Con đường cũ…
Sáng hôm nay, Sài Gòn vàng nắng, những cơn gió Hè oi bức từ tinh mơ, trời thì cao và xanh đến váng cả mắt, “ngòai đường không có lá rụng nhiều và trên không không có những đám mây bàng bạc…” tôi vẫn nôn nao xuống phố trên một con đường mà 38 năm về trước tôi đã nôn nả đi, con đường dẫn từ nhà đến ngôi trường thơ bé của tôi, Trưng Vương…
38 năm…
Soi mình vào tấm gương chiếu hậu của xe, tôi không thấy chút gì hình ảnh của con bé con 11 tuổi năm nào: Mái tóc râu ngô đỏ chạch bẩm sinh, cái áo dài trắng hôm thì xá xị, hôm thì tơ nội hóa Hồng Hoa, hôm xoa Pháp… vẫn không thể giúp nó giấu đi cái nghịch ngợm “trời ban”. Có cả cái cặp da dê phần thưởng Sở Bố cho xúng xính trên tay và một gương mặt rạng rỡ những hăm hở tương lai. 38 năm sau, “tóc ngô ngày ấy, phai nhạt quá trời”, trên cái nền tóc highlight bạch kim mà phần “bạch” đã nhiều bề lấn át so với phần “kim”, tôi chỉ nhìn thấy một gương mặt đã quá … phong trần. Màu mắt đã nhạt đi, tối om bởi những bon chen trần thế. Và có cả một sự mệt mỏi tràn trề không thể giấu. 38 năm…thời gian đã gấp 3 lần cái tuổi bắt đầu non tơ ngày ấy. Đã chứng minh sức mạnh hủy họai của nó là vô địch. Đã bào mòn một non tơ thành già cỗi. Đã “đắp bồi” một mỏng manh thành bệ vệ cộng thêm những thói xấu “đời ban”. Trên cái nền đã “xấu đi một cách cơ bản” đó, chẳng hiểu sao, tôi vẫn nhìn ra một cách không chủ quan một cái rưng rưng giống hệt nhau của đứa bé 11 tuổi rạng rỡ ngày ấy với “cái đứa con nít sống lâu năm” 49 tuổi đa đoan, hung hăng hôm nay. Cái rưng rưng đứng ngòainhững quy luật thời gian tất yếu…
38 năm…
Đó là cái rưng rưng hôm nay trên con đường đến trường dường như không thay đổi. Từ nhà đi ra vẫn băng qua một đọan đường Công Lý thẳng tắp. Qua những cái mốc mà đứa bé nôn nả ngày ấy đặt ra cho những guồng chân chưa bao giờ biết mỏi trên cái xe Lucia 550 nhỏ xíu. Những dấu mốc mà trải qua biết bao biến cố lịch sử có, xã hội có, lòng người có… Ơn Trời, gần như vẫn còn nguyên vẹn: Ngã tư Phú Nhuận, Chùa Vĩnh Nghiêm, dinh Ông Hương ( nay là nhà văn hóa Thiếu nhi), trường Marie Curie, sân vận động Phan Đình Phùng và cuối cùng là Dinh Độc Lập… từ đây, con đường được rẽ trái để đi vào Thống Nhất. Đi qua Hãng Esso của Bố, Hãng Shell của Bác, rồi Trường Văn Khoa, dinh Thủ Tướng… rồi Sở Thú, Nha Khảo Thí, Võ Trường Tỏan… rồi Trường tôi… 38 năm, tôi già đi về mặt sinh học và cùng với cái già đi đó, bắt đầu nuôi dưỡng trong mình những câu chuyện bắt đầu bằng hai chữ “ngày xưa…”. Chỉ có điều, hôm nay lớp học tôi rẽ vào không là “khung cửa Mùa Thu”. Tôi học ở bên này “khung cửa” ấy. Buổi trưa đứng từ lầu 4 bên này nhìn sang, cái “khung cửa” ngày xưa rầm rập bước chân nô giỡn của con bé con tôi, giờ vào Hè, vắng lặng. Vắng lặng, nhưng trong cái im ắng của không gian và của lòng mình, tôi vẫn như nghe thấy hết cái ngày xưa rầm rập dội về, ồn ào, nhộn nhạo trong lòng nhớ đến nao nao…
38 năm…
Đó là cái rưng rưng, khi tôi bắt cái não giờ chật chội những chất chứa của mình lần mò mở ra những gương mặt ngày xưa. Đó là gương mặt của con đường nhộn nhịp các lọai xe vào giờ tan học: xe trường, xe thầy cô, xe học trò. Có cả xe của những “cây si Trường lạ” chen chúc. Đó còn là gương mặt mang bóng áo trắng tung tăng rợp trời “như mây xuống phố”, là tiếng guốc các lọai ròn tan, huyên náo hết dọc con đường bình thường êm ả. Là những ríu rít quanh ly chè, cốc siro đá nhận…Đó là gương mặt của những con đường rẽ ngang, rẽ dọc đâu đó của tình thân bạn bè. Đó có cả những trầm mặc tiếng dương cầm vọng sang từ nhà nguyện kín. Tiếng gầm gừ của những con mãnh thú đang “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”. Đó là gương mặt của biết bao đứa bạn giờ vẫn hoặc quẩn quanh đâu đó trong thành phố, hoặc đang phiêu dạt đâu đó góc biển chân trời…
38 năm…
Tôi sẽ đi về trên còn đường cũ này 10 ngày nữa cho khóa học. Đi về bằng con người mới và những nỗi nhớ cũ. Đi về với những tất bật hôm nay với cái rưng rưng chậm chạp hôm qua. Với những đi-về như thế, tôi như là được cho một cơ hội để biết, khi “tình nguyện” làm một “ngọn đèn bật –tắt những đợi chờ”, là tôi được cho một cơ hội để giữ cho mọi con đường đâu đó trong ký ức mình không phai nhạt đi…
Entry ni gợi nhớ cho anh Năm đủ thứ, muốn oánh MapM mở hàng quá hà, hic!
Trả lờiXóaHai anh em mình thiệt tệ hen Anh Năm? Tự dày vò mình...
Trả lờiXóa"Chim non" giờ đã thành già...
Trả lờiXóaTụng hoài...ba tám (38) hây da...đài nào?
Nhớ về trường cũ cũng là một cách để bình yên đó MM à. Ít nhất ta cũng có một thời để nhớ.
Trả lờiXóaBài học hôm nay cũng khác hôm xưa hén M ? Đâu chỉ là con bé 11 tuổi với con bé 49 tuổi hôm nay đâu ...
Trả lờiXóaMọi cái đều thay đổi . Hôm nào ta vào trường để học yêu thương , học bài học vỡ lòng về cuộc sống . Hôm nay ta về trường để học luật của con người dành trừng phạt cái sự không biết yêu thương lẫn cả cái sự biết yêu thương... Một sự trở về không thể không ..bâng khuâng lẫn băn khoăn M hén !
Thứ bảy này chị cũng phải tập trung nghe những lời ...vô bổ . Con đường đến trường chẳng làm chị trở nên ngẩn ngơ như M ..Tự dưng thèm được ngẩn ngơ ..:((
Like cái còm ni nà, tại NG cứ luôn phải"hoài niệm để mà sống"!
Trả lờiXóa:-((
Thì ...mình già hết rồi Anh Năm... hic!
Trả lờiXóaDạ, không chỉ mình em nhớ. hôm nay cái hội 8 nhà em tụ tập lại dù cơm chiều chuẩn bị dã chiến, để nghe em kể chuyện "ngày xưa... hòang thị" hic! nhà em có 3 đứa học Trưng Vương, chưa kể mấy bà chị họ nữa... Mẹ em, cô Hiền em... đều làm ở Trưng Vương từ Hà Nội...
Trả lờiXóaTrường em hồi xưa có cô Hòang Thị Ngọ dạy việt văn đó Chị, dạy tuyệt...
Lần nào em đi đâu rẽ vào con đường này cũng...chực khóc Gió à...
Trả lờiXóaBạn em về, cũng vậy, có mấy gốc cây với ngôi trường mà vần vò suốt buổi sáng, lên xe đi chỗ khác, là mếu...
Là sao Anh Yenson, em hông hiểu lắm hai câu này, hic!
Trả lờiXóaEm tưởng M đi học thành “cán bộ pháp chế” mấy cái luật pháp làm M khô khan đi, lại viết một bài mượt mà thế nào. Trưng Vương gặp lại M chắc mừng, M yêu “ELLE” quá mà ;))
Trả lờiXóaMập học trọn vẹn 7 năm trung học ở ngôi trường này đó May... học trọn vẹn 5 năm tiểu học ở Trường Saint Thomas ( người ta hay gọi là Thánh Tô Ma).
