yêu thích lịch sử, thì trước hết, thầy cô giáo dạy sử phải là những người say mê thực sự môn học này, mang nó ở trong máu và trân trọng nghề nghiệp nhất định. Hãy thử cho xã hội một thống kê, xem có bao nhiêu sinh viên chọn ngành địa, ngành sử là vì say mê, là vì muốn làm cho học sinh yêu thích bộ môn này và trân trọng những gì cha ông để lại? Hay chỉ là khả năng có hạn mà lại muốn có một tấm bằng cho danh giá như người khác? Chưa kể, có những thầy cô giáo ra trường, đứng lớp không xong chán nản quay về học tiếp liên thông thành thạc sĩ, tiến sĩ và sau đó ra trường …dạy đại học, thì cái sự học đó thử hỏi đã có gốc gác vì giáo dục, cho giáo dục ở chỗ nào? Trong trường học, vì sao có những lớp rất ngoan, tự quản tốt, lễ phép mà lại có những lớp học mà học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, thường xuyên nhà trường phải mời phụ huynh vào giải quyết, thậm chí, phải lập hội đồng kỷ luật? Tất cả là từ người thầy mà ra hết. Nếu từng nhà giáo đủ nghiêm khắc với bản thân về mọi mặt, ta sẽ rèn được học sinh biết tự nghiêm khắc với chính bản thân. Quá trình giáo dục là cần nhưng quá trình tự giáo dục theo tôi mới là cái cốt yếu, vì không có cha mẹ, thầy cô nào đủ sức, đủ điều kiện theo con mình, học trò mình suốt đời để giúp các em …điều chỉnh cả, nếu như bản thân các em không coi trọng điều đó.
Vì thế, góp vào một tiếng nói về vấn đề “ triết lý giáo dục Việt Nam”, chúng tôi không lên tiếng trên tư cách người làm nghiên cứu mà lên tiếng trên tư cách người đang được xã hội giao trọng trách giáo dục, đào tạo học sinh thành công dân tốt. Và rất mong, tiếng nói của người “thực tế” sẽ được các nhà khoa học, các giới chức năng quan tâm để hoàn thiện cho phần triết lý giáo dục Việt Nam với soi rọi từ thực tế. Để năm mươi năm sau, con cháu ta không phải loay hoay mở hội thảo để đặt lại vấn đề “dạy người trước hay dạy chữ trước”. Lâm Minh Trang ( Gò Vấp)
Giựt cái tem nè. Ủa, rủi ngày mai báo đăng sao hè? :-p
Trả lờiXóaHehe, Bợn PN đúng là ngừ tràn đầy tinh thần "lạc wan CM"... nó mà đăng tui dắt Bợn đi nhậu liền... Cạn!
Trả lờiXóaMới sáng mà gủ nhậu rùi, chơi lun. Cạn!
Trả lờiXóaBài viết của PN rất giống những gì mình đã trãi nghiệm. không hiểu vì sao khi xưa người ta ít kêu gào cải cách này nọ, đường hướng giáo dục ... mà vẫn đào tạo ra được những CON NGƯỜI, còn bây giờ liên tục sửa đổi , cải cách , nhồi nhét...mà kết quả thật quá thảm hại. Hay là vì khi tiếp thu cái tốt rồi mà vẫn cứ muốn cải cách theo ý mình nên ra kết quả như vậy chăng?
Trả lờiXóađúng là hảo bằng hữu!
Trả lờiXóaDạ, nhiều trường hợp, thì hỏi đã là tự trả lời rồi, thưa Anh!
Trả lờiXóaMừng Anh sang nhà... lâu quá Anh em ta chưa gặp nhau...
Đến bây giờ mà vẫn còn băn khoăn chuyện này thì mệt cho ngành giáo dục quá chị hè.
Trả lờiXóa:)
Mệt cầm canh luôn Tướng ơi!
Trả lờiXóaChị ạ, em nhớ lúc em học lớp 7, em may mắn được học với một thầy giáo, thầy phụ trách môn Họa nhưng thầy đã dạy bọn em nhiều điều hơn là những nét vẽ. Trong trường dễ nhận biết được những đứa học trò nào học thầy và những đứa học trò không học thầy, bởi những đứa học trò được thầy dạy khi gặp thầy cô giáo trong trường đều nép vào nhường đường và cúi đầu chào. Khi nói chuyện với thầy cô giáo đều khoanh tay dạ thưa. Em nhớ, ngày đầu tiên vào lớp, thầy không dạy bọn em cách cầm cọ, cầm bút hay pha màu, thầy dạy bọn em câu đạo đức - mà đến giờ đứa nào cũng nhớ như in: “Tiên học lễ, hậu học văn. Trước hết học đạo đức lễ nghĩa, sau đó học văn chương ngữ pháp. Ở nhà có ông bà cha mẹ, ngoài đường có người lớn kẻ nhỏ, vào trường có ban giám hiệu thầy cô. Đi phải thưa, về phải trình. Gặp người lớn phải chào. Nói chuyện phải dạ thưa”. Cứ thế, bọn em thuộc nằm lòng và làm theo.
Trả lờiXóaChị Phương Nguyên (xin phép Mập cho em ké còm cho bài của chị Phương Nguyên :), em cũng có đọc - gọi là đọc vì năm em bắt đầu đi học thì người ta không còn dạy quyển này nữa - quyển sách mà chị nói (em không nhớ tên). Lúc em đọc quyển đó em còn nhỏ lắm, chưa đi học nữa mà hihì.., nhưng không hiểu sao nhớ đến bây giờ. Nhớ hết tất cả những gì mà chị nhắc về 2 chị em Hồng và Lạc, nhớ những bức tranh minh họa sống động, nhớ những câu chuyện rất ngắn, rất đời thường, nhưng chứa đựng những bài học đạo đức sâu sắc. Đôi khi em tự hỏi, có phải là do vì những câu chuyện đó nó gần gũi, nó diễn ra hằng ngày, và những bài học đó được dạy 1 cách nhẹ nhàng, y như lời mẹ thủ thỉ chứ không hô hào, lên gân sáo rỗng nên nó khiến ta nhớ lâu và nhớ dai như vậy hay không.
Trả lờiXóaĐọc bài viết, và những replies của các bạn,
Trả lờiXóaThấy hiện thời mình đâu cần 70 ngàn tỷ để "cải cách giáo dục" hay kể cả họp hành nghiên cứu "phương hướng" tùm lum tà la v..v..
Rất đơn giản, bắt chước chương trình giáo dục từ lớp 1 đến Tú tài2 tức là lớp 12, của 40-50 năm trước
Bảo đảm sẽ không có tí gì dính líu gì đến chánh trị, bác hay đảng kể cả suy tôn Ngô Tổng Thống!!!
Ngày xưa lắm, nhân việc người ta làm ầm lên chuyện TRường BTX tổ chức cho học sinh khuyên chọn Thầy Cô... Mập cũng viết một bài ( và cũng vào sọt rác) đại loại là: Những âm bản thầy cô sẽ tạo nên những dương ảnh học trò... hoặc hình tượng hơn như một người nổi tiếng nói: Những gì nhà điêu khắc làm với phiến đá, thì giáo dục cũng sẽ làm như vậy với tâm hồn con người... ( Bài đó hồi ấy viết tay, trên 1 mặt giấy, không lưu, nên khi bài vào sọt rác tòa soạn thì cầm bằng ta gởi chữ cho hư không... gọi là ...xảy một đứa con - tinh thần. Nhiều khi thấy mình giống Mẹ Suốt 9 lần đẻ mấy lần sa -tội tình, hic!)
Trả lờiXóaCũng mạn phép Phương Nguyên trả lời em bằng câu nói muôn thuở: Hỏi, nhiều khi là đã tự trả lời được rồi!
Trả lờiXóaAnh ạ, bắt chước cũng không thật hay. Ta cứ thuận theo cái lẽ các ông bà xưa dạy ta, những điều gì hay thì ta dạy tiếp, những điều gì không phù hợp thì ta không dạy...
