Xin gởi lời đến muôn trùng…
Cho “Hòang tử bé” của Âm nhạc Việt Nam- nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của Ông
Tôi không phải là một fan “trung thành” của âm nhạc Trịnh Công Sơn- trung thành theo cái nghĩa: Chỉ thích nhạc Trịnh và chỉ nhạc Trịnh là …nhất. Ngòai âm nhạc của Ông, tôi còn mê đắm dòng nhạc Văn Cao, Phạm Đình Chương, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Duy… sau này còn rất thích nhạc của Phú Quang, Ngọc Lễ và đôi bài của Quốc Bảo…Tôi cũng không phải là người có hân hạnh quen biết nhạc sỹ, tuy đã hai lần được Ông tiếp ở nhà riêng khi Tôi đến mời Ông về nói chuyện với Trường, để tự cho mình cái quyền “vơ vào” trong việc chúc mừng một ngày theo tôi là rất riêng của nhạc sỹ. Nhưng hôm qua, một đứa cháu nhỏ của tôi có chuyện buồn với bạn, nó lên nhà chơi, tâm sự và khi chờ dọn cơm, tôi nghe nó lẩm nhẩm hát: Không có em còn tôi với ai… Tôi kéo nó lại hỏi: Con biết bài con vừa hát của ai không? Dạ biết… của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn… Sao hồi đó Mập cứ nghe tụi con “chê” nhạc của Ổng là …khó hiểu… Nó cười: Con không biết nữa… nhưng hễ khi nào “ có chuyện” con lập bập mấy câu này là thấy… yên liền à Mập… Cháu tôi đã vậy, đám bạn nhậu giang hồ bến xe và xe ôm của tôi còn lạ hơn. Mỗi khi bắt đầu nhậu là tụi nó tòan hát bolero, nhưng khi đã “tới” thì chỉ có một dòng nhạc được cất lên đó là nhạc Trịnh… Cháu tôi không hiểu ca từ nhạc của Ông, đám bạn bỏ học sớm của tôi chắc càng không hiểu, mà ngay tôi, bảo rằng hãy giải thích một số ca từ nào đó trong âm nhạc của Ông, cũng sẽ chịu chết… Vậy mà… chính vì lẽ đó, nhân những “ồn ào” người ta đang “làm ầm” lên nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sỹ và cũng là sinh nhật lần thứ 70 của Ông, nếu Ông còn tại thế, tôi ngồi lại với đam mê của riêng mình, để nghiệm, như một nén nhang thành tâm viếng về một hạnh ngộ đã từng…
Và tôi nghiệm ra rằng… Trịnh Công Sơn dùng âm nhạc của mình như một cách người ta viết …nhật ký vào thời kỳ của Ông, hay như ngày nay, chúng tôi viết …blog… Nhật ký âm nhạc là nơi Ông ghi lại chính cuộc đời mình khi cuộn chảy, hòa tan và bị cuộc đời lớn ngòai kia kéo đi. Một cuộc đời riêng lẻ không đơn giản trong một cuộc đời lớn có những biến động kinh người. Không chỉ cuộc đời Ông mà còn có nhiều cuộc đời bạn bè quanh mình được Ông đưa vào “nhật ký âm nhạc”.
Không chỉ ghi âm lại những âm thanh từ chính nội tâm mình, Ông đã ghi nhận lại âm thanh của cuộc sống, của xã hội, của quê hương. Người ta – vì những lý do riêng chung gì đó- chia dòng nhạc của Trịnh Công Sơn ra làm nhiều lọai nào là “ca khúc da vàng”, nào là “thân phận và quê hương”, nào là “tự tình ca”… chia ra như vậy là để tìm cách giải mã âm nhạc của Ông, giải mã theo kiểu “ép” nó đi về những suy nghĩ chủ quan của mình. Mà quên mất, nhật ký là một điều rất riêng, không thể giải thích, càng không thể mổ sẻ. Trịnh Công Sơn ký âm đời sống bằng một lọai ngôn ngữ riêng. Nó đi vào tận đáy sâu tâm cảm của Ông- nơi mà ngôn ngữ bình thường của nhân lọai bất lực- giúp Ông bình thản sống trước mọi biến động, cho Ông sự bình an sau bao biến cố và đưa Ông đến trạng thái bao dung với mọi toan tính, cơ hội của đám đông vây bọc quanh Ông. Nhạc sỹ có biết về tất cả những điều ấy hay không? Tôi cho rằng với một người minh triết như thế, không điều gì có thể “qua mắt” của Ông mà không đọng lại. Song, “Hòang tử bé” không chọn cách ngăn lại, không chọn cách phản bác, càng không chọn cách “nói lại cho rõ”… Ông tung cuốn nhật ký của mình ra đám đông và Ông chấp nhận mọi cảm nhận mà đám đông đó có. Ông chấp nhận họ chia sẻ những suy nghĩ của riêng họ đối với suy nghĩ “của riêng Ông”. Với Trịnh Công Sơn, dường như đám đông được Ông xem là một phần của cuộc đời mình, nó cũng giống như lục phủ ngũ tạng mà mình không có cách chi từ bỏ hay tách bóc khỏi con người. Ông chấp nhận sống chung với đám đông ấy, chấp nhận cách mà họ chấp nhận Ông… người ta và cả tôi nữa, gọi sự chấp nhận ấy là lòng bao dung của bậc hiền nhân…Và chính vì thế, âm nhạc của Ông- nhật ký của Ông- đã được đám đông tiếp nhận nồng nhiệt, lâu dần, dường như họ quên mất đó là nhật ký của Ông, họ xem nó như nhật ký của mình, để nâng niu, để gìn giữ và để thỉnh thỏang tìm gặp những an ủi nơi đó như chính mình tạo ra… điều này lý giải sức hút và sức sống lâu dài của âm nhạc Trịnh Công Sơn…
Nhạc sỹ đã rời xa thế giới nhộn nhịp và bất an này của chúng ta 10 năm. Trong 10 năm đó, “cuốn nhật ký âm nhạc” của Ông vẫn ở lại với cuộc đời, với công chúng yêu âm nhạc và dường như thế giới ngày càng biến động hơn thì, cuốn nhật ký đó lại càng được nhiều người tìm tới. Đám cháu nhỏ của tôi lớn lên, bên cạnh những bài hát tuổi Teen của chúng mà …tôi nuốt không trôi, chúng đã biết tìm đến với nhật ký… Âm nhạc Trịnh Công Sơn cho chúng- mà không chỉ cho riêng chúng- tôi nghĩ là cho tất cả chúng ta một cõi bình lặng đáng quý trong cuộc đời này… Bình lặng để bao dung như nụ cười hiền hòa, như cái phẩy tay thân mật mà vẫn đầy lịch sự khi tiếp những người khách-không-mời-mà-đến, như cái cách mà Ông tiễn mọi tìm đến ra cổng… mà tôi từng biết…
Vì vậy thương tiếc mừng Ông an nhiên ở cõi vô thường…cảm ơn Ông và nhật ký của Ông…
Nhớ đến nao lòng ...khi đọc entry này của MT và nghe lại một bài hát không thể nào quên của một thời ..."lăn lốc " với lớp Toán của mình .Cảm ơn MM....!!!
Trả lờiXóaChị cũng là người yêu nhạc Trịnh theo cách của riêng mình ...Giống như một người yêu muôn nơi nhưng vẫn có lúc quay về chốn cũ ...
Trả lờiXóaMấy hôm nay chị mệt vì đám đề thi và hàng lô những công việc khác ,Hômnay, mới đây soạn xong mớ đề .... ngẩng lên ..và thèm nghe chút nhạc trịnh không lời ...Chiều rồi ...gió bây giờ cũng trở mình hén M ..
Một chút mệt quăng vào hư không ...lắng nghe chút nhạc Trịnh ngấm vào mình ..Cám ơn M vì một entry ấm áp ...chút tình !
Bổ xung thêm váo cái ý hay của Minh Trang :
Trả lờiXóaÂm nhạc của Trịnh Công Sơn là một thứ Blog tâm trạng của ông cùng với tâm trạng thời đại mà ông đã sống và nếm trải . Người đời đã và chắc sẽ còn Comment Blog của ông suốt đời nay qua đời khác . . .
Blog của ông tự nó là một tượng đài còn ông thì bất tử .
Em mong sao những người cơ hội còn chút "rụt rè" để không ...rút ruột "tượng đài" đó như đã từng rút ruột bao tượng đài khác, Bạn Bắp à...
Trả lờiXóaCảm ơn Anh đã đồng cảm... với suy nghĩ riêng em...
Người Bạn lớn của em từng "đặt hàng" trong những ngày giỗ các năm trước của Nhạc sỹ... nhưng em có một cái entry từ 360, viết tâm đắc nhất thì Yahoo!360 vào hồi khùng không hiện ra, mà em thì gõ trực tiếp nên mất là mất luôn... đến nay mới có thể làm tròn lời hứa với Chị ấy...
Trả lờiXóaCảm ơn Gió đồng cảm...
Nhạc Trịnh bao giờ cũng gợi nhắc nơi mỗi chúng ta một điều gì đó hén Chị... entry của em cũng là nhờ những gợi nhắc ấy... Cảm ơn Chị đã đọc và thích...
Trả lờiXóaEm thích đọc những gì chị viết...rất thích ^^...Và, entry này cũng ko ngoại lệ :x
Trả lờiXóaHic, và Mập thì thích được Bạn bè wen biết ghé qua đọc, đồng cảm... cảm ơn Tieuthuy... Hôm nào Kim Ngọc lên thì mấy mình đi Bud's nhé...
Trả lờiXóaKhi còn là đứa bé còn ở tr... tắm mưa, suốt ngày tôi được nghe nhạc của ông trong chiếc máy cassette cũ mèm. Tôi nghe mà không thèm biết đó là bài gì, của ai và chắc chắn cũng chẳng hiểu hết lời (có lẽ đến bây giờ cũng vậy) nhưng những bài hát của ông vẫn ngấm vào tôi, vẫn làm tôi day dứt, khắc khoải theo từng lời hát suốt từ khi còn là đứa bé, đến khi là cậu bé tập tọng ôm đàn guitar, và đến tận ngày nay đã gần 40 năm, điều mà tôi tự hào nhất khi nghe nhạc TCS là không cố hiểu nhạc của ông, chỉ "cảm" "yêu" nó. Chị viết "Với Trịnh Công Sơn, dường như đám đông được Ông xem là một phần của cuộc đời mình, nó cũng giống như lục phủ ngũ tạng mà mình không có cách chi từ bỏ hay tách bóc khỏi con người. Ông chấp nhận sống chung với đám đông ấy, chấp nhận cách mà họ chấp nhận Ông..", đối với tôi thì còn có một đám đông, trong đó có tôi, nhạc Trịnh được xem là một phần của cuộc đời mình, giống như lục phủ ngũ tạng, giống như khuôn mặt, tính cách của mình, nên chẳng bao giờ suy nghĩ tại sao mình lại có phủ này, tạng kia, tại sao mình lại mũi tẹt, da vàng, tại sao mình làm điều này, làm điều kia, không tìm cách giải thích cứ đơn giản hạnh phúc với cái mình có.
Trả lờiXóaVâng, và đây là phần mà entry không đề cập đến vì tôi muốn giữ nó lại cho riêng mình Anh ạ...
Trả lờiXóaCảm ơn Anh, lại một lần nữa chia sẻ, đồng cảm và ...hạp rơ tới vậy....
Hoàng tử bé nhưng tác phẩm thì đồ sộ. Để hiểu được những thâm thúy trong Sơn, cần có thời gian "đọc" hết nhạc phẩm của Sơn. Sơn xứng đáng, quá xứng đáng để ta bỏ thời gian nghe. Bởi nhạc bây giờ quá nhiều, nhưng ca từ...ôi thôi... Em không đủ kiên nhẫn nghe hết 01 CD hay can đảm nghe lần thứ nhì, dù đó là giọng ca Phương Linh hay gì gì tre trẻ nổi như cồn hiện nay... Em phải can cô bạn thuở bé của em đừng gởi tặng CD nhạc phẩm ngày nay cho em nữa. Hãi :-)!
Trả lờiXóaMập cũng vậy... sao Mập không thể nuốt trôi loại nhạc trẻ bây giờ... "ngớ ngẩn" e là từ còn nhẹ nhàng để nói về những nhạc phẩm ấy... và mừng là các cháu nhỏ nhà Mập bây giờ bắt đầu cảm mến nhạc xưa ...trong đó có âm nhạc của Trịnh ...
Trả lờiXóaNhạc của Trịnh Công Sơn không màu mè gân guốc mà cứ chảy tự nhiên như tiếng suối róc rách, như tiếng gió thì thầm, như hơi thở của cuộc sống quanh ta vậy .. có thể nói ông là một thiên tài âm nhạc.
Trả lờiXóaEm nghĩ rằng M "võ công thâm hậu" lắm rồi nên viết một entry đọc ĐÃ gì đâu. Cảm ơn Mập rứt nhìu.
Trả lờiXóa"ĐÃ"- chu cha được một câu khen tặng này, "ĐÃ" lém... cảm ơn May chứ!
Trả lờiXóaMới đây, em tình cờ nghe Uyên Linh (VN idol 2010) hát Yêu dấu tan theo trong chương trình tưởng nhớ Trịnh ở Hà Nội, thấy cổ cũng "Ư ư, a a" theo kiểu Thanh Lam, Hồng Nhung ... Người ít nông cạn so với phần đông ca sĩ trẻ bây giờ mà còn vậy. Thất vọng gì đâu.
Trả lờiXóaMập làm em bất ngờ với cái entry này. Mập giống ... anh Thành Lộc, lúc khóac vai bi lúc khóac hài. Thật nhiều tài !
Đôi khi vẫn nghĩ mình là ...Kép Tư Bền ở giữa cuộc đời... giống kép, tại ngay mấy đứa cháu cũng không thừa nhận Mập giống... phụ nữ, hic!
Trả lờiXóaLT cũng nghĩ Mập giống TL, thay vì giống Hồng Vân mà... may quá, chưa giống Hoài Linh, anh đó ốm thí sợ... hehe!
Hihi. Mập ơi, không hiểu sao T khoái anh TL mà không khóai HV, mặc dù HV cũng tài. Có lẽ vì anh TL từng nói với một cô bạn của T "hồi đó, LT là thiếu nhi của anh" mà T đâm ra .. thấy thân thiết hơn với anh í chăng ??!! (thấy người sang bét quèng lèm họ. Haha).
Trả lờiXóaT không có cảm giác thân với HV nên không ví Mập với HV. À mà T cũng thích HL hơn HV. Hay là lần sau, T ví M với … anh HL ? Nói về nữ tính thì M tràn trề, vuợt xa nhiều nhi nữ khác. Nếu không, M đâu quan tâm và khó nhọc dắt theo một lô một lốc mấy đứa cháu ra biển. Chỉ có một trái tim dịu dàng và đôn hậu mới làm chuyện đó.
Hehe, tụi nó chịu mần bạn thân dí Mập từ hồi nhỏ là Mập cảm ơn hông hít òi... Bạn Mập có lần nói: trong số bạn nữ của tui thì bà manly nhứt... trong số những thằng bạn trai của tui thì bà ...girly nhứt hehe...
Trả lờiXóaNhưng nghe khen, thiệt phan phái trong bụng...Cảm ơn LT...