Trả lờiXóaNhững năm tháng êm đềm nhất trong cuộc đời hông lấy chi mần sóng gió của MẬp, nhưng nó ngọt ngào một cách lạ kỳ, dù Mập đi học hay bị ăn đòn, cái tật ẩu và...nghịch...
Thầy cô tiểu học gọi Mập là Cuội... vì Mập đóng kịch thằng cuội ngồi gốc cây đa... để trâu ăn lúa gọi cha ời ời...
Đến giờ Mập vẫn nhớ tên tất cả các thầy cô dạy Mập. đặc biệt nhớ nguyên cái sơ đồ lớp 12... Mập làm lớp phó học tập mà... hehe!
Wớ ơ ơ Mập!
Trả lờiXóaAnh Năm bị ngừ ta ăn híp bên nhà chị Ba Bến Te cà, qua mau, qua mau...:))
Làm chị già đọc xong rồi cũng rưng rưng thấy mình trong cái xa xưa của em, ai cũng có những cái góc để nhớ như thế Mập nhỉ?
Trả lờiXóaThôi thì nhờ hoài niệm ấy mà đỡ đi cái bức bối với cái không đồng bộ hôm nay..
Học đi để rồi về tiếp tục với những cái gập ghềnh không đồng bộ nhé!
Chời wơ, hồi xưa Mập đi học xa nhà dzữ luôn hen. Bởi vậy kỷ niệm không những in hằn trên từng góc sân trường mà còn qua từng góc phố, hen.
Trả lờiXóaThời gian trôi qua không ngừng nghỉ, mỗi khi thêm tuổi mới ta lại nhìn lại. Tuổi có thể nhiều lên nhưng tâm hồn vẫn không già cõi là tốt rồi chị.
Trả lờiXóaEm vẫn thấy lửa nhiệt huyết trong chị còn rất nhiều vẫn còn chảy rất sung đấy.
Hôm qua em đi xem bộ phim kỷ băng hà, bộ phim dành cho thiếu nhi. Có 1 nhân vật là Bà của Sid Bà của sid cũng già lắm rồi rụng hết cả răng đó chứ , Nhưng mà .... "Đừng nghĩ bà già là hong biết đánh nhau nha". hihi già cũng có cái hay của già mà.
Đúng là 38 năm , nhiều kỉ niệm hén chị
Trả lờiXóaMỗi khi em nhớ "hồi xưa" là nhìn vào "hôm nay" , em lại thấy buồn Chị à. Buồn chính mình là nhiều. Mẹ em nói, cỡ em mà lên làm giám học thì quả là giáo dục...hết người thiệt rồi, hic!
Trả lờiXóa7 cây đó Thithao. Vì là thi vào trường công lập "hàng hiệu" mà... nhưng may là đường phố lúc đó thông thoáng, Mập lại có 2-3 bà chị học ở đó, nên kèm đi. Lúc đầu vào lớp 6 thì đi xe trường. Hết học kỳ I mới được đi xe đạp...
Trả lờiXóaHehe, Mập cũng coi phin này òi... hay hén Sen... phải dụ dỗ ai dắt Mập đi coi lần nữa mới được... Mập cũng phái cái bà già đóa... tụi nhóc nhà Mập coi tới khúc đó, nó way sang nhìn Mập, hí hí!
Trả lờiXóaEntry này hông ba lơn chút nào hết!
Trả lờiXóaNó lại làm mình rưng rưng mới chết đây!
Hồi xưa em học làm người thì bây giờ em học để thấy lòng mình sao mà đa đoan quá hén!
Chị Ba... bi giờ em học chắc là chỉ để "Ráng" kéo cho dài "tuổi thọ" của...cái ghế...
Trả lờiXóaCho nên em nghĩ, hình như mấy hôm nay em đang ăn gian tiền nhà nước Chị Ba à.....
Hoài niệm thường là đẹp mà Mập, thực tế ...phũ phàng hơn...
Trả lờiXóaThì thường là vậy, hen! nên Mập hay hòai niệm để... đẹp dần lên, hehe!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaYêu quá thuở cắp sách đến trường chị nhỉ!
Vấn vương, hoài niệm dường như cũng là thứ để ta bám giữ với cuộc sống biến đổi đến chóng mặt, nhất là sự biến đổi về quan niệm...văn hoá?
Đôi khi, chóng mắt với những thay đổi văn hóa - chứ không chỉ đơn giản là quan niệm Tibet à- mà ta đành vấn vương cùng quá khứ, hén!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaHíc!