Tôi viết bài gởi cho báo nhiều khi viết rất nhanh- khỏang 45-60 phút một bài, nếu đang nặng nề những bức xúc. Nhưng nhiều khi lại viết rất chậm, khỏang 1 tuần đến nửa tháng mà chỉ được đôi dòng. Đó cũng là lý do, vì sao 23 năm trước, không thể nhận lời làm báo vì biết cái tính “không chuyên nghiệp” của mình. Nhưng dù nhanh hay chậm, mỗi bài báo tôi viết ra- entry cũng vậy- đều là những đứa con mình nâng niu. Tuy nâng niu nhưng không bao giờ làm cho chúng “con hư tại mẹ” bằng cách “tự hào”. Tôi tôn trọng sự biên tập của tòa sọan. Nhưng, càng về sau này, một số lần, sự biên tập thiếu cẩn thận của tòa sọan làm ngừơi-viết-tôi dường như không nhận ra “dung mạo” của con mình. Tôi cũng rất tôn trọng tòa sọan ở chỗ những bài được đăng không bao giờ tôi post lại ở entry, nhưng hôm nay thì không thể. Tôi đọc bài báo sáng nay của mình, hòan tòan không hiểu mình viết gì, và làm sao lại có thể có một bài báo như thế của mình, nên đem cái bức xúc đó về đây để “đối chiếu”, tôi buồn…
( Link cần dẫn : http://tuoitre.vn/Giao-duc/416618/Nguoi-lon-co-tu-dieu-chinh.html )
Bài trên Báo sáng nay 20/12/2010:
Thứ Hai, 20/12/2010, 04:39 (GMT+7)
Người lớn có tự điều chỉnh?
TT - Từ các hiện tượng tiêu cực hiện nay trong môi trường giáo dục, nhiều người có suy nghĩ rằng hình như học sinh đến trường cũng phải “sống chung với ô nhiễm tinh thần”. Với suy nghĩ đó, nhiều diễn đàn đã mở ra để mong tìm một giải pháp.
Thế nhưng, đi đến cùng trên các diễn đàn đó vẫn là chuyện nhóm đối tượng có liên quan này (nhà trường, thầy cô) chuyền “quả bóng trách nhiệm” về cho nhóm đối tượng khác (xã hội, gia đình). Nếu không chuyền thì cũng cố gộp chung trong một cộng đồng trách nhiệm.
Nhà trường đưa ra một số thống kê để lý giải hiện tượng phụ huynh “cá biệt”. Tất cả thống kê mà nhà trường đưa ra với những minh chứng sinh động, là phụ huynh, tuy rất xấu hổ và bức xúc, chúng tôi vẫn phải thừa nhận đó là sự thật.
Trong khi đó địa vị, nhân cách của thầy cô hiện nay trong lòng phụ huynh đang ở “cung bậc” nào, chỉ có trời mới biết. Có người đổ tại xã hội một thời đưa ra quan điểm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.
Nhiều người khác đổ tại vì miếng cơm manh áo, người thầy trong lúc bươn chải đã đánh mất phần nào sĩ diện của mình. Hoặc cũng có người cho rằng vì đồng tiền đã hiện diện như một biện pháp được “thu xếp” trở nên bình thường trong quan hệ phụ huynh - thầy - học trò. Và khi đồng tiền “có giá” thì mọi giá trị “đạo đức” khác trở nên vô giá... trị?
Đặt ra hai khía cạnh của vấn đề này không có nghĩa lại một lần nữa “cộng đồng trách nhiệm” và... coi như chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Hoặc ta lại coi việc “phụ huynh cá biệt” cũng như “thầy cô có vấn đề” chỉ là hiện tượng chứ không phải bản chất của đại đa số mà quên mất rằng trẻ con là “âm bản” của một “dương ảnh” người lớn.
Không thể có việc để các em tự chọn gương người lớn để học tập hay bắt các em phải biết phân biệt đâu là hiện tượng, đâu là bản chất như tách thóc ra khỏi gạo.
Chúng ta đã ngồi nói quá nhiều với nhau về trách nhiệm đối với giáo dục. Thế nhưng, ngay những người thường nói nhất đã có khi nào thực hiện điều chỉnh mình cho tốt hay không lại là một nhức nhối đau xót. Nếu không thực hiện việc “tự giáo dục”, ta vẫn sẽ có những vùng “không ổn định” trong học đường một cách rất nguy hiểm...
Và bài nguyên mẫu của tôi:
“PHỤ HUYNH CÁ BIỆT”- VẤN ĐỀ THẬT ĐAU XÓT , NHƯNG DO ĐÂU?
Qua các hiện tượng tiêu cực hiện nay trong môi trường giáo dục, xã hội có suy nghĩ rằng hình như học sinh đến trường cũng phải “sống chung với ô nhiễm tinh thần”. Với suy nghĩ đó, nhiều diễn đàn đã mở ra trên một số cơ quan ngôn luận, những tờ báo có uy tín trong vấn đề giáo dục, để mong tìm ra một giải pháp khả thi, có thể giúp giải quyết vấn đề tận gốc, hầu trả lại sự bình an, trong sạch cho học đường, cho học sinh. Thế nhưng, đi đến cùng, trên các diễn đàn đó, vẫn là chuyện nhóm đối tượng có liên quan này ( nhà trường, thầy cô) chuyền “quả bóng trách nhiệm” về cho nhóm đối tượng khác ( xã hội, gia đình) và ngược lại, hoặc, nếu không chuyền thì cũng cố mà gộp chung trong một cộng đồng trách nhiệm. Gần đây nhất, là loạt bài phản ánh khá sinh động về những hiện tượng “phụ huynh cá biệt”, với những ý kiến cực đoan cho rằng đó gần như là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng “con hư, trò hỏng”.
Nhà trường đưa ra một số thống kê “cá biệt” về phụ huynh như : bận rộn làm ăn thiếu quan tâm con cái; bản thân có vấn đề về văn hóa như ít học, là dân lao động phổ thông, trình độ hiểu biết hạn chế, có tiền án, tiền sự hoặc là người có thói quen chưa tốt về đạo đức như hay chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, ỷ lại vào thế thần, tiền bạc, sức mạnh cơ bắp…; cá biệt cũng có những phụ huynh nhân thân tốt, nhưng trong tận cùng suy nghĩ lại …thiếu ý thức tin tưởng và tôn trọng thầy cô dạy con mình…Tất cả những thống kê mà nhà trường đưa ra với những minh chứng sinh động, là phụ huynh, tuy rất xấu hổ và bức xúc, chúng tôi vẫn phải thừa nhận đó là sự thật. Nhưng, những minh chứng đó có phải là “tất cả sự thật, tất cả nguyên nhân” không trong việc trẻ hư hỏng thì phải bàn lại và xem lại.
Chúng ta ngày nay khi làm phụ huynh, thường ít nhiều quên đi thuở chúng ta làm con cái. Khi trước, mỗi gia đình ở Việt Nam đều rất đông con, thời buổi chiến tranh, loạn lạc và hậu chiến còn khó khăn gấp bội, cha mẹ nào cũng phải bươn chải rất nhiều để lo lắng kinh tế cho gia đình đông người. Việc nhòm ngó, xem xét học tập của con em gần như bỏ ngỏ. Trách nhiệm đó thuộc về đứa con lớn trong gia đình. Cứ chị.hay anh học hành là phải đảm trách coi sóc việc học cho em. Có những gia đình, cha mẹ đều là dân …chợ, hàng cá hàng tôm thứ thiệt hoặc là dân nghèo thành thị, trình độ hạn chế, đạo đức cũng có vấn đề, con cái ít nhiều cũng ảnh hưởng. Nhưng, không hề có hiện tượng những hư hỏng ngoài học đường đó được phép len vào trường học. Học sinh thời đó, đánh nhau, chửi thề, yêu đương vụng trộm ở đâu không biết, trong trường là tuyệt đối không dám. Việc mời phụ huynh vào làm việc rất hãn hữu và chỉ có khi đã đến mức “không thể giáo dục” hoặc việc tổ chức các hội đồng kỷ luật cũng không…phổ biến đến độ “bình thường thôi” như bây giờ…Chúng tôi biết so sánh là bao giờ cũng khập khiễng, nhưng không thể không so sánh một chút để đặt ra vấn đề vì sao?
