Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Entry For 17 May, 2011- Luận văn về "nước mắt wê hương"

Trường THCS N. Quận G.      KIỂM TRA XẾP HẠNG “BỢM”

Lớp: ngọai trú                                MÔN : TẬP LÀM VĂN

                                                         NĂM HỌC 2010-2011

Học sinh: Lâm Thị Bợm          ( Thời gian: Khi nào tỉnh thì…nộp)

Đề tài: Bằng hiểu biết ( có thể nông cạn) và kinh nghiệm ( có thể tràn trề) Em hãy nêu những tác hại của Rượu một cách thuyết phục nhất.

Bài Làm

          Hiện nay mỗi khi nói đến thực trạng của ngành giáo dục Việt Nam, người ta hay ví nó như một con thuyền đang chao đảo. Trạng thái này thọat trông rất giống như hành vi của những anh chàng/cô nàng (hoặc cao tuổi hơn một tí là của những ông/bà) đã ngấm nhiều chút một thứ nước mà ta gọi- à không- người Nam bộ gọi là rượu, người Bắc bộ gọi là cồn, nhưng hiện nay, dân Bợm không phân biệt địa giới Nam Bắc, gọi chung nó bằng một “mỹ cụm từ” đó là “nước mắt wê hương”. Chính vì thứ nước này là nguyên nhân của mọi nguyên nhân cho cái hành vi ta gọi là “chao đảo” nguy hại đó từ con người đến cả một ngành “quốc sách”, một nghề “quốc trọng”, nên việc đi phân tách tác hại của nó chính là để giúp cho nhiều ngành, nhiều địa phương có thề mần hàng chục dự án (*) giải trừ tác hại, để phục hồi nhân phẩm ( cho cá nhân chao đảo) và phục hưng tấm gương ( cho ngành).

            Rượu, không ai biết đích xác nó ra đời từ khi nào. Chỉ biết, trong wá khứ, có một người nổi tiếng ( xin lỗi Thầy cô “dám khổ”, em trót wên tên và wên cả luôn người đó nổi tiếng vì lý do gì) đã nói: Thượng đế tạo ra trái nho, con người đã lấy nho làm rượu. Suy ra từ câu nói này, ta có thể kết luận khái quát

rằng: Từ khi lòai người thóat khỏi thời kỳ hái lượm, bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi, thì lúc đó, rượu đã xuất hiện. Như vậy, theo cá nhân em: bằng vào lịch sử tiến hóa lòai người theo “học thiết” Mác xít, nếu rượu có hại, thì lẽ nào, từ rất sớm vào thời cộng sản nguyên thủy, con người đã  tự chế tạo ra thuốc độc để mà …tự đầu độc mình? Và tại sao phải đầu độc mình cho chết sớm, khi xã hội này báo trước hàng triệu triệu năm sau sẽ có một xã hội cộng sản khác rất thiên đường? Đặt ra câu hỏi phản biện này không phải để tán dương cho rượu hay để nói rằng rượu không có hại. Mà ý em muốn nói: Trên hành tinh tới ¾ là nước…muối ( có anh nào đó- cũng nổi tiếng lắm mà em cũng trót wên tên òi, đã đại ngôn nói đó là ¾ nước…mắt) của chúng ta, sự đau khổ đi cùng nhân lọai từ khi khai thiên lập địa. Và trong muôn vàn cách giải quyết những đau khổ trần ai đó, con người- đặc biệt là đàn ông- giới meo( male)- đã chọn cách giải quyết dại dột nhất ( thật đúng bản chất của họ) đó là dùng một thứ nước có khả năng làm quên đau khổ trong một thời gian ngắn và duy trì sự đau khổ đó đến muôn đời, ấy là rượu. Vì vậy tác hại đầu tiên của rượu theo em, đó là nó làm tăng le vồ ( level) của đau khổ. Do đó, thật không vô lẽ khi sau này, nhân dân Việt Nam- à không- các meo Việt Nam-đã thống nhất cao trong việc gọi rượu hoặc cồn bằng một cái tên chung đó là “nước mắt wê hương”. Nước mắt là phải buồn, khóc hòai thì sẽ mù như Lục Vân Tiên, hoặc không thì cũng quáng gà, nên thỉnh thỏang khi dùng “nước mắt wê hương” ta lại nghe các meo rống to một cách ai óan: A! đây rồi! Làm cho một số chú cẩu, sau tiếng rống đó, thốt lên nhiều tiếng “ẳng” ai óan gấp đôi và vào nồi. Thật là điên.  Vì vậy, em cho rằng tác hại thứ hai của rượu đó là làm cho một số người điên và sau đó là giống cẩu ( không phân biệt ta, tàu, béc giê hay Phú Quốc, thậm chí chi wa wa, cũng không phân biệt giới tính) bị đặt trước nguy cơ tuyệt chủng. Vì thế tác hại thứ ba của rượu là làm cho cẩu tuyệt chủng (**). Đây là những tác hại dựa trên kinh nghiệm tràn trề của một đứa có địa chỉ cư trú rất gần với khu Ông Tạ- nơi chuyên tiễn các chú cẩu lên đường… sớm hơn dự định- là em.

     

      

Về tác hại của Rượu theo những tài liệu xưa cổ nhất còn lưu giữ lại, thì ta biết, Truyền thuyết cổ còn cho rằng khi Thượng đế tạo ra Bà Ê và làm cho ông A Đam tự dưng bị mất cái xương sườn một cách đáng tiếc ( ngay từ thời đó, Bà Ê Và đã biết bảo vệ môi trường bằng hình thức “nuy” òi, thật đáng khen! Có lẽ chính vì ý thức trách nhiệm xã hội của Bà quá cao như vậy, nên đã làm cho ông A Đam buộc phải cưới gấp Bà, dù chưa muốn, chứ không, cứ để Bà đi lòng vòng bảo vệ môi trường hòai bằng hình thức đó, thì e là ông sẽ mất thêm nhiều xương sườn nữa để …cân bằng ý thức hệ). Không chỉ mất của, lần bị thương phải mổ một cách sơ khai không vô trùng đó có lẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, nên không chỉ đi ẹo ẹo, ông còn tự dưng thèm… chua. Chính vì thế, không cần chờ Bà Ê Và xúi lần thứ hai, một ngày kia, ông đã dại dột nuốt trọng quả táo và bị mắc cổ.  Ta gọi cái cục chạy lên chạy xuống nơi cần cổ các meo ngày nay đó là ami đam ( hehe- tức là bạn của A đam). Thọat tiên, nó gây ra sự vướng víu cực kỳ khó chịu cho ông A Đam, làm ông rất wạu ( Truyền thuyết này được ghi trên lá cây táo, bằng thứ mực chế từ nọc độc của con rắn đã khè ông A Đam). Nhưng chỉ hai tuần sau, khi miếng táo mắc cổ đó lên men… thì nó lại kết hợp với nước miếng tạo ra một thứ nước khi đi qua cổ họng tạo nên vị cay cay, nồng nồng và gây nên hội chứng ảo giác hết sức dễ chịu. Dễ chịu đến mức, khi Bà Ê Và nấu cơm 7 tầng và nướng con nai ( không biết thời đó có nai đồng wê chưa?) khét lẹt, ông vẫn âu yếm nói: Hờ ni, dú à vé rì gút! Làm Bà Ê Và té bật ngửa, lăn gần vào bếp, tí nữa thì  cháy trụi mái tóc ( Có lẽ từ kinh nghiệm này, khi thấy sức nóng của lửa làm cho tóc quắn lại, nên Bà đã viết lại kinh nghiệm cũng trên lá cây, làm cơ sở pha học cho  nghề uốn tóc ngày nay chăng?). Từ đó, cứ mỗi khi Bà sắp làm hỏng đồ ăn, thì Bà lại nhét vào họng ông một  trái táo cho nó lên men. Nhưng chờ nó lên men thì lâu quá, nên Bà đã làm sẵn vài cái lu để đựng táo lên men sẵn…và thế là “đường rượu bia giờ đã thênh thang, Đam chưa xơi chưa phải là Đàm”…Rượu góp phần biến thực thành ảo, làm hư thành hay, làm xi cà we thành …trên cả tuyệt vời… tác hại lừa dối thị giác, xúc giác, vị giác và …tạo ra ảo giác đó của Rượu chính là tác hại thứ tư mà em muốn trình bày ở đây.

            Nhưng, không chỉ gây ra tác hại trên các meo, và nếu chỉ đề cập đến các meo không thì quả là em đã vướng vào tội “phân biệt giới” hiện đang là đề tài “hót” của các diễn đàn xã hội. Theo một thống kê xã hội học chưa đầy đủ, không thể biết tên tác giả, thì tỷ lệ của các meo và phi meo ( female- đờn bà) ngồi cùng trong những tiệm có “nước mắt wê hương” vào mỗi chiều hiện nay là đờ xêm ( the same) tức là 5-5. Đờn ông lấy rượu giải sầu ( càng sầu thêm) làm sai lạc các thứ giác và tạo ra nhiều hành vi dại dột, thì đờn bà cho rằng, họ cũng có cùng chung những nguyên do đó để đến với rượu, nhưng họ lại còn thêm một nỗi buồn nữa khác đờn ông, đó là các ông đâu phải chợ búa, cơm nước, dạy con học, chạy trường, điếu đóm cấp trên ông xã, cấp thầy cô của con, đờn ông đâu phải… đẻ mà còn buồn tới vậy thì đờn bà bao thầu hết thảy mấy chuyện đờn ông “đâu phải” đó còn buồn tới đâu? Rượu đã tạo ra hội chứng lây lan từ meo sang phi meo và tạo ra tánh ganh tị giữa đờn bà với đờn ông làm cho nội bộ rối rắm, gia cang náo lọan, chén đĩa kích cầu từng chục, từng chục cho những lần 5-5 hoặc những lần nổi cơn “ganh tị” đó cũng ngày càng tăng, theo bản thân em đó là tác hại vô cùng lớn của rượu. Chưa kể, khi rượu vào đờn ông có thể cho lời ra thì đờn bà cũng rứa. Bình thường, khả năng “văng lời” của đàn bà vốn ở một đẳng cấp cao hơn đờn ông, khi có thêm xúc tác của rượu, đẳng cấp này tăng vùn vụt như giá xăng, giá vàng ở ta. Đờn ông uống rượu là lái xe hông nổi, lạng quạng hay leo lề. Đàn bà uống rượu không leo lề, mà luôn chạy giữa đường, vì lúc đó : chạy vậy nó mới vững nghen tụi bay! Chạy vậy người ta kính nể, vẹt ra cho mình chạy! ( Đó là lời mà các bạn em nhắc lại lời em sau một buổi em thử độc dược gần đây nhứt, thưa thầy cô!). Và đó là một hành động ta gọi là “thay trời hành đạo…dừa”, vì có khả năng cho ta một cái đầu láng coóng và vài ba nhát khâu là trường hợp may nhứt, còn thì là “thành kính phân ưu” hết thảy.

            Túm lại, rượu không phải là một thứ nước giải khát hay giải sầu. Đó là một thứ độc dược mà ta nên tránh xa nó khi chưa tới tuổi biết buồn. Còn khi đã biết buồn rồi, thì theo tổ chức Y tế thế giới ( đúp lờ vê ếch ô) – buồn có khả năng làm giảm tuổi thọ con người- nên phải tìm cách giải sầu. Và không có cách giải sầu nào nhanh cho bằng sử dụng phương pháp “nâng lên đặt xuống”. Dù em đã trình bày ở phần mở bài rằng đó là cách giải sầu nhanh…chết nhất. Nhưng nếu sống trên đời mà buồn hòai thì chết nhanh biết đâu ..vui hơn. Và khi được lên thiên đàng, em nghe nói, trên đó có thứ rượu nho thượng hạng, có thể làm ta bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, vạn sầu cũng bỏ ( mạng). Em hy vọng rằng bài văn này của em sẽ gióng lên hồi chuông báo động cho những ai đổ tội chao đảo của mình cho rượu. Đặc biệt, nhờ bài văn này của em, ngành giáo dục sẽ thấy hướng mở ra cho nhiều dự ớn dễ ẵm bạc hơn mấy cái dự ớn tiển sinh đại học, trung học, tiểu học và mẫu giáo học xà wần hiện nay…

            Văn bất tận ngôn, rượu bất tận từ, em xin ngừng nơi đây, kính chúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt… Vô cùng thương tiếc…./.

           

Chú thích phần *: Thưa Thầy cô, các dự án này rất vui, rất dễ …ẵm bạc… mà lại luôn luôn phải “nâng lên đặt xuống”- gọi là thử, thì mới tìm ga nguyên nhưng được.