Trả lờiXóaMả em xét ra, ông bà ta dạy, đã gọi là dạy thì nó ra dạy, không có điều chi dở, chỉ là người ta nói nó không phù hợp thế thôi...
Dĩ nhiên nói chuyện "dạy học" là hơi đạp nhầm chân hahaha theo anh:
Trả lờiXóaThí dụ có 2 cáh dạy làm toán:
1- Mẹ có 10 đồng đi chợ hết 5 đồng vậy hỏi mẹ còn mấy đồng
2- Mỹ ngụy có 10 chiếc máy bay ta bắn rớt 5 chiếc, hỏi bọn Mỹ Ngụy còn mấy chiếc
MM dạy theo 1 hay 2; hay cả 1 và 2 ?
Sao không là:
Trả lờiXóaBi có 10 viên kẹo, Bi chia cho Na hết 5 viên, hỏi Bi còn mấy viên?
Anh nhỉ?
Dạy cho trẻ thì dùng kẹo hay bi nó gần gũi hơn tiền và máy bay.
Mẹ đi chợ là thực tế
Trả lờiXóaBắn cho Mỹ Ngụy tan xác là hận thù
Bi và Na là trừu tượng ....phải không
Bút Lâm Minh Trang vẫn còn lửa lắm nha! :D
Trả lờiXóaKẹo hay bi, hay bánh là những thứ con nít ...ưa dùng ( ngay kẻ không còn con nít cũng rất ưa dùng...) ta chọn cách kẹo, bánh , bi...
Trả lờiXóaCòn dạy bắn rơi máy bay, thì đang giờ toán, thế nào cũng có em giơ tay: Thưa cô, Mỹ thì em hiểu, còn ngụy là gì? thưa cô ta bắn rơi máy bay nó rớt xuống đầu dân thì làm sao? Thưa cô, bắn rơi máy bay gì? hehe... thì ...gọi bằng là...giương buồm ra khơi không bao giờ way lại được...
Chỉ là càng ngày càng hay cho bài của mình vô lửa thay vì ngược lại, phải không UV? hic!
Trả lờiXóaHihi...
Trả lờiXóaNgày xưa, em có nhỏ bạn, mỗi lần đi ngang xe tang, nó đều dừng xe lại, và mở mũ nón ra cầm tay, đợi đến khi xe tang đi qua rồi mới đi tiếp. Lâu rồi, em không gặp lại nó. Hôm nay đọc bài của chị Phương Nguyên em lại nhớ đến nó. Nhớ nó và nhớ luôn câu gần đây em hay tự hỏi mình, nếu bây giờ đi ngang xe tang thì nó sẽ làm gì, có mở mũ bảo hiểm ra cầm tay hay không? Rồi mở ra vậy nếu có anh công an nào đi ngang có bị phạt mấy trăm ngàn không? Hìhì...
Trả lờiXóaBây giờ nếu trúng đèn đỏ, xe tang đi ngang là MẬp giở nón bảo hộ ra cầm tay và cúi đầu... còn nêu đang chạy xe, thì chỉ cúi đầu thôi... mà cái này là do "Mỹ ngụy bị bắn rơi máy bay" dạy hồi tiểu học, chớ nhà trường ưu việt XHCN thì hem có dạy...
Trả lờiXóaNhà trường ưu việt XHCN dạy ra con người mới XHCN, biết đấu tranh giai cấp, biết tư lịu sản xức zí wan hệ sản xức zà nhìu khẩu hiệu hay ho trên trời dưới đất về con ngừ mới XHCN. Sá gì chuyện ngả mủ chào xe tang, đó tà tàn dư của bọn Mỹ ngụy.
Trả lờiXóaĐôi bợn chơi blog này viết bài đọc sướng ghia hehe. Còn được đăng báo hôm nào bậu TW lên SG thì cà phê mừng vụ này nha :))
Trả lờiXóaEm vẫn khi có dịp (ngày càng ít, bị gì gỡ mũ bảo hiểm hơi khó hì) vẫn ngả mũ chào xe tang, nhưng mà đám tang bi giờ cũng rầu lắm bị họ chơi đủ thứ nhạc, suốt ngày đêm, mình làm hàng xóm oải lắm à.
Nói ra thì nói cho vi, rồi cái gì giữ được thì giữ, chứ mọi thứ bây giờ đâu còn giống ngày xưa, mình đem nó về hiện tại coi bộ khó. Hix.
Được lời cái mần tới hen? hí hí...
Trả lờiXóaBài này gởi òi, hông có đăng May ơi... hihi! nhưng dù vậy TW lên Sè ghềnh hoa lệ, thì lũ bê tha chúng ta nhứt định phải tha ẻm đi cà phơ! hehe!
Trả lờiXóaCho đến bây giờ thì đại đa số thầy cô cũng từ mái trường mà chính trị rải từ suốt con đường đi học đến con đường đi dạy đấy chứ M ...Thế mà cũng khối chuyện cười ra nước mắt đấy .. Chị thì cho nguyên nhân sâu xa hơn chứ không chỉ vì người thầy không được học "đạo đức làm thầy" đâu ..vì suy cho cùng thì đạo đức làm thầy cũng là đạo đức làm người ...
Trả lờiXóaCòn muốn biết tại sao bây giờ tuổi trẻ lại có một số không ít chẳng thành người thế thì có lẽ chỉ có một cách trả lời "gieo nhân nào thì gặt quả ấy" thôi ... Những ai có trách nhiệm đủ tâm đủ tầm khì khắc thấy ...còn chỉ ngồi làm chuyện vớ vẩn thì xin mời ...cứ thế mà mơ !!!
Cái nguyên nhân sâu xa đó, ta là người bình thường sao cũng thấy, mà "cao cao bên cửa sổ" các anh hai, chị hai ta lại không thấy hén Gió?
Trả lờiXóaHỏi, tức là lại tự trả lời...
MM không hỏi câu nào khó trả lời cả mà ...chỉ là trả lời không dễ ..hehe
Trả lờiXóaMấy tuần nay tôi cứ phải đi làm cô hồn sống để bọn xấu cúng cô hồn, không được vô nhà chị làm cô hồn ảo, tới hôm nay tôi mới tỉnh tỉnh một chút xin làm cô hồn muộn vậy.
Trả lờiXóaĐiều đầu tiên nền giáo dục ta sai lầm chính là ở triết lý giáo dục "vừa hồng, vừa chuyên", để đạt được cái triết lý cao siêu này (Không biết của ai vậy ta!) nên chương trình học của ta mới trở nên nặng nề, cứ tối ngày nghĩ đến giảm tải nhưng đành bất lực. Có bao nhiêu học sinh, học chương trình tiếng anh do ta soạn mà sử dụng được tiếng anh, tại sao các em cứ phải học văn để học về tính giai cấp, tính đấu tranh thay vì học cái đẹp trong văn học, làm sao chúng ta có thể dạy cho học sinh không chửi thề, bạo lực khi ca ngợi "Má hét lớn chúng bay đồ chó", các em phải học hát "Nhắm đầu Mỹ súng em đoàng đoàng".... triết lý hồng chuyên cũng biến trường học của ta mới trở thành một cái túi chứa đầy các cuộc thi vô bổ của công đoàn, của thành phố, của quận, của.... với hàng ngàn bài gần như chỉ cọp qua cọp lại để đạt thành tích và cái thu được là các em biết nói dối, mọi học sinh phải là đội viên, đoàn viên dù muốn hay không, kết quả là các em trở thành bầy cừu, chỉ biết im lặng. Thì giờ đâu để các em học, và thực hành làm "Người". Chẳng có ai dám, nói thẳng rằng làm ơn dẹp cái hồng đi vì tất cả những người đang góp ý về cải cách giáo dục, đang soạn chương trình giáo dục, sách giáo khoa, đều là các quan chức, đang hồng từ đầu tới chân , và họ đang muốn nhuộm hồng tất cả mọi việc, và hậu quả là các em đang bị nhuộm đen.
Vậy ra, theo suy nghĩ của Anh, triết lý giáo dục của ta trước nay nói gọn lại đó là "hồng nhuộm thành đen"... thật đáng suy nghĩ... Hic!
Trả lờiXóa