Làm sao không nhớ…
36 năm trước, tôi còn là một con bé con vô lo, nghịch ngợm và có một gia đình đông đúc 11 người. Ngày 28/04 năm ấy, buổi chiều lên trường trong một Lễ bế giảng, có bế giảng mà không có Lễ. Tôi lặng lẽ nhận thành tích biểu của mình, lặng lẽ sang phòng giám học nhận phần thưởng cuối khóa và lặng lẽ nhìn bạn bè trong lớp chỉ còn một nửa so với đầu năm. Tôi lững thững đi bộ ra về, Phủ thủ tướng hàng rào kẽm gai dày đặc, đường Cường Để bị chốt chặn hai đầu, những người lính mặc quân phục rằn ri nhìn dữ dằn nhưng ánh mắt và cả khuôn mặt họ thì lại âu lo, nhớn nhác. Tôi đi bộ suốt dọc dài Thống Nhất để về trụ sở hãng dầu Esso nơi Bố làm việc. Bố đưa xuống canteen của Sở. Bác Mitchum tóc vàng hoe khen tôi nói tiếng Anh tốt, mua cho hai thanh caramen to đùng. Các cô, các bác đi ngang xoa đầu khen tôi học giỏi khi nhìn chồng phần thưởng trên tay. Bố đưa đi sang Givral ăn bữa kem chiều, định vào Casino Sài gòn xem phim nhưng toàn phim cũ… tôi tung tăng bát phố cùng Bố, không nhận ra hôm nay Bố không ăn kem cùng như mọi khi, không nhận ra ly cà phê của Bố còn đầy nguyên cho đến lúc về, không nhận ra Bố cũng có một đôi mắt và khuôn mặt âu lo, nhớn nhác y như những người lính kia…
36 năm trước, tôi không nhận ra mình sắp trở thành một “chứng nhân lịch sử” cho một đổi thay… không nhận ra cho đến tối đó về nhà, lần đầu tiên chạm mặt bom đạn khi những tiếng pháo đầu tiên nã vào phi trường Tân Sơn Nhất…
Làm sao không nhớ…
10 năm sau ngày tháng ấy, tôi trở thành một thanh niên 21 tuổi lửng lơ đứng trước một con đường mình không tự chọn mà đành phải chọn bởi sức người có hạn. Người thanh niên 21 tuổi ấy bàng hoàng nhận ra gia đình đông đúc của mình giờ đã không còn danh xưng ông bà nội, ông bà ngoại. Các ông bà lần lượt theo nhau về cõi trong cái khổ của bệnh tật không đủ thuốc men, trong cái rã rời không muốn làm khổ thêm con cháu.
Tôi vào đời không chút mục đích, chỉ muốn làm một công việc mà tự mình không thể xấu hơn. Không chỉ gia đình vắng dần, Bạn bè tôi lần lượt trong 10 năm, cũng vắng đi quá nhiều. Những lần họp mặt cứ nhìn cái bàn tròn rộng ra, rộng ra mãi mà thương. Thương nhất là những người ra đi, không ràng buộc bởi bất cứ hẹn hò nào, vẫn cứ, bằng tất cả tình cảm thiếu thời gắn bó, chắt chiu những khó khăn xứ người để giúp đỡ những khó khăn quê nhà. Bạn bè nuôi tôi ăn học, không thành tài nhưng ít ra thành người. Nuôi và luôn luôn nhắc: Muốn gì thì báo, đừng làm bậy nghen Mập M.
36 năm đã qua, quá khứ tưởng chừng như đã nằm ngủ yên, thật yên nơi nào đó trong góc trí nhớ vốn nhỏ nhoi và mong manh của con người. Vậy mà, đêm qua, không ngủ được vì cái họng sưng to và sốt, tôi ậm ừ nhận điện thoại của Bạn gọi về từ xa. Không chỉ 1 người gọi, mà là nhiều người. Bạn bè tôi đang làm một cuộc reunion bất ngờ nơi xa xứ. Chúng hè nhau gọi về, và những cười khóc bất ngờ qua phone nhắc gợi lại hết những hợp tan 36 năm qua tôi từng. Cuộc nói chuyện kéo dài hơn 3 tiếng, đến nỗi mẹ tôi sốt ruột quá cho cái họng của con mình đành phải nhắc. Lũ bạn ngớ ra, tranh nhau chào hỏi, rôm rả cả một góc nhà vào rạng sáng.