Chú thích phần **: Xin thầy cô đừng nhầm lẫn Cẩu tuyệt chủng với anh chàng “cẩu tạp chủng” Thạch Phá Thiên trong Hiệp Khách Hành của Kim Dung tiên sanh nha.

19 nhận xét:

  1. Khoái cái lập luận này quá ... Nói thế hẵng tèng teng...rồi đọc tiếp

    Trả lờiXóa
  2. Đọc tới đây nghỉ ...cười bò càng chút nà ...hahahahahah

    Trả lờiXóa
  3. Nói chung Rượu là cái thứ làm người ta xà quần giống y cái ngành GD nó đang xà quần với linh tinh chiện M hử ?
    Từ bài văn của MM chị nghĩ sao đề thi tốt nghiệp sắp tới các anh lãnh đạo mình không ra thử cái đề quá gần gũi này cho HS nó nói nghe ta ...Chị tin từ 80 - 90% HS mình có kinh nghiệm về rượu qua cha, anh chị ,cả mẹ và ...cả chính nó nữa ...Biết đâu ..đụng phải tài năng về ..."Bợm học" tương lai , M nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  4. Nghe Gió nói câu này, em nghi Gió vừa mới mở mấy cái lu của bà Eva ra nếm thử wá!
    Hehe!

    Trả lờiXóa
  5. hahah ... chị không biết uống bia nhưng rượu thì có thể chút ít mà M ...

    Trả lờiXóa
  6. Mấy hãng rượu mà đọc được bài văn này thì chắc chị sẽ...nhanh nổi tiếng ah!
    Bài văn thoạt nhìn có vẻ lông bông, nhưng nghiệm ra có quá nhiều tiếng chuông được gióng lên cảnh tỉnh.

    Trả lờiXóa
  7. Em ơi, nhưng nó đúng là lông bông thiệt...

    Trả lờiXóa
  8. Đọc xong duyệt cho "Trò Mập" ẩm chức Bợm hùng biện hè hè hè

    Trả lờiXóa
  9. Hí hí...Mấy điểm chớ, đang mùa tiển sinh mừ!

    Trả lờiXóa
  10. Đọc xong tôi mới phát hiện ra "nước mắt quê hương" là kẻ thù của cả nhân loại, nên tôi đành phải xin lỗi cái "nhà ghét" xin nghỉ một một buổi để đi nhắm thẳng quân thù mà tới, thề ăn tươi nuốt sống kẻ thù. Hy vọng ngày nay sẽ xử được khá khá kẻ thù, rồi quay lại hầu chuyện tiếp với chị về cuộc thi "bợm giỏi, bợm ngoan" mà chị mới phát động,

    Trả lờiXóa
  11. Anh ơi, đánh kẻ thù lớn mạnh như thế là phải có sức mạnh toàn dân... Anh đi một mình nguy nhiều an ít... Anh cho tôi tòng quân theo với...hihi!

    Trả lờiXóa
  12. Cảm động quá đi mất . Bạn bè ta toàn người yêu nước . . . lên men . Thà chết không chịu hi sinh .

    xụt xịt . . . xụt xịt . . .xụt xịt

    Trả lờiXóa
  13. hehehe ... rượu là một trong những nguyên nhân làm ngừi ta chao đảo, còn làm cho giáo dục chao đảo thì .. thì do nguyên nhân gì ta ...

    Trả lờiXóa
  14. Do là giáo dục có chứa quá nhiều giáo viên, cán bộ w ản lý..chao đảo chứ còn do cái gì nữa chớ.... hihi!

    Trả lờiXóa
  15. Hehe, sau nước lên men là tới nước...lên cơn... hí hí!

    Trả lờiXóa
  16. sao giống ..
    con kiến mà leo cành đa
    leo phải cạnh cụt leo ra leo vào
    con kiến mà leo cành đào
    leo phải cành cụt, leo vào leo ra
    haha

    Trả lờiXóa
  17. sau nước ... lên cơn là nước ...lên tiên ...
    ọc ọc

    Trả lờiXóa
  18. Có hình ảnh nào tươi bằng lúc MM cầm ly bia hông ta? ;;)

    Trả lờiXóa
  19. Hihi, chắc là không có đâu UV...

    Trả lờiXóa