Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Entry For 19 February, 2011- Những bài báo không giấu sau "cái ghế"...

Đầu năm khai bút gởi báo, lẽ ra nên viết một điều gì "an dân"- tôi nghĩ vậy- song không hiểu sao tôi lại "trình làng" những bài báo "nặng lòng" thế này...(nguồn ảnh minh họa: Tuổi TRẻ online)

 

 

Nhân thân của những người cầu danh, mua ấn?

Họ có phải là những người dân thường, những người lao động thông thường? Xin thưa, không phải, hoặc nếu có, cũng là những người đang có ý định sẽ tiến thân - bằng mọi cách, đang nhắm đến một cái danh-quyền-lợi nào đó mà họ không có thực lực để cạnh tranh. Hoặc họ là người thân, họ hàng của những người đang có vị trí xã hội, nay "xung phong" làm việc "Lê Lai cứu chúa" này để mong giữ nguyên vị trí cho "một người làm quan, cả họ được nhờ" kia bằng vào việc cầu danh, xin ấn.

Chỉ nhìn qua hình, đã thấy cả một rừng người ấy không còn giữ được chút gì là văn hóa tối thiểu, vậy quay về gia đình, họ sẽ dạy dỗ, giáo dục con cái mình thế nào? Vào cơ quan, họ sẽ bảo ban, chỉ dẫn, điều hành đồng sự, đồng nghiệp mình ra sao? Thật đáng giật mình, thật đáng buồn cho hiện tượng này. Cái hiện tượng mà nó bày ra một sự xuống cấp văn hóa ngày càng trầm trọng trong một bộ phận không nhỏ xã hội.

Người có chức, có quyền mất tự tin vào thực lực của mình đến nỗi không còn biết đặt niềm tin vào đâu kể cả vào qui hoạch, vào cơ cấu, mà phải tìm đến thánh thần... Ta chấn chỉnh văn hóa là hãy bắt đầu chấn chỉnh từ cái thấp nhất: nơi niềm tin con người không còn có chỗ bấu víu...

Lâm Minh Trang

(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/425106/Tham-hai-le-hoi.html)

 

DIỄN ĐÀN "NẾU TÔI LÀ BÍ THƯ THỨ NHẤT TRUNG ƯƠNG ĐOÀN"

GIÚP CHO NGƯỜI TRẺ BIẾT TỰ TRỌNG

            Điều đầu tiên tôi quan tâm  mà cũng là mong muốn cải thiện nhất đó là phải làm sao cho lớp trẻ Việt Nam hiện nay khởi đi từ những hành vi, thái độ thể hiện một tư cách tự trọng nhất khi tham gia vào nền sinh hoạt chung của xã hội. Bởi, sự thể hiện tư cách của con người trong xã hội nói lên được rất nhiều điều: trước hết, tư cách đó cho thấy nền giáo dục của gia đình- tế bào nhỏ nhất nhưng lại quan trọng nhất của xã hội. Sau đó, những hành vi ứng xử thể hiện tư cách đó lại cho thấy về nền giáo dục của đất nước – nơi tạo ra sự hiểu biết. Tư cách biết tự trọng phải khởi đi từ chỗ hiểu biết cá nhân mình đang ở đâu trong xã hội, hiểu biết mình cần phải làm gì khi tham gia vào cộng đồng chung, những hiểu biết về kiến thức văn hóa, kiến thức xã hội, kiến thức đóng góp, xây dựng. Và cuối cùng, tư cách và hành vi nơi công cộng còn thể hiện nền văn hóa của đất nước đang ở đẳng cấp nào? Đã vươn lên đến những thang bậc nào về văn hóa xã hội so với cộng đồng chung quanh và so với thế giới, đã thoát thai khỏi sự tự phát, thiếu căn bản chưa, hay vẫn đang còn ở mức dò dẫm và liên tục cảnh báo về sự mất thăng bằng và xuống cấp?

            Tại sao tôi lại quan tâm đến tư cách của lớp trẻ ngày nay thông qua hành vi ứng xử của họ nơi công cộng? Bởi tôi cho rằng tư cách của con người là cái quyết định đến toàn bộ những suy nghĩ, hành vi của họ. Từ chỗ biết tự trọng chính bản thân mình, họ sẽ biết tôn trọng tư cách, suy nghĩ, hành vi của người khác , tôn trọng những cái chung không thể xâm phạm. Biết tự trọng và tôn trọng bản thân cũng như người xung quanh, họ sẽ biết luôn phải yêu quý và gìn giữ tư cách đó như thế nào. Sẽ biết bảo vệ để làm sao cái riêng và cái chung đó hài hòa để cùng phát triển. Và sẽ biết chống lại những tư cách, những hành vi xấu, đe dọa đến những điều mà họ trân trọng.  Tư cách văn hóa sẽ dẫn đưa con người đến những lý tưởng khác. Họ biết sống đúng cuộc sống của mình và tôn trọng đúng cuộc sống của người chung quanh.  Lý tưởng sống, kỹ năng sống, chẳng phải khởi đi từ những điều rất nhỏ đó là biết trân trọng sự sống mà ta có hay sao?

