Để Công Lý mãi xanh…
Trước khi quen biết Chị qua blog, và trước cả khi được gặp Chị ngòai đời, tôi và gia đình biết Chị qua những bài viết Ký Sự Pháp Đình ( KSPĐ) trên Báo Tuổi Trẻ. Năm 1996, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản cuốn Ký Sự Pháp đình – tập 1 và phải đến 2 năm sau – năm 1998 - cuốn Ký sự Pháp đình tập 2 mới được tiếp tục ra mắt độc giả. Cả hai cuốn đều có trong tủ sách gia đình nhà tôi, với lời đề tựa của “thủ thư”: “Tôi mua – đọc – để tự răn mình…”. Sửa nhà, bị thất lạc một lần, tôi đã tìm muốn chết. Bà chị ba, một hôm hộc tốc chạy về nói mượn hai cuốn KSPĐ để đọc vì có chuyện cần. Tôi “cắn răng” cho mượn. Cả 3-4 năm, đòi mãi, một hôm bà ỏn ẻn đem xuống cuốn 2 và nói: Hic, cuốn 1 chị tìm không thấy, xin lỗi Mập! Trời ơi, tôi gầm gừ như một con khùng suốt hôm ấy với chị mình, tiếc đứt ruột. Đến khi quen biết Chị, tôi nhiều lần ướm hỏi, định sẽ lân la xin Chị một cuốn để “bổ sung”, tôi muốn khóc tiếng Mán, khi Chị nói Ở nhà Chị cũng hông còn cuốn nào…
Chiều hôm nay phải về tìm cuốn Lệ Chi Viên cho em giáo viên dạy Sử ở Trường mượn, tôi lục tung tủ sách và không tin được mắt mình khi tìm thấy đủ hai cuốn KSPĐ… hehe, “châu về hiệp phố” hồi nào mà tôi không hay. Ngồi lật lại hai cuốn sách, đọc lại những chuyện vụ án mà mình từng đọc nhiều lần, mới ngộ thêm nhiều điều mới, mới thấy văn chương quả là lợi hại. Cũng một tình tiết tội ác ấy, ta nhìn nó ở khía cạnh để tha, thì nó thành bớt ác, mà nhìn ở khía cạnh để kết án, thì nó án chồng án…Tôi bây giờ mới đọc trọn những lời giới thiệu ( tôi ít khi đọc lời bạt của sách, vì luôn muốn mình có “chánh kiến” không lệ thuộc cái nhìn của ai khi đọc sách) của Anh Nguyễn Đông Thức ở tập 1 và Anh Lê Văn Nuôi cùng nhà văn lão thành Võ Hồng ở tập 2. Một người là bạn đồng nghiệp, một người là Sếp và một người nữa là Bạn Văn của tác giả. Để thấy, đằng sau những lời bạt trân trọng dành cho một cái tài, tôi thấy họ còn dành một cái cười rất thân ái cho cái tính cách của người nữ đồng nghiệp rất “không giống ai” của họ. Không chỉ cười, còn là cái kính trọng rất riêng của những người làm báo có nghề dành cho nhau…
Tôi biết Chị đủ chưa để có thể dài lời hơn? Nên ngừng ở nơi này khi cái vui “thấy sách” còn ở trong lòng. Tôi trích đăng lại lời những người đọc dành cho Chị, theo tôi, đây là một thứ “huân chương ưu tú” mà người dính dấp đến Cõi Văn muốn có được nhất trong đời làm nghề của mình…
Độc giả với
KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH
“…Đọc lại các bài, không những vẫn tươi mát mà còn thêm vẻ trang trọng nhờ thành sách. Từ lâu, tôi đã đánh giá cao các bài của Thủy Cúc có một suy nghĩ độc lập, ăn nói bộc trực, không thích hoa hòe, hoa sói của đứa con gái Nam bộ, Sài gòn.
Nhờ tập trung lại, các bài viết tóat lên một lòng nhân ái, một niềm trắc ẩn đối với cái không may, cái bạc phận, cái hẩm hiu của số kiếp người không được phước phần như người khác. Thủy Cúc là cây viết “nhân ái” thứ hai của Tuổi Trẻ. Rất mong còn có tập II, III, để làm pho ký sự pháp đình, lưu lại cho hậu thế …” ( Ông Lâm Võ Hòang- chuyên viên kinh tế)
“…Thú thật có nhiều chỗ tôi đã khóc khi đọc. Thủy Cúc viết, “vẽ” sao tài tình thế. Cứ như là đi vào trong tim người ta vậy. Tôi đã từng nói với Thủy Cúc rằng tôi mong Cúc trở thành một luật sư, vì tôi tin rằng với tài năng đó, nhất là với tấm lòng đó, sự tinh tế đó, Cúc sẽ là một luật sư xuất sắc, “cứu” được nhiều người” ( Luật sư Trương Thị Hòa)
“…Trước đây tôi vẫn nói với Đông Thức (1) về những bài phóng sự của Thủy Cúc mà tôi rất thích và rất phục. Tuổi già, đọc xong một bài, thấy hay lúc đó nhưng rồi lại dễ quên, nay có cả một tập gồm những bài ký sự mình đã đọc rồi, thật không còn gì thích bằng.
Thế hệ này có nhiều cây bút trẻ rất có tài, trong ấy có Thủy Cúc, nhưng còn cách thể hiện một bài phóng sự, chuyện xét xử ở tòa án mà thu hút được độc giả không phải là chuyện dễ. Và không phải cứ có sách xuất bản, có bài trên các báo thì đương nhiên là nhà văn; tôi mến Thủy Cúc vì lý do lối viết sống động, nói rất ít mà khiến người đọc – người có tâm huyết- phải nghĩ nhiều, thật nhiều…” ( Bà Tùng Long)
Trong hai cuốn KSPĐ, tôi thích nhất bài viết Tĩnh Vật của Chị ở phần cuối cuốn 1. Trong bài viết này, tôi như nhìn thấy tòan cảnh một tòa án nào đó sau giờ làm việc. Những con người mang đến sự sống động ở nơi này không còn, chỉ còn bàn ghế, và những đồ vật vô tri khác cho hình thức một phiên tòa như cái vành móng ngựa, như cái bảng gỗ khắc tên vị trí của những thành viên tại tòa. Thế nhưng trong cái im ắng “cuối chầu” đó, tác giả như lắng lòng mình lại cho những cái án đã qua, đã được xử, cho những con người mà ít khắc trước còn bình đẳng với mình về vị trí xã hội, thì sau khi bị kêu án, họ chỉ còn lại nơi nhân thân hai tiếng lạnh lùng “bị cáo”. Chị không quên nhìn về nơi chiếc ghế cao nhất của Tòa, chiếc ghế của hội đồng xét xử. Nhìn và nghĩ, rất nhân văn : “Những chiếc ghế không làm nên được con người”. Cũng như có một điều Chị thắc mắc, mà theo tôi, ẩn chứa trong đó cũng là một “nỗi niềm”: Thanh gỗ của vành móng ngựa tại sao không là đường thẳng mà lại là một đường cong?
Tôi lạnh người – như từng nhiều lần lạnh – trước câu kết của Chị : “Trong phòng xử án còn một tĩnh vật nữa. Đó là tôi” . Câu kết như một nhắc nhở cho chính mình mà tôi nghe như một lời nhắc nhở cho nhiều người. Xin đừng vô cảm trước số phận của bất cứ con người nào…
Và với tôi, bằng câu kết đó KSPĐ trở thành một cuốn sách góp phần không nhỏ cho việc giữ gìn
Công Lý mãi xanh…
Vẫn thấy quanh ta đầy rẫy những vô cảm em ạ!
Trả lờiXóaVà mình đôi khi vẫn phải cố mà vô cảm với chính mình nữa đó em.
Em là cái đứa làm biếng đọc sách và cũng quên đọc sách lâu lắm rùi chị ui. Hic..! nhìn ra cuộc sống cứ như cóc ngồi đáy giếng, thẹn lòng...
Trả lờiXóaBây giờ người ta ít tin lương tâm thuộc loại có răng ...càng không tin vào tính công minh của Pháp luật .
Trả lờiXóaTrên công lý ...còn có cái gọi là công minh nhưng phải có công lý thì công minh mới có chỗ đặt mình ..phải không M ? Xã hội càng nhiễu nhương , pháp luật càng cần nhưng trái tim biết cảm xúc chứ không chỉ là cái đầu biết phán xét mà những cảm xúc ấy ta thường bắt gặp trong những ký sự pháp đình của TC.
Cám ơn M đã giới thiệu , chị vốn ít thích đọc những vụ án ...nhất là thời buổi này nhưng nếu có dịp nhất định sẽ tìm đọc .
Em là một đứa nóng tánh Chị à, rất nóng. Cái gì bỏ vào bụng em mà bức bối, không lấy ra được là em khó chịu lắm...
Trả lờiXóaBạn em nói: thà như vậy... hôm nay nghe Chị than về cái vô cảm, mừng là mình vẫn biết ...cảm cúm Chị à!
Hãy thử đọc sách trở lại. Nói chuyện với em, dù không nhiều, Mập đâu thấy có con cóc nào đâu... chẳng qua là thời gian vừa rồi, cuộc sống bắt em phải đọc những cuốn sách lọai khác...
Trả lờiXóaThong thả và lòng lắng dịu rồi, thì đọc lại nhé...
Em hân hạnh quen đượcChị Thủy Cúc mới vài năm, thỉnh thỏang ngồi gần bên Chỉ... cứ nhìn cái vẻ tưng tửng của Chỉ khi nói chuyện, nhớ lại KSPĐ ... mới thấy câu "đừng trông mặt mà bắt hình dong" nó đúng ghê...
Trả lờiXóaNhất là lúc em với Phương Nguyên nghe Chỉ tiếp bạn đọc... hiếm thấy ai ân cần và chu đáo hơn... gặp em chắc em nổi khùng mà Chỉ kiên nhẫn thấy sợ luôn Gió!
M là người có lòng với cuộc đời này. Đáng quí lắm.
Trả lờiXóaEm cảm ơn Chị... Mẹ em rầu lắm, lúc nào cũng sợ phải đi ...thăm nuôi em... hehe!
Trả lờiXóaMập quả là người nhạy cảm
Trả lờiXóaNhạy thì em hông biết mình có hông nhưng ....cảm là thường xuyên...
Trả lờiXóaEm thấy chị Thuỷ Cúc dễ gần, vui vẻ, chỉ còn rất thẳng thắn và tử tế (theo định nghĩa của Trịnh hì hì).
Trả lờiXóaKhông biết có phải em cũng hay "tửng tửng" mà thấy chỉ cũng bình thường chứ hong tửng lém. Đôi khi em thấy "hạnh phúc" vì khi có dịp "tiếp cận" người mình rất hâm mộ lại "dĩa xương" như vậy.
Tự hỏi, ko biết nếu mình cũng được hâm mộ, cũng nổi tiếng (tự thân ko cần ai lăng-xê) như vậy liệu mình có còn được đáng quý mến (tự nhiên ko ai sơn phết) như chị Thuỷ Cúc hem ?
Mập hông biết ngoài MẬp, Phương Nguyên và hội tám của mình còn ai hâm mộ May nữa hem, chứ Mập rất hâm mộ May...
Trả lờiXóaMỗi khi May có bài viết là MẬp mua đủ 5 tờ bào TT, phát cho 5 đối tượng có liên wan là nhà, nhà thằng Bờm, nhà Chị Yến ( vì chỉ coi báo mạng) và tủ sách chi đoàn Trường để phe phang ( có kèm gằn giọng): đọc trang Phốp lực nghen, có bài của BẠn con/em/tui/tao tùy theo đối tượng dzà wàn cảnh hehe!
Mèn ui, phái quá :D.
Trả lờiXóaEm cũng rất hâm mộ chị Thủy Cúc.
Trả lờiXóa:)
Hehe, tớ cũng rất hâm mộ May.
Trả lờiXóaNhắc tới chị Thủy Cúc, tôi chợt nhớ tới hồi còn làm nhà 360 cũng mon men vào nhà chị, chị là một trong số ít người mà tôi rất kính trọng. Sau khi tan 360 tôi cũng tìm nhà mới của chị hoài Tôi vốn là người rất căm ghét các bài viết về vụ án trên các báo chí của ta, vì tôi cho rằng, báo chí đang khai thác khía cạnh "con" của con người để câu khách, vậy mà khi vô tình "bị" đọc một bài ký sự pháp đình của chị trên báo tuổi trẻ, tôi đã phải mày mò cả tháng trời lục lại chồng báo cũ của mình, tìm ở nhà bạn bè, nhà người quen để đọc lại các bài viết của chị, và biết rằng đây là người duy nhất có cái nhìn về khía cạnh "người" của vụ án, đọc chị để thấy thêm yêu đời, yêu người, biết vị tha nhưng cũng biết tự răn mình. Và cũng từ sau đó tôi lại hết căm ghét, mà trở nên khinh bỉ những tờ báo viết về vụ án, lỗi này cũng lại là do chị Thủy Cúc, nhưng xin cám ơn chị vì nhờ đó tôi đỡ tốn một mớ tiền cho ..... (không biết gọi nó là gì để không xúc phạm tới các đồng nghiệp của chị Thủy Cúc)
Trả lờiXóaHehe, ta tuy hông yêu nhau nhưng cùng hâm mộ một người... tiếc gặp nhau muộn wớ... hihi!
Trả lờiXóaMình nóai thiệt đa, mình cũng hâm mộ bạn GÀ và bạn nhỏ của bạn Gà lém đa!
Ta lại cùng hâm mộ thim một ngừ...
Trả lờiXóaTôi xin phép Anh gởi comment này cho Chị TC. Chị ấy giờ chỉ có nhà trên Facebook, không chơi multiply, uổng quá...
Trả lờiXóaGặp Anh mừng quá, Anh còn bận mấy cái hội thảo phải gío không? hehe!
Hehe, em May mà đọc mấy cái còm này, có khi lại bay tít lên giời chị ạ.
Trả lờiXóaHehe, vậy là chị em ta hâm mộ lẫn nhau héng chị.
Trả lờiXóaĐúng, đúng...
Trả lờiXóaChứ còn gì nữa, giờ mới đáp xuống được nà anh Gà :)))
Trả lờiXóaHà hà, sao đáp xuống sớm vậy.
Trả lờiXóaTại ở "trển" một mình buồn quớ :D
Trả lờiXóaỞ một mình thì buồn...thình lình là đúng òi... hehe!
Trả lờiXóaxuống đây có bờ lốc khua lốccốc nó dzui khi có tui hơn! hehe!
Ngừ May thí MẬp vận dụng "giáo khoa thư @" sát hủ đầu mưng mủ hay hông? hí hí!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa