Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Entry For 15 July , 2010 - Lời xin lỗi vắng không...

TT - Chỉ vì cho rằng mình làm bài thi ĐH chưa tốt, Trịnh Công Sỹ - học sinh giỏi của Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) - đã tìm đến cái chết. Sự ra đi quá đột ngột của cậu học sinh mới tròn 18 tuổi khiến cha mẹ, bạn bè, thầy cô... không thể tin điều đó là sự thật.

Tự tử ngay trước ngày thi

Ngay trước ngày diễn ra đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ 2010, N.T.H. - một học sinh vừa tốt nghiệp Trường THPT Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng - đã tìm đến cái chết bằng một chai thuốc diệt cỏ. Được đưa đi cấp cứu nhưng quá muộn nên 10 ngày sau em đã qua đời.

Sáng 14-7, thầy Nguyễn Duy Trinh, hiệu trưởng Trường THPT Tân Hà, cho biết: “Tới bây giờ người nhà và nhà trường vẫn chưa xác định được nguyên nhân H. tìm đến cái chết. Có dư luận cho rằng em tự tử vì không thấy giấy báo thi ĐH nhưng nhà trường đã xác minh cho thấy H. không nộp hồ sơ thi ĐH tại trường”.

Tự tử vì thiếu 0,5 điểm

Ngay sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, L.H.P. ở ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm Hai, huyện Thống Nhất, Đồng Nai, đã uống thuốc trừ sâu tự tử sau khi được bạn học báo tin rớt tốt nghiệp.

Thầy N.M.C. - giáo viên môn lịch sử của Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Bình, TP.HCM, nơi P. đăng ký dự thi - là người nói chuyện với P. trước khi em tự tử, kể lại: “Tối hôm đó P. gọi điện cho tôi với tâm trạng thất vọng vì đây là năm thứ hai em thi tốt nghiệp nhưng vẫn rớt. Trong đó môn lịch sử em làm rất tốt, tự chấm được 6 điểm nhưng kết quả chỉ có 3,5 điểm. Tôi đã an ủi và khuyên em bình tĩnh để phúc khảo bài thi môn sử, nhưng không ngờ ngay hôm sau đã nghe tin P. tự tử”. Hai tuần sau khi P. mất, kết quả phúc khảo cho thấy P. vừa đủ điểm đậu tốt nghiệp.LƯU TRANG

Trên đây là những thông tin tôi đọc được từ báo Tuổi Trẻ sau buổi làm việc tại Hội Đồng Thi Cao Đẳng sáng nay 15/07/2010. Cuộc đời vừa mất đi những người trẻ tuổi mà họ rất có thể sẽ “dựng nên nghiệp lớn” sau này. Gia đình mất đi những người con mà họ có thể làm thay đổi diện mạo hoàn cảnh sống. Trường học mất đi những học sinh rồi có thể sẽ ưu tú. Bạn bè mất đi một người bạn mà họ từng quý mến , thân thiết, yêu thương nhau như anh em hoặc hơn cả anh em… Mất mát này thật không thể nói lên hết nỗi xót xa trong lòng tôi- một người Thầy không còn trẻ nữa. Và tôi đang tự hỏi vì sao?

Chúng ta loay hoay hơn 30 năm qua, qua ngưỡng cửa của 2 thế kỷ, hai thiên niên kỷ mà vẫn chưa giải ra tới đáp số của bài toán “hiệu quả nền giáo dục” của mình. Ai cũng biết chỉ có tri thức mới có thể giúp con người ta vươn lên, cải tạo hoàn cảnh sống, song bao nhiêu đó đã có phải là tất cả? Biết bao người tri thức đầy mình mà vẫn lang bang, vạ vật, vẫn “chùm gửi, dây leo”? biết bao người văn hóa đầy bồ mà nhân cách sống vẫn không được bất cứ ai coi trọng? Và còn biết bao người, tuy tri thức khởi đầu là không đủ, bằng cấp là ước mơ khó với, nhưng họ tự tìm cho mình một trường Đại học thực tế, nơi dạy cho họ nhiều kỹ năng cần thiết để giúp họ mưu sinh và thành công? Trong chương trình giảng dạy tại nhà trường, có bao nhiêu thầy cô, thông qua con chữ của mình, cho các em học sinh biết và tin rằng: Tri thức mới chỉ là điều kiện cần song không phải và không bao giờ là điều kiện đủ . Con đường từ một người có tri thức đến một người thành công chưa bao giờ là một đường thẳng "tất yếu". Rằng tri thức là thứ không chỉ đơn thuần đến từ mảnh bằng chính thức, mà nó còn được dán rất kín đáo từ mảnh ve chai tần tảo, từ tờ vé số sớm hôm, từ những buổi chạy  bàn rã cẳng, đến những đêm tẩm quất đầy dẫy nguy cơ…Rằng, tin vào tri thức cả thì chẳng thà đừng có tri thức mà hơn… Có bậc cha mẹ nào, trong suốt quá trình nuôi dạy con mình, đã chịu khó ngồi lại trong bộn bề công việc, nói cho các cháu nghe rằng: Người làm cha mẹ nào cũng muốn con nên người. Nhưng  nên người ở đây chỉ hàm ý là người có ích, trước hết, có ích với chính bản thân mình và sau đó là có ích cho gia đình và xã hội. Nên người ở đây chỉ có nghĩa là hãy cố gắng hết sức ngay khi có thể chứ không phải ở kết quả đem về bất chấp mọi hậu quả. Hay là người lớn chúng ta chỉ thuần nói cho các em về những kỳ vọng của chính chúng ta mà phớt lờ đi những suy nghĩ của con trẻ? Hay chính người lớn chúng ta, không biết căn cứ vào đâu, mà lại trao cho các em quá nhiều những trách nhiệm mà ngay chính ta cũng không thể hình dung mình mang vác thế nào? Tôi không hiểu khi nghe mẩu tin trên đài phát thanh ra rả chiều hôm 9/7 khi ngồi xe bus:  Người ta ca ngợi cô bé mổ ruột thừa “lết” đến cổng trường thi đại học với thường trực bác sĩ canh chừng, thầy cô giám thị thót tim… mà không ai nói cho em bé đó hiểu, liều đi một mạng sống, một sức khỏe, em có thể rồi sẽ không tới được trường sau đó khi mạng sống em “chỉ mành treo chuông”…Không ai trong người lớn chúng ta, một lần nào đó nói cho các em biết và hiểu: Các em chỉ nên có trách nhiệm với chính bản thân mình... và cũng nên biết quý trọng bản thân đó vì các em không thể có nó lần thứ hai, còn ngoài ra, mọi điều khác đều là khả thể : sự nghiệp , hạnh phúc, thành công ...Vì không có ai nói cùng các em những điều như thế, vì người ta dạy cho các em trong một quá trình rất dài toàn những điều “phải… phải…”, nên khi các em du mình vào khả năng “ không phải… không phải”, thì lập tức các em không còn biết bấu víu vào đâu để tin rằng : Thất bại là mẹ thành công!

Tôi viết những lời này trong sự nghẹn đắng của người làm Thầy có lỗi, tôi viết, dẫu biết là mình không làm gì nổi để xoay chuyển mọi điều. Song tôi vẫn cất tiếng nói không cam lòng, như một nén tâm nhang vĩnh biệt các học trò mình chưa một lần dạy dỗ. Chưa, nhưng mang lỗi rất lớn, cái lỗi chung của những người Thầy chưa biết làm Thầy theo cái nghĩa : Hướng đạo cho học trò mình! Xin lỗi các con…

35 nhận xét:

  1. Ô, chị ơi, trùng hợp quá, em cũng đang bần thần và muốn viết về chuyện này! thật ngạc nhiên, đang loay hoay thì thấy chị post lên!Thanks nhiều lắm ạ!

    Trả lờiXóa
  2. Một đứa ba lơn như mình mà vừa viết bài này vừa khóc, bữa cơm trưa bỏ dở, ly cà phê đá chỏng chơ... liệu có đáng tin? Nhưng dẫu sao cũng cảm ơn UV cho một chia sẻ thật đúng lúc...

    Trả lờiXóa
  3. Em nhớ rất rõ, lúc đưa con trai đi thi hết cấp I ( dùng điểm để xét vào hệ A hay B , lớp 6), lúc mẹ con ngồi ăn sáng. Con trai em đột nhiên nói: Có khi nào con lọt qua hệ B không? nếu có chắc con tự tử!. Năm đó , con thi được 19.5 /20 điểm. Câu nói đó luôn ám ảnh em. Ám ảnh càng khủng khiếp hơn khi con bước vào năm học lớp 12. Dù lần thi hết cấp I, em có nói với con về giá trị của sự sống, về điều quan trọng nhất của một con ngừoi nhưng thật sự em không yên tâm. Cái nhìn của con ngày càng hướng rộng ra xã hội. May, lúc con gần thi TNPT, bs Đỗ Hồng Ngọc có tặng em cuốn " Sức khỏe gia đình", trong đó có "bài học quý giá" là một bài viết về hiện tượng tự tử vì thi rớt không dám đối diện với thực tế. Em đưa cho con đọc, với một thông điệp ngầm " Con cứ dốc sức mà thi, đậu hay rớt là một chuyện khác. Dù con có rớt 10 hay 20 lần cũng không sao cả, tất cả những điều tốt đẹp vẫn còn nếu sự sống vẫn còn". Mấy ngày nay ngồi chờ kết quả nhưng không khí nhà em không nặng nề, cháu có thể đậu chính quy , dân lập hay có thể "bày keo khác"...mọi chuyện đều bình thường chị ạ!

    Trả lờiXóa
  4. Nhà mình có tất cả 8 cháu, ngay khi các cháu làm kiểm tra, nhà mình cũng "thống nhất" không bao giờ hỏi khi các cháu về nhà là "làm bài được không?", mà chỉ hỏi : đi thi có chuyện gì vui không? Hic, vậy mà vẫn cứ lo là tụi nó "tự áp lực"...
    Thương quá những bậc cha mẹ ngày càng không ôm hết nổi con...

    Trả lờiXóa
  5. Phải chi người lớn (cha mẹ , thầy cô ) ai cũng hiểu được việc này thì hay quá . ...Riết thành "bệnh " hết luôn nên trẻ nhỏ cũng không tránh khỏi áp lực ....Dạy cho học trò suy nghĩ đúng và sống tốt khó khăn lắm thay ...khi bản thân người thầy có khi chưa hiểu đúng và thực hiện tốt việc "dạy làm người " (Lời xin lỗi của Minh Trang sao nghe "mặn , đắng " !!!! )

    Trả lờiXóa
  6. Chị cũng bần thần trước tin này MM ạ . Hình như nó giống cái cảm giác bước hụt . Ta đang có một thế hệ tuổi trẻ tự gánh trên vai sức nặng của những phi lý phải không ? Nhìn lại đi cách mà người lớn kỳ vọng vào con em mình , cách mà người lớn mang mơ ước ko thành của mình đặt vào vai bọn trẻ mới thấy "cái ác" đôi khi mang khuôn mặt hiền lành đến đáng sợ như thế .

    Cái ước vọng học để "thành danh" trở thành cách sống , cách học , cách ước mơ rồi . Bao giờ cái học để "thành nhân" trở thành điểm sáng hy vọng những điều đau lòng bớt đi chăng ?

    Trả lờiXóa
  7. @Chị Gió, Chị Nguyệt:
    Chúng ta là người Thầy khó viết tròn chữ Đạo
    Để mùa thi chất chồng lên trên gié lúa, viên gạch phụ hồ
    Những đắng đót đến xót xa, những mất mát dại khờ
    Ai trả nồi những hình hài, ai trả nổi?

    Trả lờiXóa
  8. Giáo dục ở ta , nó " có vấn đề ' tận gốc cơ , nỗi đau này chỉ là cái ngọn . Chúng ta đã bắt xã hội gánh những gánh nặng không cần thiết về ảo tưởng bằng cấp . Chúng ta đã bắt các em lớn lên không được sống một cách bình thường như đáng lẽ phải thế vì áp lực thi cử học hành nặng nề một cách kém thông minh . Chẳng qua cũng vẫn cứ là " bệnh thành tích " , " cố làm ra quan trọng " " tạo một bóng bẩy bề mặt " ở một dạng khác . Căn bệnh này đã di căn khắp nơi rồi , mọi sự chắp vá nhỏ lẻ đaều khôgn giải quyết được
    Cha mẹ học sinh thương con lắm mà không thể làm sao khác được . Chỉ là vụn vặt nhỏ lẻ ở tầm thấp để đỡ phần nào cho con thôi . Ví dụ như mình luôn nói con hãy cố gắng hết sức , còn kết quả thì sức mình tới đâu hưởng tới đó , không cay cú , khôgn so sánh trước khi đi thi cũng không chúc thi đậu , cố gắng mọi cảm xúc đưa con đi thi cũng như đưa đi học bình thường . Khi con thi xong một môn nói con quên đi để lại tập trung cho môn khác . . . sau khi thi xong thì nói con yên tâm , đậu thì tốt không đậu thì học lại chẳng sao . . .

    Trả lờiXóa
  9. Cám ơn hoasingodong về điều này ...bởi bây giờ lũ trẻ của chúng ta ko chỉ chịu áp lực từ những điều phi lý ở nhà trường mà còn chịu gánh trên vai ước mơ của cha mẹ chúng nữa ... Bi kịch là từ đó !

    Trả lờiXóa
  10. Nhưng trong thâm tâm mình cũng thấy rất nhiều kỳ thi không cần thiết , nên bỏ . Những người có điều kiện ở thành phố cũng mệt , còn nhiều gia đình ở nông thôn thì vất vả trăm bề . . . Cuối cùng thì rất nhiều em phải bỏ học nửa chừng . rất nhiều gia đình có tiền phải cho con đi học trường quốc tế hoặc học ở nước ngoài . một số tiền rất lớn mỗi năm đáng lẽ luân chuyển trong xã hội ta lại theo chân các em ra nước ngoài . . . thật là phi lý . Cho nên , ngay trong cán bộ cao cấp nghành giáo dục cần phải có một lớp người mới , cần phải có những tài năng thật sự có đủ tâm đức để làm lại hệ thống giáo dục theo hướng mới . Có đủ những bộ óc thông minh có sức thuyết phục để tác động đến các cấp lãnh đạo cao nhất của Đất Nước để thay đổi giáo dục thì may ra sắp tới đây con cháu chúng ta và thày cô giáo mới không còn khổ sở vô lý , và những cái chết tức tưởi gần như năm nào cũng có vì học hành thi cử may ra mới không còn xảy ra nữa . . .

    Trả lờiXóa
  11. Đã hy vọng và ...thất vọng . Có lẽ ....phải tiếp tục hy vọng ???!!!

    Trả lờiXóa
  12. Đã hy vọng và ....thất vọng . Đó là điều mà ai cũng mong muốn ....nhưng chắc lại phải tiếp tục ....hy vọng !

    Trả lờiXóa
  13. Em thành tâm chia sẻ hy vọng này, hy vọng vào những đứa trẻ của chúng ta hôm nay "chưa tự tử", nhưng biết đauxót vì mất bạn, để sau này các cháu góp tay thay đổi...

    Trả lờiXóa
  14. Mong lắm.... Minh Trang ơi ...và ...mong vào sự thay đổi của những người thầy của chúng ta ngày nay nữa ....

    Trả lờiXóa
  15. đi về đâu..? giáo dục VN phải có cây đũa thần...tốt nhất là phụ huynh gần gũi và đừng tạo áp lực con cái.Các cô thầy có tâm huyết cũng làm hết khả năng của mình.Xin cảm ơn các thầy cô đang trăn trở,bàng hoàng vì chuyện đau buồn này và hy vọng thế hệ trẻ VN sẽ mau thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn...

    Trả lờiXóa
  16. Thật ra, đúng là áp lực lắm cho những bạn trẻ trước ngưỡng cửa kiến thức, đồng ý tấm bằng chỉ là phần nền, quan trọng là những gì mình va chạm và thực hành cuộc sống, nhưng không thể phủ nhận khi đi xin việc, nếu không có bằng, cũng không có cty nào dám nhận mình, chưa kể là phân biệt bằng chính quy, bằng bổ túc .......Em chưa biết sẽ dạy hai con thế nào, em chỉ mong con học cái gì mình thích, không cần là kỹ sư hay bác sỹ, một người thợ làm bánh cũng được, hay một người thợ xây dựng cũng hok sao, nhưng quan trọng là con phải làm hết khả năng của mình, rồi được hay không thì không quan trọng. Em sẽ hướng cho hai con ít nhất có một phần căn bản kiến thức, để làm nền tảng bước vào đời. Điều quan trọng là những người thân thấy được sự nỗ lực của con, chứ không phải là tấm bằng thôi. Thật ra nói thì dễ, nhưng đặt mình vào vị trí con trẻ thì mới hiểu được Mập hả.
    Mập ơi, em có một điều muốn nói về nền giáo dục của VN,đó là chuyện học thêm, cái đó cũng là một áp lực không chỉ cho học sinh mà còn cả phụ huynh, học thêm chỉ là hình thức để có điểm, nếu không đi học thêm thì dĩ nhiên sẽ có chút ít bị phân biệt, cha mẹ nào có tiền thì con giỏi, còn gia đình nào khó khăn, con kg có điều kiện đi học thêm thì dĩ nhiên không bằng. Em không dám trách cho điều đó, vì bản thân em cũng đã lớn lên trong cái nôi giáo dục đó của VN. Nhưng như vậy mới thấy sự cách biệt đối với nước ngoài. Con nít đi học, đâu có chuyện học thêm, mà nếu có thì các học sinh khác không đi học cũng chẳng sao, không có sự phân biệt đối xử.

    Em thương lắm cho những em trong entry của Mập, không thi đậu, không có nghĩa là các em đó không phải là nhân tài.

    Trả lờiXóa
  17. Hic, lâu lắm mới thấy Mẹ Heo sang nhà Mập và để lại comment. Thương nhất trong comment này của Mẹ Heo là câu Mập trích dẫn. Đúng, chúng ta là người được nuôi lớn lên bằng nền giáo dục đó. Và Mập tin, mỗi chúng ta đều biết mình "khuyết" ở chỗ nào trong học vấn, trong thực tế. Bởi vậy, MẬp mới nói với Mẹ heo, bằng giá nào cũng phải để cho hai con lớn lên, học hành bên đó. Ít nhất, nếu các cháu có làm thợ ( mà làm thợ thì sao? Thì không vinh hạnh à?) thì cũng là những người thợ được đào tạo tử tế, chứ không hụt hẫng, ăn xổi ở thì như ta...
    Cảm ơn em, ôm cả nhà heo cho chia sẻ này...

    Trả lờiXóa
  18. Nghe Bạn cảm ơn mà chúng tôi- người đang làm Thầy càng thêm mắc cở... Nhưng cảm ơn Bạn chia sẻ cùng chúng tôi một nỗi buồn và cùng nuôi một hy vọng...

    Trả lờiXóa
  19. Hôm qua đọc báo cũng thấy thật đau lòng! Trách em ấy sao mà dại dột nhưng rồi cũng phải ngẫm nghĩ mà buồn cho cái nền giáo dục quá nặng nề thi cữ của nước mình! Chị thì luôn theo phương châm"thà con mình học trung bình mà khỏe mạnh còn hơn học sinh giỏi mà đầu óc cứ dỡ dỡ ương ương", sợ lắm!

    Trả lờiXóa
  20. Dạ đúng, nhà em cũng vậy Chị à... Có một người thân khỏe mạnh dù không xuất sắc vẫn ngàn lần hạnh phúc hơn có một em xuất sắc tâm thần...

    Trả lờiXóa
  21. Mẹ BB nghĩ hoài, ko biết mình có taọ ra áp lực với hai đứa ko nữa M ơi!

    Trả lờiXóa
  22. Em vẫn đọc hổk sót entry nào của Mập, chỉ là mỗi lần muốn còm là chờ cái mạng lâu quá nên nản lun. Nhưng entry kỳ này, em nhất định chờ để post còm mới được (viết từ sáng, mà đến tối đi làm về mới cho post lên đó Mập. Mul ác ghia lun )
    Dạ, em luôn nhớ những gì Mập nói và dặn em. Em sợ hok nghe lời Mập wýnh đòn em rồi seo.

    Trả lờiXóa
  23. Chi oi, that ra ngay ca người lớn chúng ta, như em vừa mới trãi qua một kỳ thi cũng cảm thấy áp lực thật nặng, chỉ khác là em xác định mình đã làm hết sức rồi, có muốn thêm nữa cũng không được, cho nên nếu RỚT cũng chấp nhận. Mà hên quá, em ĐẬU hehheheh

    Trả lờiXóa
  24. Thứ nhất : Khen Mẹ heo giỏi wớ, ĐẬU viết hoa lun hehe! Ôm em cái đặng chia vui. Thứ hai: Khen tiếp, câu này được bình chọn "chảnh" nhứt trong các câu "tự khen" hihi!

    Trả lờiXóa
  25. Hehe, Bạn có "giang hồ bụng bự" bảo kê, cho ..kẹo tui cũng hem dám...wúynh á !

    Trả lờiXóa
  26. Đọc xong tự nhiên khôngbiết comments sao luôn á Mập ơi. Em nhất quyết yêu con mình cho dù nó thế nào đi nữa...

    Trả lờiXóa
  27. Và càng nhất quyết yêu Mập cho dù nó có ...mập hơn nữa ... hehe!

    Trả lờiXóa
  28. Câu này nghiêm túc nè Ròm cưng: và sẽ cùng con để nó trở thành người được mẹ và mọi người cùng yêu...nhớ, trước khi để nó "có thế nào đi nữa" hãy cố gắng một chút ( không phải là áp lực) mà là có những điều chỉnh cần thiết và đúng đắn...con trẻ cần là nó, nhưng cũng cần có người lớn mình hen!

    Trả lờiXóa
  29. Chào chị Minhtmap, chắc chị quên tôi rồi. Tôi thì vẫn nhớ ... cành phượng yahoo đỏ thắm chị gửi.

    Thật là một thảm kịch cho em học sinh xấu số, cho cha mẹ, gia đình em và thật ra cũng là cho toàn xã hội. Như một tiếng chuông cảnh tỉnh về một khía cạnh đau lòng của giáo dục thời nay: áp lực nặng nề, triền miên, không buông tha cả những em lớp 1, trong nhiều gia đình Việt Nam.

    Có thể có một sự "an ủi" nhỏ, vì ở các nước Á Châu khác như Nhật, Hàn Quốc, TQ, Đài Loan, học sinh, sinh viên, kể cả manager tự tử cũng không phải là hiếm.

    Tuy nhiên, riêng tôi thấy đau lòng hơn so với các nước khác trong vùng. Các hs Việt Nam cố gắng học thêm, học bù, học đầu tắt mặt tối, quên lửng tuổi thơ, tuổi mới lớn hoa mộng cho mảnh bằng. Để khi xong bậc đại học, muốn tìm được việc làm lại phải cần có dù che (tôi có mấy đứa cháu lâm cảnh này nên biết khá rõ). Các trường ĐH ở Việt Nam chỉ chiếm một vị trí rất khiêm nhường trên bảng xếp hạng của thế giới. Tội gì phải hủy mình để làm đau khổ bao người thân!

    Ra nước ngoài học thì không được công nhận, phải học lại gần như từ đầu. Học xong ở nước ngoài thì ít có em muốn về. Mà có về cũng ít em tìm được công việc tương đương với khả năng của mình. Rồi phải đối diện với những vấn đề "đầu tiên" nếu muốn có một công việc như ý, hợp với khả năng và trình độ của mình.

    Trả lờiXóa
  30. Không phải quên đâu, nhưng mình lạc mất Bạn khi Yahoo!360 đóng cửa, mừng Bạn sang nhà mình chơi và chia sẻ với mình-một người thầy - về những điều mình ray rứt đối với học sinh...
    Bạn sang chơi thường nhé, năm nay mình cũng chụp được nhiều hình Phượng đẹp lắm...

    Trả lờiXóa
  31. Dạ, Mập khuyên rất phaỉ. Ý em là cho dù con mình sinh ra, tàn tật hay nguyên vẹn, có được trí thông minh trơì phú hay không thì mình vẫn không vì vậy mà tình yêu dành cho con bị giảm đi. Nhất là không nên gây áp lực bắt con phải học nghành mà cha mẹ muốn. theo em thì min2h huớng con vào con đường nên đi, nhưng nên để con tự chọn theo ý mình thích. nếu con cái học không nôỉ, đi làm thợ hay phải làm nghề bần cùng thì cũng không nên vì vậy mà hắt huỉ con. Làm nghề naò cũngg đáng hãnh diện cả nếu là nghề chân chính, phải không Mập.
    Nhưng noí dễ hơn làm...hic

    Trả lờiXóa
  32. Câu này nghe như nhỏ Ròm cưng này muốn mắng...thẳng tui thì phải, hic!
    Không Ròm ơi, Mập hiểu...chỉ là...muốn nói thêm với Ròm về cái tình yêu nhiều khi mù quáng mà cha mẹ và ngay cả người làm Bác, làm Dì như MẬp thường dành cho con, cháu của mình...
    "Văn mình, vợ người"...Văn mình là hay, vợ người dễ dòm. Bây giờ đôi khi còn phải thêm "con/cháu...tao" nữa, hihi! hic!

    Trả lờiXóa
  33. chèn ơi, ai mà dám mắng Mập cưng. Là em nhắc mình đó, sợ mình comments nghe hay lắm mà mai mốt cũn "hăm doạ" con bé nhà em thì...hic:-)

    Trả lờiXóa
  34. he he:-) mà Mập có...Mập thim cỡ nào em cũng thương là ...thiệt đó nghe;-)

    Trả lờiXóa