Vì trước hết, người Thầy xưa kia xứng chữ “Là Thầy”. Từ ông sĩ quan cho đến bà bán cá cứ nhắc đến Thầy Cô của con em mình là vô cùng kính trọng. Còn hiện nay, địa vị, nhân cách của Thầy Cô trong lòng phụ huynh đang ở “cung bậc” nào thì chỉ có trời mới biết. Đổ tại xã hội một thời đưa ra quan điểm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, hay đổ tại vì miếng cơm manh áo, người Thầy trong lúc bươn chải đã đánh mất đi phần nào sĩ diện của mình, hay cho rằng, vì đồng tiền đã hiện diện như một biện pháp được “thu xếp” trở nên bình thường trong quan hệ phụ huynh- Thầy cô- học trò, và khi đồng tiền “có giá” thì mọi giá trị “đạo đức” khác trở nên “vô giá...trị”? Đặt ra vấn đề “tại sao” này không có nghĩa lại một lần nữa “cộng đồng trách nhiệm” và… coi như chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Hoặc ta lại coi việc “Phụ huynh cá biệt” cũng như “Thầy cô có vấn đề” chỉ là…hiện tượng chứ không phải …bản chất của đại đa số…mà ta quên mất rằng: Trẻ con chính là “âm bản” của một “dương ảnh” người lớn. Không thể có việc để các em “tự chọn” gương người lớn để học tập hay là bắt các em phải biết phân biệt đâu là hiện tượng, đâu là bản chất như “tách thóc ra khỏi gạo”. Việc làm này là quá tầm xử lý của học sinh. Và cũng không cần thiết tất cả người lớn đều có vấn đề thì trẻ em mới nảy sinh “sự cố”, mà chỉ cần một vài “dương ảnh” không tốt, lập tức số “âm bản” được “nhân rộng” sẽ là một con số “đáng nói và biết nói”.
Người ta vẫn nói: Có một bác sĩ tốt là cứu được một mạng người, có một ông thầy tốt sẽ được một thế hệ học sinh. Vậy chỉ cần một ông Thầy chưa tốt ( Thầy ở đây bao gồm cha mẹ- những người Thầy đầu tiên và gần gũi nhất của trẻ tới ông Thầy trên lớp và ông Thầy xã hội chưa tốt) thì hậu quả tất sẽ khó lường. Ta đã ngồi nói quá nhiều với nhau về trách nhiệm đối với giáo dục, nhưng ngay những người thường nói nhất đã có khi nào thực hiện điều chỉnh mình cho tốt hay không lại là một nhức nhối đau xót …mà nếu không thực hiện việc “tự giáo dục” thì ta vẫn sẽ có những vùng “không ổn định” trong học đường một cách rất nguy hiểm…
Lâm Minh Trang
( Gò Vấp)
Bài viết của bạn Mập đọc dể nắm vấn đề hơn bài đã được biên tập. Chắc hẳn anh (chị) BTV tờ báo này là một trong những người "Thầy chưa tốt", bởi vậy cắt sửa Mập cho bà con nhìn hết ra luôn...:))
Trả lờiXóaEm nghỉ lâu rồi, giờ chỉ viết nhảm và cười haha với bạn blog.
Trả lờiXóaTối nay E sẽ thức khuya để đọc thật kỹ bài entry này.
Trả lờiXóaE bức xức vì tình trạng như vậy
Hic, Anh Yenson, sáng nay cúp điện, em cầm tờ báo ra hành lang Trường ngồi đọc. Đọc hết bài của mình, thấy cái tên mới biết "chính nó". Còn trong quá trình đọc, mồm lẩm bẩm rủa miết: Mẹ nào viết kỳ quá, đọc hông hiểu gì hết! huhu! buồn ơi là sầu... hóa ra mình tự vả mình...cái nào cái nấy đau điếng...
Trả lờiXóaNhư CN vậy cho nó lành...
Trả lờiXóaRồi, coai như em khỏai uống cà phơ, đọc bài này xong đảm bảo...mất ngủ vì...hiểu chết liền...
Trả lờiXóaNhận được cái gói vuông vuông là nhớ PM cho bác MẬp liền hen...
Vụ này cũng "tế nhị" quá hén, theo lề phải mà đi chăng ? Thiệt tình sửa đến cha mẹ nhìn không ra thì đáng mích lòng quá. Thà hong đăng còn hơn hì hì. Là em nói vậy chứ hỏng biết họ có lý do gì chính đáng hơn để biên tập hong ?
Trả lờiXóaĐúng là bực thiệt ....
Trả lờiXóaNói thiệt với M , sáng nay đọc bài báo chị phải đọc đến 3 lần mới hiểu hết ...bởi người ta đăng phần đặt vấn đề của tác giả mà lại biên tập mất tiêu phần giãi bày ...Hơn nữa chị biết không bao giờ MM viết một bài về số lượng thì nó ngắn thế và về chất lượng lại ít thấu đáo trong khi vấn đề đặt ra lại hay thế ...
Lý do tại sao chị ghét gởi bài cho báo là thế đó M...nhiều khi sự biên tập cảu thả , tùy tiện nó làm lệch hoặc không làm rõ điều mình muốn nói ..
Thôi thì coi như gặp tai nạn M hén ..giải thích vậy cũng nhẹ lòng . chia sẻ với M trễ vì chị mới về nhà
Hồi chiều ở trong chỗ làm,em online nhanh coi entry.
Trả lờiXóaTối về thì nhận được quà của Mập gửi, đến từ hôm thứ 6 nhưng trời tuyết quá, ông đưa thư ổng lưòi biếng hok giao cho nên hôm nay em mới nhận được. Mở quà mà mừng như con nít lên ba, vì toàn món em ghiền, hehheheh. Sao Mập biết E thèm mấy món này hay zị ta kakkaka
Bây giờ nửa đêm, hai heo ngủ ngoan rùi, em mới lấy hộp mứt ra, mở lò sưỏi cho ấm chút và nhâm nhi nghiên cứu "bài báo " của Mập. Đọc đi đọc lại chắc cả chục lần ( thiệt tình vẫn chưa hiểu, chỉ tiếc cái hộp mứt nó cứ vơi dần đi heheh )
Em hổng hiểu tại sao tòa soạn lại "quá rãnh ", thay vì chỉ cần đánh y chang lai bài viết của Mập, lại ngồi vắt chân lên trán si nghĩ, sắp xếp lại cách viết, ghép tới, ghép lui, thành ra tá lả, nếu người đọc như E hok biết bài "nguyên văn " của Mập thì cứ như vậy mà hiểu theo cái cách họ viết, mà thiệt tình em đọc giống như chụp câu này, ghép câu kia, rời rạc ý từ, không nêu lên được cái tựa đề muốn nói. Túm lại, em có đọc tới sáng cũng hok hiểu họ muốn nhấn mạnh điều gì ( mà cái hũ mức thi nó cứ từ từ vơi dần hehheh )
Mập, chị để vậy sao, chị alo cho họ một tăng đi chị, chẳng thà hok đăng, mà đăng kiểu này, phụ huynh có muốn đọc để hiểu để thay đổi cũng toát mồ hôi.
Xí quên hun Mập nhiều, ăn hết quà mà quên cám ơn nữa hihi
Trả lờiXóaMập ui, cái bich chà bong, em chưa dám mở ra, em hok biết là ăn trong vòng bao lâu thì được hả chị, ngộ ghê lần đầu tiên em mới biết chà bông loại này.
E thèm keo dừa sầu riêng quá chừng lun đó, ăn nhín nhín để dành vì...sợ hết hihi
Mẹ heo ơi, theo người ta nói thì ăn trong vòng 2 tháng... hihi, mà MẬp nghi làm gì tới hai tháng nên em thoải mái kiếm cái hộp nhựa, tháo bao ra bỏ vô, rồi ăn tới đâu thì tới, còn thì bỏ tủ lạnh, cho hai heo ăn cơm trắng...
Trả lờiXóaChà bông thường mà- mình gọi là ruốc đó... nhưng nó bỏ vô bịch hút chân không nên nhìn cứng ngắc vậy thôi...bỏ ra là nó mềm lại...
Ủa, còn cái thư tay của tui âu????
Hehe, kẹt cái May à, Mập là đứa không khoái đi theo lề... nhưng đọccái bài báo mà bị biên tập lại này, lại muốn ra giữa đường đứng la...
Trả lờiXóaLại nhớ câu blast của MAy hồi 360: ...chổng mông kiu gào... hehe!
Có trời mới biết mấy ông biên tập có hiểu ý của chị không, hay mấy ông ấy đang PR cho nhà chị, mấy ông muốn đánh đố người đọc có hiểu gì không, nếu không hiểu xin xem tại nhà MM!!! Chắc chắn nhà chị sẽ có thêm nhiều khách - Chúc mừng chị
Trả lờiXóaRiêng vấn đề chị nêu ra sẽ có nhiều trao đổi với chị - Nhưng xin phép cho tôi chạy đi đóng góp thêm 1 phần vào sự nghiệp giáo dục của một phụ huynh đó là đi đón con học thêm những phần mà lẽ ra các cháu đã được học ở trường rồi.
