Tôi tự cảnh báo…một cách…khập khiễng…
Hàng ngàn bài thi Sử vào Đại học điểm 0, người đứng đầu- phát ngôn viên chính thức của Bộ giáo dục và đào tạo- nói với báo giới ( bằng ngữ điệu như quát vào mặt phụ huynh và học sinh): Kết quả đó là …bình thường! Chỉ trên diễn đàn mạng và diễn đàn giáo dục các báo mới thấy sự lo ngại của người dạy Sử, người học Sử và dư luận là …không bình thường. Tôi là một nhà giáo chuyên môn lại không có chút liên quan nào tới Sử, nhưng cũng thật sự lo ngại, khi liên tục nhiều năm nay, không chỉ môn Sử mà các môn khoa học xã hội nói chung, khó tìm thấy kết quả học tập khả quan nơi các em học sinh. Vì sao?
Vì là nhà giáo, xin được “tiên trách kỷ”, tôi bắt đầu đi từ cái “máy cái”, tên gọi nôm na cho cái nôi “sáng tạo ra những con người sáng tạo”: Các trường đại học đào tạo người thầy môn Sử. Thử hỏi, bao nhiêu em sinh viên đi vào khoa Sử, khoa Văn, khoa Địa lý là bắt nguồn từ… yêu thích, từ say mê, từ giỏi giang? Và khi đi vào các khoa này, các em có nhận được sự ủng hộ từ gia đình? Khi tiếp nhận sinh viên mới ra trường ở các bộ môn trên về đơn vị mình, tôi đi dự giờ và thực sự bàng hòang trước – khoan nói đến chuyên môn- mà là phong cách sư phạm nơi các em. Tôi không nhìn thấy chút nào sự gắn kết trong những bước chân các em đặt trên bục giảng, sang đến chuyên môn, thì càng hỡi ơi. Các em biến giờ Sử của mình không chỉ thành giờ …nói giỡn ( khi kể những chuyện tiếu lâm về Sử mà các em nhặt ra từ… các trang mạng xã hội), hoặc thành giờ tra tấn khi liên tục gọi học sinh lên bảng trả bài theo kiểu viết-dò ( vì sắp đến thi, hoặc đến lúc BGH dự giờ), hoặc thành giờ ..xỉ vả khi học sinh nghịch ý. Người ta nói “không có bột sao gột nên hồ”, từ “chỗ bột” là thầy cô giáo các bộ môn xã hội đã “lỏng” và nhiều lúc đã “hỏng”, cơ sở nào cho ta truyền tải các dữ liệu Sử vốn khô khan, nhiều năm tháng, nhiều tồn đọng chứ chưa nói đến truyền những điều thú vị từ Sử đến các em học sinh…?
Sau là “hậu trách nhân” mà thực ra không phải là “trách”, suy cho cùng, học sinh từ chối đưa Sử vào “máu thịt” của mình, vì các em được tiêm nhiễm cái suy nghĩ rất “lạc quan” từ nhỏ rằng: Sử chỉ là môn phụ. Là môn không giúp gì được cho “đời cơm áo” sau này. Sử chỉ trở thành vấn đề với các em ở những năm nó được Bộ giáo dục chọn làm môn thi tốt nghiệp THPT. Khi “được chọn” như thế, các em sẽ có 3 tháng “trối chết” với phần Sử lớp 12: những ngày dò bài mệt mỏi, căng thẳng, kinh hòang… để “đối phó” cho thi, để lấy được tấm bằng với điểm Sử… không liệt…Sự “trối chết” này, ngay khi chấm hết dòng cuối ở bài thi, tòan bộ kiến thức “ được dò” đó sẽ “trôi theo dòng đời”…4000 năm dựng nước và giữ nước sẽ còn trong các em bằng hai từ “hãi hùng”. Chưa kể, kiến thức Sử, phương pháp học Sử, từ bé, các em đã không được thầy cô ( những người “trót” chọn “nhầm” nghề, “nhầm” ngành, “nhầm” chuyên môn) truyền thụ một cách tâm huyết, lấy cơ sở nào để nó “còn chút gì để nhớ” trong các em? “Chữ thầy trả lại cho Thầy” lẽ ra là chuyện “ắt có và đủ”, lại thành chuyện khó, bởi không thể bắt các em trả cái mà các em không nhận.
Dạy như thế, học như thế, cách môn Sử được coi là cách để “chấn chỉnh lòng yêu…Sử” khi cho nó thành môn thi, thành chuyện “đe dọa” học sinh “dân ta phải học Sử ta để…thi” như Bộ GD&ĐT tiến hành các năm qua, mà bài thi Sử của các em có kết quả cao mới là bất bình thường, còn điểm thấp, thậm chí điểm 0 đến hàng ngàn bài, thì như Bộ trưởng Luận trả lời báo giới là “bình thường”, theo tôi là một câu trả lời “đầy trách nhiệm” vì ông đã nói đúng thực trạng chất lượng dạy và học mà ngành mình đang quản lý.
Ra xã hội, thời gian gần đây, việc người dân tham gia giao thông vi phạm ( có hay không có những vi phạm này là việc không bàn đến ở bài viết này) khi được cảnh sát giao thông mời vào làm việc, đã ngang nhiên hành hung người thi hành công vụ. Hành hung đủ kiểu từ chửi mắng té tát, đến đánh và sau này là tấn công thản nhiên ( như trong một clip mới nhất vừa tung lên mạng Youtube). Nhưng là người quan sát có chút “tư cách giáo dục”, tôi nhìn sự việc này theo góc cạnh khác. Đó là, khi người bảo vệ dân đơn độc chống đỡ với những người hành hung, thái độ người chung quanh thờ ơ đứng xem ( như xem một trận ẩu đả bình thường của hai tên du côn), thờ ơ rút máy ra quay để tung lên mạng kiếm comment mới thật là đáng ngại. Tôi biết so sánh theo kiểu của mình trong bài viết này là hết sức khập khiễng, nhưng khi coi những clip “dân đánh công an” rồi “công an đánh dân” cứ nhan nhản trên mạng hiện nay, tôi chợt liên tưởng đến những sự kiện nhiễu nhương báo động về tình trạng xuống cấp trong quản lý xã hội ở các triều đại trong lịch sử nước nhà. Khi người dân hao hụt niềm tin vào chính quyền, khi họ nhìn chức sắc nhà nước đâu đâu cũng thấy tiêu cực ( ngay cả khi không hẳn như vậy), cũng thấy chỉ rặt “sự kiếm cơm” và không còn lòng tôn trọng, thì chúng ta phải xem lại thể chế của mình. Việc các em học sinh thờ ơ thậm chí xem nhẹ cái giá máu xương cha ông đổ ra để viết lên lịch sử với việc hôm nay người dân thờ ơ đứng nhìn công chức của mình bị hành hung nó dường như có một mối liên hệ nào đó, mà thú thật tôi không gọi được thành tên. Tôi lo, cái lo của người bây giờ biết mình ra đường là phải “tự xử”, là phải biết cẩn thận hơn vì không còn trông mong được bảo vệ gì, khi ngay cả người có chức trách bảo vệ, được trang bị công cụ hành sự cũng bị cái manh động tấn công mà không phương chống đỡ như thế…
Và cũng biết, không phương chống đỡ, bởi lẽ, trước đó, mười phương hành sự đã bị anh lợi dụng để “hành… tiền” mất rồi…
Cảm ơn , những bức xúc đã nói ra của em nhưng liệu có cách nào khác để những người có trách nhiệm đọc thấy những tâm trạng như thế này của thầy cô, của phụ huynh và các em học sinh nữa???
Trả lờiXóa:-((
Hehe, em đã gởi cho Báo, nhưng nó không đăng, đành gởi cho blog, hy vọng mấy anh có quyền xem blog vào giờ hành chánh sẽ xem ...thấy... hihi!
Trả lờiXóaKhi nói vậy là anh Năm biết mi đã gửi qua chổ TC trước roài, huhu
Trả lờiXóaDạ không, em không nhờ chị TC, em gởi trực tiếp BBT, nhưng BBT bi giờ là ai?
Trả lờiXóaUh, TT mà tại thói quen nghĩ đến bạn hiền trước nên khỏ thành TC, hic
Trả lờiXóaĐây là vấn đề nè M .
Trả lờiXóaKhông có thầy giỏi thì đừng đòi trò giỏi.
Không có thầy dạy Sử mả thật yêu môn Sử thì đừng đòi trò nó yêu môn Sử.
Thế là ....hết thế hệ thầy này chuyển tiếp sang thế hệ thầy khác nó biến thành "một rừng điểm 0 môn Sử"
Chưa kể đến chương trình , đến cách ra đề ...chị đọc cái đề thi môn Sử CĐ vừa rồi thì chị hiểu tại sao biết bao lớp thầy và trò bây giờ không yêu môn Sử ... vì đọc nó đã 'nổi da gà' ..nghe nó đã muồn "ngủ cho khỏe" rồi thì thẩm thấu không được lấy gì học ...Tình yêu luôn bắt đầu từ sự rung cảm _ ngay cả tình yêu môn Sử cũng cần sự rung cảm_ ...chị thấy giờ môn Sử chỉ tạo cảm giác run và chán cho chính thầy và trò ...thì thật sự : Hoan hô điểm 0 ...Nó là một cái tát cho ngành GD ..chỉ có điều nhà lãnh đạo GD nhận cái tát mà chẳng ...biết ê mới là ..chuyện lạ !!! hic !
Dạ thưa bạn, họ đã Trơ huyền Lì, đã Vơ Rồi Vờ ạ.
Trả lờiXóaTrơ + Lì = Ngố và Liều
Trả lờiXóaCoi cái đề nà MM ...Nổi cả da gà ..
Trả lờiXóaĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011
Môn thi : LỊCH SỬ
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đén cuối những năm 80 của thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hoà hoãn giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Phương và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có gì thay đổi?
Câu II (2,0 điểm)
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày và nhận xét phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong đông - xuân 1953 - 1954.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng? Nêu ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1936 đến năm 1945. Tổ chức mặt trận nào có vai trò quan trọng trực tiếp đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Vai trò của mặt trận đó được thể hiện như thế nào?
Cám ơn chị đã viết bài này. Em thích đoạn sau hơn, đoạn sau mới làm nên đoạn trước.
Trả lờiXóaNói về đề thi sữ đợt này thì nếu cho em thi, em cũng xin chắc chắn 1 điều là em sẽ đạt được điểm 0. Ai chưa đọc được đề thi sử lần này nên tìm hiểu đọc thử và tự chấm xem mình mấy điểm nhé.
Sáng nay trên xe ngồi đi làm, những đồng nghiệp của em cũng nói đến vụ này và hầu như ai cũng chắc lưỡi, con cháu chúng ta rồi sẽ học hành ra sao? Câu trả lời này chẳng ai trả lời được. Lo lắng thì thực sự lo lắng đó, nhưng không thay đổi được gì cả.
Còn chuyện công an bị đánh, bị tát, bị kéo lê trên đường. Giờ không còn là chuyện lạ, nghe thấy những tin đó người dân còn người " Đáng đời cái lũ ấy". Chuyện lạ bây giờ là tìm được người công an nào thực sự vì dân mà làm việc mà cống hiến.
Em là người luôn lạc quan trong mọi trường hợp. Nhưng xã hội bây giờ thật sự đáng lo ngại. Cái gọi là đạo đức lại là mặt hàng xa xỉ. Chúng ta, những người quanh ta điều nhận thấy, nhận biết hết đấy, vì chúng ta có ăn có học mà. Nhưng chúng ta đã làm gì??? Em cũng chỉ biết than vãn vài câu, vào đây còm vài câu bức xúc, vậy là xong rồi đó. Bản thân em khi ra ngoài làm việc, thấy nhiều chuyện bất bình cũng rất bức xúc đấy chứ, bức xúc quá thì chửi " Con Mẹ Nó " rồi thôi. Chúng ta dần thỏa hiệp và sống cùng cái xấu. Điều này mới là điều đáng sợ nhất. Và cái xấu sự nhiễu nhương càng ngày càng bành trướng hơn và nó đang đi vào đời sống, đó là một chuyện bình thường.
Tuổi trẻ ai cũng từng có nhiệt huyết, muốn sống cùng lí tưởng, muốn làm nhiều lắm, muốn cuộc sống tốt đẹp hơn và bao ước mơ. Nhưng rồi ta dần mất đi nhiệt huyết. Mất niềm tin ... mất nhiều lắm .
Tuyệt vời cái còm này, cảm ơn Sen...
Trả lờiXóaNgay khi không còn trẻ nữa, thì nhiệt huyết cũng sẽ còn, Mập nghĩ vậy là do suy ra từ mình... nhưng Sen nói quá đúng... mất niềm tin nhiều khi không chỉ là mất nhiều lắm mà là mất tất cả...
Em biết đề mà Gió... đâu có nổi da gà, nổi da Mập... hihi!
Trả lờiXóaNgày em mới ra trường, tuy còn trẻ em vẫn biết muốn làm công chức hoặc làm công ty nhà nước là phải quen biết là phải có tiền mới vào được. Một đứa trẻ thẳng thắn như em rất ghét những điều đó, em chẳng cần ai xin việc cho mình. Em từng nói tôi sẽ xin làm công ty nước ngoài, tôi sẽ sống bằng lương và sống đúng đạo đức của mình, không quì lụy ai, không lắt léo lương lậu.
Trả lờiXóaĐiều đó đến giờ em vẫn làm được, vì từ đó đến giờ em luôn làm những công ty nước ngoài, nhưng rồi em đã không còn thẳng, làm kinh tế mà thẳng có mà chết. Em vẫn biết cầm tiền đi cửa sau, vẫn phải mời anh này nhậu, mời anh kia nhậu. Chúng ta không ngoài cuộc được. Em rất muốn chống tham nhũng đấy, nhưng em không thể không đưa tiền cho những con sâu đó. Đó là công việc, là cuộc sống của em, của cty em.
Giờ em phải làm sao? Em biết rất nhiều người cũng có suy nghĩ như em, nhưng rồi vẫn không làm gì được cả.
kinh doanh phải vậy, đó là đặc thù công việc thôi
Trả lờiXóaNgay Mập không làm tư nhân, không kinh doanh, là nhà nước 100% mà Lễ Tết vẫn phải ..xì tiền ra cho nhà nước "bạn"...
Trả lờiXóaHihi, ta chống tham nhũng bằng cách thay vì đưa nhiều lần, thì đưa 1 lần cho nó gọn, cũng buồn một lần thôi...
Vậy nếu biết câu trả lời là " bỉnh thưởng " vậy tại sao ông không có biện pháp cải cách lại ngành mình đang quản lý, để khi trả lời ít ra sẽ đỡ ngượng hơn với câu trả lời như vậy.
Trả lờiXóaHay chính những người đứng đầu nền giáo dục VN là những người đưa nền giáo dục đi xuống ????
Nhiều khi hỏi hỏi hỏi cũng là đã trả lời luôn đóa Cưng à... hehe!
Trả lờiXóaNói chuyện lạc đề một chút, vì E đọc cmt của HS phiá dưới
Trả lờiXóaNgày E mới ra trường, ba cứ cằn nhằn mẹ, sao không đưa E vô làm nhà nước chỗ mẹ đang làm mà lại để E đi làm ở ngoài, mẹ nhất định không chịu, mẹ chỉ nói cho E ra ngoài làm để E học được nhiều thứ hơn là bó buôt trong cái khung nhà nước như vậy.E thì lúc đó cũng hok chịu chỉ đơn giản là E thấy lương nhà nước thấp quá hehheh, mà không hiểu sẽ có phần "lậu " sau đó. Nhưng E....hãnh diện vì ba mẹ có một chức......hok nhỏ tại nơi ba mẹ làm việc : ) vì vậy đôi lần E cũng thoáng nghĩ, sao mình lại không đi theo con đường của ba mẹ.
Lần đầu tiên sau khi E đi xa trở về nhà, E mới hiểu được nhiều điều từ cái khung nhà nước mà những điều đó không phải từ mẹ nói, mà lại là từ những người chị con của bạn mẹ lúc trước mẹ đưa vô để làm, và hiện tại bây giờ chị cũng giữ một cái ghế rất vững trong công việc.....nhưng kèm theo sau đó là.chỉ nói ....E kg vô làm nhà nước là đúng, mẹ làm vậy là tốt cho E đó, nhức đầu lắm E àh, ............nếu tinh thần E không vững.......thì cái ghế E ngồi cũng không được lâu.........và sau đó là 1001 chuyện làm trong nhà nước hehhehh
Hình như theo E hiểu, làm trong nhà nước là phải sống chung với lũ.....chỉ có điều mình phải làm sao lèo lái con thuyền đó vững tay một chút, để hok bị ....lũ nhấn chìm, phải hem Mập. Mà những người như mẹ E, hay như Mập, thắng và nóng tính thì......hình như sóng càng lớn để .....cố vùi thì ....lại càng vững tay......chèo
Bi giờ nói thiệt là lúc trước thấy con của mấy người bạn của mẹ, được mẹ đưa vô làm, rồi có một cái gọi là làm nhà nước.....ổn định, đôi khi....đôi khi E cũng hơi chút tủi thân seo mẹ hok.....giúp mình.
Mà...những lần sau này về chơi, E hiểu thêm được nhiều và.....mừng....vì nhà có 2 anh em mà hok có ai .....được làm nhà nước.
Hôm qua, cả nhà sum họp, chị hỏi ý kiến các con về vấn đề này, bọn chúng cười lỏn lẻn " Tụi con cũng vậy thôi à, chẳng nhớ gì mấy về lịch sử. Chữ thầy trả hết cho thầy.Con chỉ nhớ được... Hai Bà Trưng và tinh thần yêu nước của Hai Bà thôi. "
Trả lờiXóaĐấy, toàn đại học không đấy!
Ai sẽ gỡ rối những vấn đề này nhỉ? Họ sẽ bắt đầu từ đâu đây?
Trả lờiXóaThưa chị tôi đã sốt ruột chờ bài này của chị lâu lắm rồi. Tuy nhiên sau khi đọc xong tôi lại có nhiều điều muốn nói lại.
Trả lờiXóa- Xin, xin đừng đừng ai đánh giá thấp người thầy cho dù đó là thầy dạy sử, những người còn đứng được trên bục giảng để dạy sử, hay những môn khác như văn, địa ...đã là những người mà tôi vô cùng kính phục (Xin chị đừng nghĩ là tôi thương hại hay tội nghiệp). Khi một người lính ra trận mà không được trang bị vũ khí, hay trang bị những vũ khí tồi, vũ khí giả thì chính những người lãnh đạo họ đã đẩy những người lính đó vào chỗ chết. Các thầy cô dạy sử đang là những người lính như vậy. Tôi yêu sử, tự đọc Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim như đọc một cuốn truyện đầy say mê vì tôi được học sử không phải là một bài chính trị, là những con số liệu khô khan mà sử của tôi là hình ảnh lá cờ thêu 6 chữ vàng, Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt mà lo việc nước, Trần Bình Trọng ta thà làm quỷ nước nam, của hùm xám Yên Thế, Dạ Trạch Vương, tướng cờ Đen Hoàng Vĩnh Phúc, Tôi được học sử với những thầy cô, vào lớp chỉ bảo học trò đóng sách lại ngồi nghe thầy kể chuyện từ sử ta, qua sử tây, từ các trận chiến Việt, đến những trận đánh đẫm máu của thế chiến thứ 2 (Mà sau này tôi mới biết có những chuyện mà thầy tôi kể theo chuyện, theo phim!!!). Những biểu hiện mà chỉ kể về các thầy cô chỉ vì những nhà quản lý GD từ lớn tới nhỏ (Xin lỗi trong đó có cả chị!) đã tạo ra như vậy. Tôi đã biết có những (nhiều) trường năm nào không thi tốt nghiệp môn sử thi ngay lập tức có lệnh cắt ngắn môn sử để dành thời gian cho các môn thi tốt nghiệp.
- Đã không trách thầy thì cũng xin đừng trách trò vì đừng bắt trò ăn quá nhiều món dở, dai, giả thì không ai ăn được. Xin hãy để sử là món ăn ngon, học trò chỉ cần thấy nó ngon, không cần phân tích nó nấu ra sao, có ngon, có bổ không, có vitamin gì trong đó
(Đang ngồi ở quán Cafe đã tới giờ tôi phải về nên tạm dừng ở đây, nếu có gì không phải xin lỗi chị nhiều, sẽ còm tiếp về đoạn sau)
Bạn hiền, tôi cũng chờ cái còm này của Anh suốt chiều nay. Không, tôi không trách người Thầy, tôi chỉ trách cái nơi đã đào tạo ra các người Thầy như thế. Với hàng ngàn bài Sử điểm không, và điểm của đầu vào môn này rất thấp, tôi cứ tự hỏi hòai mình là tại sao ta không dám, một năm nào đó, hễ không đủ điểm ta định thì ta không tuyển, còn hơn là phải tự hạ điểm để thu sinh viên vào cho đủ...sở hụi...? Không chỉ Sử, Địa, Văn ... GDCD... cũng thế...
Trả lờiXóaCũng giống như Anh, tôi hồi nhỏ không phải là một đứa chăm chỉ, những môn học bài với tôi là cực hình, nhưng lại rất say mê môn Sử... bây giờ, khi GV Sử vắng, tôi vẫn lên dạy thay, và tôi cũng dạy các em theo những điều mà tôi ...còn nhớ, chứ không theo SGK. Sau khi dạy thay vài tiết, một số lớp đã yêu cầu nhà trường cho con học cô M. Tôi không muốn khoe khoang, vì sẽ là tệ... nhưng quay lại làm nhà quản lý, tôi lại đúng là cái người như anh nói, đã góp phần tạo ra những thầy cô như thế...
Tôi cũng không trách học sinh, chỉ là buồn... vì cứ có chuyện xảy ra, người lớn loay hoay đổ lỗi cho nhau thì nhiều thế hệ các em đã trả giá... tôi e cái blog này của mình cũng đựơc "nhòm ngó" nên mong Anh cứ viết, cũng như tôi sẽ viết, để may ra từ nhòm, có người nhột, thì bọn trẻ nhà Anh, nhà tôi được nhờ chăng?
Chính sử viết thì không có chỗ cho hy vọng, nhưng tôi lại là đứa mê dã sử, huyền sử... nên tôi có quyền mơ mộng ( dù là hão huyền) phải không Anh?
Anh viết thế này tôi vui lắm, vì có người đã nghi ngờ tôi "tự tạo" ra Anh để "đối trọng" với chính mình...
Mập làm nhà nước, vì thời của MẬp, hông làm nhà nước thì hông đủ gạo đem về cho Mẹ... là vì nhà Mập hồi nào giờ vẫn cứ thích cho con cái mần ...công chức ( rút kinh nghiệm cũng từ Mẹ Mập... làm cho ngụy wuyền SG...hhehe!)
Trả lờiXóaNhưng Em thiệt may, Mẹ em tiến bộ và sớm nhìn ra biển báo ...lũ... em tránh đựơc cơn lũ này, nên đời Mập mới wen được em chớ...
Họ bắt đầu từ chỗ tìm cách cho con cái đi nước ngòai học Chị à...còn họ ở lại tìm cách làm cho nó rối thêm... trong mớ lùngbùng đó, hông ai rỗi hơi tìm hiểu xem con cái mấy ông ổng đó mần gì hè... mà lo gỡ rối để đỡ khổ cho mình, cho con cháu mình vì chúng làm sao có điều kiện đi học nước ngòai...
Trả lờiXóaCái nhìn của "người trong cuộc" - nhà giáo (tâm huyết) thì còn gì đề bàn, ở đây riêng về cái đề thì đại học năm nay, em thấy người ta bảo đây kô phải là lịch sử (trơn) mà là lịch sử đảng. Chẳng biết trong chương trình của tụi nhỏ có những thứ gì.
Trả lờiXóaGD Vn như con gà mắc tóc mà còn nuốt dây thun nữa, cà nhợn và đi loanh quanh la chéc chéc, tội nghiệp con cháu biết bao nhiêu.
Thưa chị xin kính báo với chị, "đối trọng" do chị "tự tạo" thời gian này đang lười biếng quá nên đang tăng ký vùn vụt, hy vọng sẽ được đẹp như chị.
Trả lờiXóaNhưng thôi được chị cho phép, tôi xin phép "nói năng lung tung" một lúc nữa
- Tôi không thể chia xẻ với chị khi cho rằng "Bộ trưởng Luận trả lời báo giới là “bình thường”, theo tôi là một câu trả lời “đầy trách nhiệm” vì ông đã nói đúng thực trạng chất lượng dạy và học mà ngành mình đang quản lý" Tôi không mong ông được như Trần Hưng Đạo "ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" (Như người tiền nhiệm của ông chỉ ngủ có mấy tiếng...) hay ông biết đạo làm quan là biết lo trước cái lo của dân mà tôi chỉ mong ông khi đã may mắn thấy được kết quả của thực trạng dạy và học thì ít nhất phải thấy buồn, phải thấy được trách nhiệm của mình (Thật còn thua chị bạn hiền của tôi, xin nịnh chị một chút), nhớ lại cũng chỉ khoảng 1 tháng trước ông mới ca ngợi tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông tăng là do việc dạy và học đã được nâng cao thì mới thấy ông là người quá vô trách nhiệm. tôi lại còn chán nản hơn khi ông cho rằng việc này là bình thường vì nó đã xảy ra ở nhiều nước - đây là một sự ngụy biện của một người vô trách nhiệm vì thứ nhất xin ông cho biết ở những nước nào mà nó tệ giống ta vậy, thứ 2 lý luận kiểu này cũng giống như lý luận vì nhiều người ăn cắp, nên tôi ăn cắp là bình thường. Nên đối với ông tôi đành bó tay (Chợt nhớ thêm khi ông mới lên có ngay một dự án 70.000 tỷ - tôi không nói dự án này do ông làm ra nhưng chắc chắn ông phải là người chịu trách nhiệm phải không chị) (Xin lỗi chị do bức xúc qua nên có đôi khi quá lời, dài dòng)
- Riêng với chuyện mấy "Chú" công an xin phép chị để tôi dằn lòng lại một chút sẽ tiếp tục nói lung tung tiếp
Anh tiếp tục nghen Anh... tôi đã uống sang ly cà phê thứ hai trong tối nay và là ly thứ bốn trong ngày để lắng nghe... Cảm ơn...chắc mấy "chú" giờ này mắc ra đường ...wắc xe lại hỏi giấy mà để cho anh em ta bàn chuyện " thấy cá nục cả đống" thỏai mái thôi...
Trả lờiXóaHehe, thêm nhà giáo May nói có ... lực phốp bảo kê nghen... tham gia đi May... Anh ti4mat rất thỏai mái và dân chủ trong bàn luận... hihi!
Trả lờiXóaVì chị còn thức, nên tôi xin được tiếp tục, hy vọng sẽ làm cho mấy ly cafe của chị sẽ trở nên "vô trách nhiệm" và chị sẽ sớm tìm được giấc ngủ ngon.
Trả lờiXóa- Trước hết tôi tin rằng những điều tôi sắp nói không phải là là do bức xúc gì về chính chị, chính em gì cả mà cũng như chị tôi cũng đang nhìn mấy "chú" công an với con mắt "giáo dục" mặc dù tôi chẳng có một chút xíu nào "tư cách giáo dục"
- Có lẽ ở mọi quốc gia, mọi thời đại bao giờ cũng có công an, cảnh sát tốt, hay xấu, và đây cũng là lực lượng mà bị người dân không ưa (ủa sao tôi lại lập lại cái lý luận của ông bộ trưởng rồi!) Ngay ở Mỹ vẫn có những anh "phú lít" bị người dân quay video đánh đập những người dân da màu và đã bị tòa xử tội. Nhưng điều khác nhau giữa ta hiện nay với mọi nơi khác, mọi thời đại khác là ở nơi khác họ chỉ không ưa chứ không tới mức ác cảm như ở ta, thậm chí nếu thấy công an bị đánh sẽ có không ít người nghĩ thầm "cho đáng đời". Theo tôi điều này là do sai lầm về giáo dục, trước hết là giáo dục cho công an, tôi cứ nhớ dù ghét cảnh sát nhưng trước đây họ hay gọi đùa một cách mỉa mai mấy ổng là "bạn dân" vì thời đó người ta dạy cho mấy ổng như vậy, còn ngày nay người ta dạy mấy "chú" CA là mấy chú là một công cụ, là một lực lượng thực hiện "chuyên chính" (lâu quá rồi tôi cũng quên hết mấy từ này rồi do chuyên môn trốn học chính trị đi làm bạn với mấy cái chai), thứ hai mấy ông bạn dân hiểu rằng khi có tội thì tội của họ sẽ nặng hơn vì biết pháp còn phạm pháp, còn mấy "chú" CA thì có phạm pháp thì cùng lắm là cách chức, chuyển ngành, xử lý nội bộ (thật ra cũng có những người bị tòa xử, nhưng rất ít so với những chuyện bê bối của mấy chú tới nỗi tôi nhớ không ra, ví dụ như những loạt bài điều tra hối lộ của báo TT, chẳng bao giờ nghe nói ai bị xử tội gì cả)
- Cuối cùng thì khi các nhà quản lý cho rằng học sinh không biết sử là bình thường, vì có thể chính mấy ông cũng không biết, không thuộc sử nên chẳng có thể như chị liên tưởng đến sử để rút ra bài học cho ngày hôm nay, và vì vậy mấy ông chắc cũng sẽ cho rằng mấy cái "líp" mà chị coi cũng "bình thường thôi". Vì vậy dù huyền sử, dã sử gì đi nữa thì tôi cũng không mơ mộng nổi chị ơi
Xin lỗi chị dù cố gắng lắm nhưng không cách nào tôi học chị ba lơn khi viết còm về các vấn đề chị nêu ra
Xin lỗi Anh, vì ông cụ nhà tôi ( đã bị lẫn) tự dưng tối nay cứ lang thang miết không chịu ngủ, nên đèn đuốc phải tắt hết, vì thế không tiếp tục đàm đạo cùng Anh được. Tôi cũng đang tự hỏi những vấn đề như Anh về vụ mấy "chú". Bởi vì tôi nhớ, cách đây mười mấy hai chục năm, tôi ngồi trên một chuyến xe đò đi đâu miền Đông. Đến trạm Madagoui, dù trên xe đã chật, xe vẫn dừng lại đón hai "chú" lên xe... lúc đó, dân trên xe nhiều cô chú lớn tuổi vội đứng lên nhường ghế, có nhiều bà má san sẻ đồ ăn sang mời suốt trên xe... nhưng hai "chú" lúc đó từ chối hết bằng thái độ hết sức dễ thương... tôi e, hình ảnh này bây giờ nếu có, người ta cũng mời ngồi hoặc mời ăn mà ngồi kiểu khác và ăn kiểu khác... vì bộ sắc phục trên người các "chú" không lấy được nổi nơi dân hai chữ "tình thương" chứ đừng nói gì "tin cậy" hay "tôn trọng"...
Trả lờiXóaCũng thời gian trước đây, khi bị các "chú" thổi, tôi nghĩ mình có lỗi. Nhưng bây giờ, bị các "chú" thổi, tôi không còn nghĩ mình có lỗi ( dù có lỗi thật) mà tôi nghĩ các "chú" đang "kiếm cơm..." ( cơm hẳn Anh ạ, chứ không còn là cháo...)
Về giáo dục, cái tôi buồn về chất lượng ngành mình một, thì tôi buồn khi các quan "đè đầu cỡi cổ" nơi tôi không lấy được sự tôn trọng của tôi đến mười. NGhe giới thiệu tiến sĩ, tiến sĩ... tôi tự dưng nghi ngờ quá thể... mà với tôi, sống trong giáo dục, niềm tin vào giáo dục không có, tôi trở thành một quản lý tồi là chuyện "ắt có và đủ". Nhưng có điều tôi nay lớn tuổi, không làm quản lý thì tôi...biết làm gì? cái vòng luẩn quẩn này cũng là chuyện "ắt có và đủ"...
Nhiều cái "ắt có và đủ" như thế trong "con sâu cái kiến" là tôi, thử hỏi... nên Bộ trưởng của tôi nói chuyện gì của giáo dục cũng "bình thường thôi" cũng là chuyện "ắt có và đủ"...
Nếu Anh sang nhà chị Haphan52 bạn tôi, Anh xem cái clip mà một bà chủ trì việc phát thưởng Hoa TRạng Nguyên đang "tấu hài" thì Anh càng "phấn khởi" Anh ạ...
Tôi nay phải đón đoàn kiểm tra kiểm định chất lượng giáo dục ( kiểm trên một đống giấy lộn mà chúng tôi chuẩn bị sẵn...) nên chắc có lẽ phải xin phép Anh ngừng ở đây...
Giáo dục là vấn đề nghiêm túc, còn ba lơn là tại vì tôi có cái tánh đó... chúng ta khác nhau, nên Anh cứ giữ đúng tạng của mình, không cần phải ba lơn... giáo dục có tôi ba lơn đã khổ các cháu lắm rồi, bác sĩ mà ba lơn nữa thì ai cứu các cháu...
Nghe chị giới thiệu clip tấu hài, tôi phải cố gắng kiếm coi cho bằng được, và tôi lại càng "phấn khởi" vi diễn viên chính của clip này đã trở thành người đại diện của tôi và chị trong quốc hội rồi.
Trả lờiXóaỦa đoàn kiểm tra kiểm định chất lượng giáo dục kết quả ra sao rồi chị, chất lượng giáo dục của mình chắc sẽ năm nay tốt hơn năm qua, càng ngày càng phát triển tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên.....
Thật là một kết thúc có...hậu..quả, Anh ạ...
Trả lờiXóa(Những lời vàng ngọc của…người có gang có thép…trong mồm)
Trả lờiXóaTrả lời phỏng vấn của báo giới trước hiện tượng hàng ngàn bài thi môn Sử ( khối C- kỳ thi tuyển sinh Đại học- Cao Đẳng năm 2011) có điểm 0, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận “rành rọt” :
-Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém…Vì vậy, qua quá trình thi lộ ra những học sinh kém là bình thường…
Và sau đó vài ngày, cơ quan do Bộ trưởng Luận đứng đầu, lại có thêm vài dòng gọi là “giác đác dư luận” cũng rất “rành rọt” như sau:
“Bộ GD-ĐT nhận thấy kết quả bài thi môn lịch sử của các học sinh đã tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ không đạt yêu cầu, thậm chí chỉ đạt điểm 0 là một thực tế không thể xem nhẹ…”
( Trích đọan nội dung công văn do văn phòng Bộ GD-ĐT gửi báo Tuổi Trẻ )
Bình …lọan xạ: Văn phòng Bộ chắc ở hơi xa…bộ trưởng, hoặc hôm bộ trưởng phát biểu câu trên thì ông không ở gần…văn phòng bộ… nên mới có chuyện “nói lại cho rõ”. Từ giờ, sẽ phải dạy cho học sinh “ bình thường thôi” đôi khi đồng nghĩa với “ không thể xem nhẹ”…
Cám ơn chị từ giờ cỡ lang băm như tôi mỗi khi có tội lỗi gì với bệnh nhân cũng sẽ là "bình thường thôi" - Ôi cuộc đời "vẫn đẹp sao" từ giờ lương tâm sẽ không còn răng, hay yên lòng ngủ đi nhé lương tâm ơi. Từ giờ trở đi mỗi lần cô MT hỏi học trò con có thấy lỗi của con không sẽ được nghe học trò trả lời "bình thường thôi"
Trả lờiXóaHihi, nên khi tôi "nựng" thì các cháu cũng thấy "bình thường thôi", không thưa kiện gì ráo...
Trả lờiXóaThưa chị, lén qua nhà chị Gió, xem còm của chị về chuyện bình thường thôi, sao tôi áy náy quá, chờ hoài không thấy ai có ai chịu vào nhà chị còm cả, không biết có phải do tôi không? buồn quá
Trả lờiXóaHehe, Anh đừng áy náy. Cái blog của tôi chỉ có chừng này Bạn thôi. Theo những cái còm ở nhà này là đã đủ số Bạn còm đó rồi... Tôi biết cái tạng của mình không đi lòng vòng hoài được nên bao nhiêu Bạn đây thôi mà cũng nhiều khi thất lễ không sang nhà các Bạn thường được...
Trả lờiXóaAnh an tâm...
Trời Đà lạt buổi tối mùa mưa 16 độ ngoài trời. Đọc xong tất cả những cái còm entry này của MM, thấy ấm lại khỏi đắp mền. MM ơi những lúc mình đi Đà Lạt vào mùa đông chắc sẽ luôn ghé nhà MM để cho ấm mà.
Trả lờiXóaEm đang hình dung cái lạnh nơi Chị ở mà ...thèm muốn chết...
Trả lờiXóaMùa đông, khi nào mùa đông, chắc xin Chị cho em được tháp tùng theo...
Nước chảy mãi về biển Đông, Cưng Ù ơi!
Trả lờiXóaChỉ mong những lời tâm huyết còn đọng lại!