Bạn nhắc mùa này Trà Vinh năm ngoái và khi nghe câu chào của tôi: Mình rất nhớ mọi người thì òa khóc… tôi hình dung những khuôn mặt dãi dầu của lũ bạn nối khố của mình, nhìn lên bàn thờ nhìn ảnh ông bà, nhìn lại mình tóc cũng đã bạc nhiều đi… mới thấy cái hữu hạn đời người gói trong cái vô hạn thời gian… để, bên cạnh cái nhớ, tôi nhủ mình cần biết quên để sống cho thanh thản trước những việc không thể tái hồi…
Tôi nhớ và quên chỉ để trong mình còn đọng lại nỗi mừng: Tôi vẫn là tôi của gia đình, của bạn bè… để đã đi qua một đoạn đường dài lắm của cuộc đời với những đổi thay nhiều khi xấu hơn là tốt … và được an nhiên…
Em đọc entry này mà xúc động quá
Trả lờiXóaCám ơn chị kể về một thời lịch sử mà E chưa bao giờ trã qua để cảm nhận hết tất cả.
Có những cuộc chia ly mà buộc phải chọn lựa vì sự sống còn của mình chị hả. Nhưng hok có sự chia ly nào trong tâm mình
Thật đúng là mình cũng là "nhân chứng lịch sử" mặc dù lúc đó sợ gần chít lun. NHà tui là cái nhà đúc duy nhứt trong xóm, cả xóm kéo tới núp vì sợ "đạn lạc". Rồi nhớ cảnh ba về nhà, nói là anh em trong đơn vị kêu ba lên tàu đi mà ba không thể bỏ vợ con , nên ... lội bộ về nhà.
Trả lờiXóa36 năm. dài với một đời người nhưng chưa được cái chớp mắt với lịch sử đất nước. Tuy vậy, 36 năm này cũng quá nhiều chuyện để nói, để kể. Chỉ mong một ngày, mọi người có thể nói thật hết những gì mình thấy, mình nghĩ và mình muốn. Mong lắm thay.
một quãng đường gian khổ, khắc nghiệt, nhiều chia ly, nước mắt, nhiều biến động đau lòng ..
Trả lờiXóavâng, rất mừng là " Tôi vẫn là tôi của gia đình, của bạn bè" nhưng, vẫn có những cái không thể quên, từ trong sâu thẳm vẫn nhói lên nhưng cơn đau, quặn thắt. Nhớ và quên, đôi khi trở nên khó khăn cho một kiếp người đến vậy sao ...?
Trả lờiXóaMẹ heo à, em sinh năm 1979, cùng năm với đứa con nuôi lớn nhất của nhà Mập- Cháu Tifou. Cháu hiện giờ cũng đang ở Pháp và sắp làm mẹ lần thứ hai. Cháu lớn lên và cái khổ của những năm 78-79 cũng đỡ dần... nhưng khi nào về VN chơi, câu chuyện giữa cháu và nhà Mập bao giờ cũng có chữ "ngày xưa..."
Trả lờiXóaNhắc một chút để dằn lại chút lòng vẫn còn đang xúc động hung từ đêm qua...
đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 năm nay của thành phố tui rất hay Bạn à... "cô giáo đưa hai nửa của một trái banh cho hai em học sinh nhận xét. Một em cho rằng màu trắng, một em lại nói banh màu đen..." Em có nhận xét gì về hình ảnh này...
Trả lờiXóaTui cũng thấy, sự kiện thì là sự kiện, nhưng còn tùy vào từng người nhìn về sự kiện đó ra sao, phải không Bạn? Đó là chưa kể, Sử liệu cũng là con người. Mà là con người thì bao giờ cũng có chủ quan...
Chia sẻ giữa hai mình mình cũng là hai chứng nhân lịch sử, tất nhiên cũng có chủ quan hen...
Ôm cái nà...
mong cháy lòng í, bạn à ..
Trả lờiXóaKhó khăn hay dễ dàng là tùy vào mỗi người Anh Hienminh ạ!, bởi vì...khó dễ tự lòng ta mà...
Trả lờiXóaViết hay lắm Minh Trang . Đọc nó cũng nhanh loang loáng , cũng bùi ngùi như thời gian trôi qua . Đã 36 năm , một hành trình dài chìm nổi , mà như chỉ mới đây thôi
Trả lờiXóa"tôi nhủ mình cần biết quên để sống cho thanh thản trước những việc không thể tái hồi…"
Trả lờiXóaEm thích câu này quá! cứ như châm ngôn sống á...:)
Vâng, thật tình ngồi nhắc và nhớ, thấy mọi việc như mới hôm qua, hôm kia, thế mà đã 36 năm rồi...
Trả lờiXóaThì thỉnh thỏang cũng phải "phún xuất" vài câu... châm...chích ngôn chớ... hehe!
Trả lờiXóaĐọc xong mà thấy cảm xúc lẫn lộn, đan xen quá chừng chị ạ! Em muốn đọc lại lần nữa!
Trả lờiXóaEm xinh cứ thỏai mái đọc đi đọc lại... cưng à!
Trả lờiXóaGợi nhắc quá khứ là để được trải lòng... nếu được đón nhận thì thật vui...
Những cô bé con của những năm xưa đó giờ cũng đã 49, 50 tuổi....Chớp mắt, cuộc đời như giấc mơ....Đọc entry của em và liên tưởng , mọi thứ cũng ...mới như hôm qua .. Chúc em an nhiên !!
Trả lờiXóaThấy bạn Suối hưởng ứng với Map một entry , bạn PN cũng muốn ké vô cái đề tài "nhớ" này, để coai....
Trả lờiXóaHic, hic, Chị ơi! em nói xa xôi mà sao Chị nỡ khai hụych tẹt tuổi Chị em mình ga hết trơn dạ Chị, hehe, mần sao còn đường ...lừa bờ lốc chớ... hí hí!
Trả lờiXóaCảm ơn Chị...
Mần một cái đề tài... 36 năm trước chưa có ...chỉa chó, chỉ có chôm chó hén.. hehe!
Trả lờiXóa36 năm trôi qua đôi lúc quay đầu nhìn lại cũng bùi ngùi, em thuộc thế hệ sau 75. Những cảnh đàn anh đàn chị nếm cực khổ em chỉ có thể nghe qua lời kể, nhưng đúng là thời ấy rất nhiều tri thức không được làm đúng việc mình mơ ước, phải mưu sinh bằng đủ nghề chân tay. Thất vọng, u uất cũng có, và cũng cố gắng vượt qua để hướng đến tương lai an nhiên hơn.
Trả lờiXóaEm ơi! Mập bi giờ già rồi, nhìn lại 36 năm thanh niên của mình, chỉ nghĩ đơn giản: Ngay torng gia đình, khi biến cố xảy ra cũng có người được, người mất... thì nói chi đến biến cố của một quốc gia... đặc biệt là loại biến cố do chiến tranh mang lại. Ai đó nói: Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại! mà... Nên Mập nghĩ cứ trách móc, sầu khổ hoài đâu có giải quyết gì được... nên quên đi sống cho vui một kiếp người vốn ngắn, nhiều âu lo...
Trả lờiXóaCó điều, bây giờ người ta làm bậy nhiều quá, nên khiến cho mọi người ngoái nhìn quá khứ nhiều hơn, điều này có cái hay mà cũng có cái ...không hay...
Ngày này chắc cũng còn nhiều người nhớ tới, có điều chắc mỗi ký ức đều khác nhau. Dân tộc này bất hạnh !
Trả lờiXóaHehe, có thể trăng xì lết câu của May ra thành: Ta sanh nhầm thế kỷ... khửa khửa khửa...
Trả lờiXóa