Trả lờiXóaNhận lời chúc mừng này, coi bộ đêm nay sẽ rất dài... mà ngày mai tôi lại có một ngày dài hơn, đó là phải đưa các học sinh của mình đi chơi Đầm Sen... Thầy trò lết thết cả ngày, "phát triển tòan diện" đâu không thấy, chỉ thấy làm giàu tòan tập cho một số người... không nằm trong ngành giáo dục...
Trả lờiXóaÀ, tôi nhầm, có cả người trong ngành giáo dục nữa Anh ạ!
Và hân hạnh chờ những trao đổi thêm của Anh... những trao đổi mà tôi biết sẽ "mở" thêm ra nhiều điều nữa... nhân tiện Anh đi đón các cháu, Anh tham khảo thêm ý kiến của "tương lai" nhé... Ông bà dạy: Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ...mà!
Trả lờiXóaCảm ơn Anh !
Kính thưa chị, tôi đang mạn phép thưa chuyện cùng với một “phụ huynh cá biệt” MT đang nhìn về một “người thầy có vấn đề” MM, phụ huynh MT đang đòi hỏi thầy giáo MM, đang đòi hỏi cả, gia đình & xã hội những người “thầy” của trẻ phải “tự giáo dục”, tự cải tạo để tạo môi trường “ổn định” cho trẻ. Mỗi người dù là ở địa vị phụ huynh hay thầy giáo hay ở vai trò xã hội thì đều phải tự hoàn thiện mình.
Trả lờiXóaTheo tôi, cái bi kịch của chúng ta hiện nay – Không chỉ trong lãnh vực giáo dục – là mỗi người quá ôm đồm nhiều trách nhiệm về mình và quá nhiều người phải chịu trách nhiệm về một vấn đề. Điều này dẫn đến khi xảy ra chuyện thì hoặc là đùn đẩy trách nhiệm cho người khác (theo cách nói của chị là chuyền quả bóng trách nhiệm cho nhóm đối tượng khác) hoặc là tự nhận trách nhiệm này là của tất cả chúng ta (Theo cách nói của chị là do tất cả các ông thầy: thầy đầu tiên, thầy trên lớp, thầy xã hội). Từ đây dẫn đến tất cả mọi biện pháp đưa ra để khắc phục chỉ là tăng cường giáo dục, vận động, học tập tư tưởng….(gần đây trong ngành giáo dục, công an còn đưa ra thêm biện pháp mà tôi xin tạm gọi là biện pháp “Đà điểu rục đầu vào trong cát” ví dụ thay vì tìm giải pháp để giải quyết tình trạng bạo lực học đường, mối quan hệ thầy trò, hay các hành vi mà chị Gió cứ thắc mắc về các chú công an thì chúng ta đã đưa ra những biện pháp như cấm học sinh mang ĐTDĐ, máy quay film, thu âm, tìm và kỷ luật những ai đưa những vấn đề này lên mạng có nghĩa là cứ nhắm mắt sẽ không thấy gì sai ????)
Tôi chỉ có một mong ước tất cả đều phải mọi người mọi ngành phải biết vai trò, chức năng, trách nhiệm mình là ở đâu, và tới đâu. Trường học, thầy cô hãy là những người truyền đạt tri thức, thầy cô tiểu học là những người truyền đạt về nhân cách tâm hồn, trung học là những luật lệ nguyên tắc… và điều chỉnh học sinh bằng nội quy, quy định, gia đình điều chỉnh hành vi con em mình bằng gia quy, xã hội điều chỉnh bằng luật lệ. Khi đã cố gắng hết sức nhưng nhà trường vẫn không giáo dục được một em học sinh (XIN được nhấn mạnh rằng đã cố gắng hết sức) thì xin nhà trường để cho em học sinh đó chịu sự điều chỉnh của xã hội, của luật pháp, để nhiều HS có những bài học về việc chịu hậu quả của việc mình làm. Gia đình hiểu được vai trò của mình, sẽ hiểu và tôn trọng vai trò của thầy cô, trường học. Xã hội sẽ biết mình phải làm gì (Xin lỗi chị cho tôi rẽ ngang chỗ này, tôi cực kỳ khinh ghét báo chí Việt Nam khi đưa ra những tiêu đề đại loại như “Thầy giáo sàm sỡ học trò phản pháo” … và sau đó là cả chục bài khai thác về việc đó – Một sự câu độc giả rẻ tiền - )
Tôi hoàn toàn đồng ý với chị khi chị nói “một vài “dương ảnh” không tốt, lập tức số “âm bản” được “nhân rộng” sẽ là một con số “đáng nói và biết nói”” tuy nhiên tôi không đồng ý với chị khi tìm cách loại trừ hay giảm bớt tất cả mọi “dương ảnh” không tốt, và chỉ bằng một biện pháp “tự giáo dục” vấn đề là chúng ta, những người thầy – gia đình, xã hội và nhà trường- không “để các em “tự chọn” gương người lớn để học tập hay là bắt các em phải biết phân biệt đâu là hiện tượng, đâu là bản chất như “tách thóc ra khỏi gạo”” mà chỉ đơn giản là phải dạy các em điều nào được làm và không được làm.
(Nghe lời chị, tôi cũng muốn hỏi trẻ, hỏi tương lai, nhưng chưa nghĩ ra cách hỏi nên đành khất với chị, xin lỗi chị vào nhà chị là khách mà chiếm đất của chị quá, mong chị thông cảm)
Ngày hôm qua đưa học sinh đi Đầm Sen, cũng là một trong các biện pháp "phát triển giáo dục toàn diện", tối về là rã rượi, nên không vào nhà. Vì thế hết sức xin lỗi đã trả lời Anh muộn.
Trả lờiXóaNgày hôm qua đưa học trò đi chơi, nhìn các cháu vùng vẫy dưới nước, rượt đuổi nhau trên cạn, thỏa sức tung tẩy và rất …hồn nhiên, tôi chợt hỏi mình: Giáo dục phải chăng nên đồng nghĩa với vui chơi thay vì nhồi nhét? Nên hồn nhiên thay vì già cỗi? Nên hướng thiện thay vì chờ sự việc xảy ra để xử lý? Bao nhiêu câu hỏi đó, cho nên tối về, rã rượi mà không ngủ được, đã vậy lại ho, tôi cứ nằm bần thần mãi. Cứ nhớ mãi về gương mặt các em học sinh “có tiếng” ngỗ ngược trong trường. Khi đi chơi lại trở về nét hồn nhiên đến là thương, dù chơi cũng phải dòm chừng để các em đừng “cọ quẹt” người khác mà sinh chuyện. Chưa hết, cũng chính những đứa bé ngỗ ngược đó, không có lần nào mua kẹo bánh, đi ngang chỗ tôi đang ngồi “rình” mà không hớn hở chạy vào mời cô. Tôi nghĩ để thấy, mình hình như đã sai trong giáo dục ở một chỗ nào đó. Đọc comment của Anh thấy vỡ ra nhiều điều rằng, do cái quan niệm cứ phải “toàn diện” mà ngành nào, người nào hoặc được áp đặt, hoặc “tự phong” hoặc nhiều khi cũng do “tự kỷ ám thị” mà vơ vào mình biết bao nhiêu là trách nhiệm, bổn phận, mà đôi khi nó quá tầm tay với. Cha mẹ thì nên dạy con cái những điều gì cho nó là con cái. Thầy cô thì nên dạy các em những gì mà các em cần để khôn lớn và trưởng thành. Xã hội thì cần phải có những điều luật gì để mọi người sống trong tôn trọng và trật tự… chắc trên thế giới này chỉ có VN ta mới có những câu slogan kiểu như “ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” trong khi đây phải là điều đương nhiên chứ không kêu gọi. Hoặc ví như : “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”- mà bạo lực học đường thì ngày càng…phổ cập… Nhưng suy cho cùng, chúng ta đều là những “nhân vật vi mô tận cùng vi mô”, chúng ta có nhìn ra thì chúng ta cũng đâu thay đổi được gì. Chúng ta chỉ thắc mắc tại sao “thấp bé, nhẹ cân” về chức trách và nghĩa vụ như chúng ta mà còn nhìn ra những điều như thế, bao nhiêu anh “tai to mặt lớn” lại không thể nhìn ra?
Câu hỏi này chắc không lớn, nhưng e là “các pho tượng chùa Tây Phương vẫn không biết cách trả lời…”Anh ạ… Nhưng từ giờ trở đi, tôi biết mình, trong phạm vi nhỏ hẹp của một ngôi trường, trong chức trách nhỏ bé của một cái ghế, sẽ thay đổi như thế nào, dù là đã muộn…
Một lần nữa, rất cảm ơn Anh…
Ở những tờ báo lớn giờ hình như lực lượng biên tập mỏng và thiếu những người kinh nghiệm. Có lẽ giờ họ sử dụng lớp trẻ nhiều không có nhiều kinh nghiệm nên rất nhiều sơ sót, đôi khi cắt vài chữ, sửa lại vài câu là sai ý rồi, vô tình làm đứa con tinh thần của người viết bị biến dạng. Bởi vậy người làm biên tập phải rất cẩn trọng trong từng câu chữ.
Trả lờiXóaMM cũng có thể gửi thư góp ý cho tòa soạn mà.
Dạ em gởi thư góp ý rồi, Chị biết tính em mà, sao em có thể ngồi yên nhìn nó "bóp méo" con mình vậy chớ...hihi!
Trả lờiXóaCảm ơn Chị!
Chuyện này cũng thường hay xảy ra trong làng báo chí mà chị! Đừng buồn nhiều chị nhé! Cẩu thả trong biên tập và phải đi theo "lề bên phải" là căn bệnh mãn tính của BTV các báo hiện nay đó chị! :)
Trả lờiXóa"....đi theo "lề bên phải" là căn bệnh mãn tính của BTV các báo hiện nay đó chị! :)"
Trả lờiXóalà vì trình độ btv yếu không hiểu hết ý của người viết, lại thích biên tập sửa theo ý mình.. tình trạng đó chung ở hầu hết các báo. Còn sự chỉ đạo theo "lề bên phải" thì có nhưng ở trường hợp này các em BTV không dám đụng tay chân vào đâu... mà khi đã có sự chỉ đạo thì một câu chữ cũng không được sửa... hi hi hi...
Chị đọc kỹ, đây không phải là biên tập nữa mà viết lại dựa theo bài của M... con ruột biến thành con nuôi mất rồi. Tức thiệt đó.
Trả lờiXóaĐương nhiên là phải theo sự "chỉ đạo" nữa chị ạ! Nhưng bài viết của chị MM không thuộc tuýp bài "nhạy cảm", nên không có sự nhúng tay phức tạp từ phía tòa soạn, nhưng dù sao sự cẩu thả này là kg thể chấp nhận vì bài của tác giả quá khác biệt so với bài được đăng! đến nỗi kg ai có thể nhận ra. Có thể người BTV lúc này đang...rãnh, muốn viết lại bài khác! :))
Trả lờiXóaUi cha, Tibet ơi! Thật thật rất là xin lỗi vì không đọc kịp trở lại entry này để biết có cái comment "lịch sử" này của Tibet vào ngày cuối năm 2010, bận rộn như thế mà vẫn dành thời gian chia sẻ những bức xúc của Mập- không chỉ ở một bài báo được biên tập "biến dạng" mà còn ở những vấn đề Mập nêu trong "nguyên bản" của mình... Nói đến giáo dục VN thì ngay là người trong cuộc là Mập, nếu không vì tuổi đời chồng chất và ngòai gõ đầu trẻ ra thật không còn biết mần gì khác, thì đã bái bai nó từ lâu rồi. Còn việc biên tập báo thì quả tình không hiểu nổi nó có liên quan gì đến giáo dục không há Tibet? chắc có, bởi vì, văn hóa "sửa văn" của người khác, chừng mực nào đó, Mập nghĩ nó có những yêu cầu còn cao hơn cả văn hóa "sáng tác". Như Tibet nói để tránh một cuộc chiến không đáng có giữa biên tập và phóng viên, Mập nghĩ thêm, không chỉ để tránh chiến tranh mà còn tạo ra một không khí hòa bình - tôn trọng- đôi bên cùng có lợi để đem đến cái lợi cao nhất đó là "người đọc". Họ có thêm một vấn đề được phân tích ở nhiều góc cạnh mà họ có thể nghĩ ra nhiều góc cạnh khác và hiểu về một số góc cạnh mà họ chưa am tường...
Trả lờiXóaTibet rảnh nhớ chạy qua nghía mấy bài của Mập nghen, để... giúp biên tập nghen Đại phóng viên!
Cảm ơn cực nhiều... "Kưng" à!
"Kưng" ơi,
Trả lờiXóaNhiều khi biên tập lại bài cũng còn vì "đất" dành cho trang đó, mục nọ không nhiều. Tương tự, bài viết (của phóng viên, hay cùa CTV, hay đọc giả gởi đến toà soạn) không quá dài để tách ra cho đi hai kỳ liên tiếp. E hèm, thế là BTV đôi khi xử lý...tầm bậy! Họ sửa theo ý họ luôn. Chết ở chỗ này, nếu BTV không đủ kiến thức và thông tin theo dòng chảy xã hội hiện hành.
Em không biên tập bài của chị đâu nhé!
Em thấy rằng, bài của chị không quá dài để cho đi hai kỳ (một phần nó không rơi vào dạng đề tài phóng sự), nhưng có lẽ (là em đoán) trang báo khổ không lớn, "đất" dành cho diễn đàn này cũng có giới hạn, thế là BTV...loay hoay cắt, cúp rồi...sáng tạo theo ý họ để làm sao khi dàn trang cho phù hợp với bấy nhiêu chữ.
Uổng!
Theo em hiểu tình hình quản lý báo chí ở VN khá đặc thù, nghiã là, một tuần một lần, sẽ có một "bố" của cái ban gọi là "ban văn hoá tư tưởng" (ban VHTT) và "ban VHTT tỉnh/thành" đến mỗi toà soạn họp giao ban với ban biên tập và dàn phóng viên để phê bình và chỉ thị, đại loại như: Tuần vừa qua, báo cho "đi" (= đăng) quá nhiều bài về hiếp dâm, giựt dọc trộm cướp, hoặc, phóng viên viết mô tả quá nhiều về cách thức học sinh đánh đấm nhau, v.v... Còn tin thế giới, nếu báo nào dịch nhiều tin, bài về Trung Quốc, Miến Điện, Cuba kiểu phê phán thì họ yêu cầu nên stop, kể cả không nên nói...động chạm đến kinh tế-chính trường Nhật -là quốc gia rót ODA cho VN khá nhiều, nếu Nhật đang trong hoàn cảnh đầy...hăm he giữa các chính khách Nhật. V.v... và v.v...
Quay lại bài viết của chị, đây là (đề tài) bài viết nhậy cảm, là bài viết (đề tài) "rường cột" của một quốc gia đó. Khi nhìn vào một quốc gia, người ta hay nhìn xem giáo dục quốc gia đó (hiện giờ) ra sao? Rồi nhìn đến nền kinh tế,... Em CẢM rằng, các vị ở cái ban VHTT kia, cho là bài viết nói động chạm quá mạnh đến CON NGƯỜI VN, mà trong đó hình ảnh thầy cô...không...sáng sủa, con người VN nói chung sao xấu quá, vậy các vị trong bộ giáo dục sao có thể làm ngơ để nó xuống cấp? _ Mà thực tế họ đã và đang cứ để xuống cấp thật!
"Túm lại", nói dông nói dài nói Đông nói Tây :-), bài bị cắt vầy, đành chịu vậy! Hú hú...
Khà khà, cái "theo em..." này của Tibet, e có vị nào trong mấy cái Ban bị Tibet ...hài tội ở đây mà đọc thấy chắc nhột hung... vì sao "con nhỏ" phóng viên này nó ...gành mình ...6 câu vọng cổ vậy...đâu chỉ 1 tuần một lần thì có lẽ báo chí VN đã ...đỡ. Mà hình như trước khi đăng bài cái Thủ Thỉ của chúng ta cũng đã phải ...thỉnh thị ý ...trời rồi, và đó là điều hết sức đáng buồn cho một tờ báo có một quá khứ oanh liệt "dám làm, dám chịu". Bài này của MẬp, thật đáng buồn hơn ở chỗ, đã gởi đi từ cách đây rất lâu, do lọat bài "phụ huynh cá biệt". Nhưng không hiểu sao họ không đăng ( có thể có lý do như Tibet nói!) đến chừng Mập không còn nhớ đến nó nữa, thì "bỗng dưng xuất hiện" một cách thiệt ...bỗng dưng muốn...mếu như thế này...
Trả lờiXóaCảm ơn nghen Tibet... cảm ơn đã chia sẻ...
Thích cái câu này quá, thích cả hú hú nữa, hehe! ("Túm lại", nói dông nói dài nói Đông nói Tây :-), bài bị cắt vầy, đành chịu vậy! Hú hú... )