            Lớp trẻ ngày nay có những thế mạnh rất lớn so với các thế hệ đi trước. Họ có hòa bình, có ổn định, có khoa học hiện đại hỗ trợ rất nhiều trong học tập, trong lao động, trong sinh hoạt. Nhưng thế mạnh đó cũng chính là điểm yếu, vì nó không giúp gì được cho việc hình thành và rèn luyện nhân cách bởi chính sự hỗ trợ quá lớn của những điều kiện này đã tạo ra tâm lý đương nhiên: đương nhiên chúng tôi phải có những cái đó. Đương nhiên chúng tôi phải được hỗ trợ… mà quên mất rằng tư cách văn hóa và sự tự trọng không đương nhiên mà có. Việc bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, không chen lấn trong đám đông đang trật tự xếp hàng, không vượt nhanh giành đường lấn ẩu, không trút lỗi lên người khác khi xảy ra va chạm, không xé bao hàng lén lút thử trong các siêu thị, không nhận bất cứ cái gì không từ chính công sức mình làm ra… không thể là việc thích là làm, tiện là làm, mà là việc phải làm, đương nhiên làm. Nhưng muốn vậy thì từ ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô và người chung quanh đều phải làm như thế khi còn bé. Tư cách sẽ bị nhiễu loạn và nhiễu loạn theo nhiều hướng tiêu cực, khi trẻ được học điều hay A, nhưng từ Thầy cô ra đến cửa trường đã thấy điều A’, đi trên đường lại thấy nó thành B và cuối cùng về nhà thì lại thấy là “phủ định của A”. Khi tư cách cá nhân bị nhiễu loạn thì không có điều gì đảm bảo rằng những tư cách đó sẽ sản sinh ra những lý tưởng sống tốt và những công dân tốt. Theo tôi, đó là lý giải cho việc một bộ phận giới trẻ hiện nay quan niệm đi theo con đường hoạt động đoàn thể là một trong những cách tiến thân nhanh nhất, có thể ăn trên ngồi trốc một cách dễ dàng nhất khi bản thân mình có hạn chế trong con đường học vấn. Mà quên rằng, việc tiến thân, việc ăn trên ngồi trốc thiên hạ, phải khởi đi từ chính tư cách và nền văn hóa của bản thân, phải lấy được sự tôn trọng của người khác bằng chính thực lực của mình chứ không phải từ “cơ cấu” hoặc từ chính sự luồn lách và cơ hội. Và từ đó những vấn nạn xã hội khác sẽ nảy sinh ra.

            Là Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn, có lẽ với vị trí “vĩ mô” này, vấn đề mà tôi quan tâm và tìm cách cải thiện được trình bày ở đây sẽ có thể được coi là quá “vi mô”. Nhưng như ông bà ta đã nói : “ Chớ xem thường chuyện nhỏ, lỗ nhỏ làm đắm thuyền”. Mà con thuyền đạo đức xã hội, con thuyền văn hóa công cộng, con thuyền giáo dục của chúng ta bấy lâu nay đã được cảnh báo là “chao đảo”, phải chăng vì nó tồn tại rất nhiều lỗ nhỏ như thế này?

Lâm Minh Trang

( Gò Vấp)

http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/425050/Lam-cho-nguo%CC%80i-tre%CC%89-bie%CC%81t-tu%CC%A3-tro%CC%A3ng.html

 

22 nhận xét:

  1. Đặt cục gạch xí tem đã. Đọc sau. "Còm" sau nghen "Kưng" :-).

    Trả lờiXóa
  2. Con thuyền giáo dục, văn hoá ở VN đã quá chòng chành, nên chỉ cần một gợn sóng nhỏ thuyền đã rách nát.

    Ở đâu trên trái đất này, từ Á sang Âu, thì giáo dục luôn là quốc sách. Gia đình và xã hội -xã hội ở đây trước tiên phải nói đến nhà trường- Gia đình & Nhà trường cần có sự phối hợp nhịp nhàng, người lớn trong xã hội rộng lớn hơn cũng thực hiện hệt như những gì cha mẹ, thầy cô nói thì mới mong có được lớp trẻ em hôm nay được giáo dục tốt là những người lớn trong tương lai có đạo đức văn hoá. Nếu gia đình lơi lỏng giáo dục kỹ lưỡng con cái, nhà trường & xã hội không chú trọng việc "tiên học lễ" đúng nghiã bên cạnh "hậu học văn" thì xã hội phải gánh chịu hậu quả vậy. Lúc này đây câu slogan "Tiên học lễ, hậu học văn" treo nhan nhản ở các trường học ở VN chẳng có ý nghiã gì sất! Cứ thử bước vào một lớp học mẫu giáo, tiểu học, trung học ở Pháp xem, chẳng có "xì lô gân" nào ghê gớm cả, nhưng "tiên học lễ" luôn là quốc sách, vậy mới ra được một xã hội trật tự, nề nếp, có nền văn hoá văn minh để hãnh diện với thế giới.

    E hèm! Chẳng hiểu nổi ngành giáo dục VN đưa bao nhiêu đoàn sang tham quan, học kinh nghiệm ở trời Tây trời Mỹ, v.v... v.v... tốn biết bao nhiêu là tiền cho những chuyến đi như thế, nhưng GD VN vẫn chẳng...giống ai. Biết rồi, khổ lắm nói mãi!!

    Trả lờiXóa
  3. Đơn giản là họ chưa từng làm những việc này bao giờ MM ạ ...
    Con cái họ được học chữ từ nhà trường và học "làm người" qua chính cách "làm người" của họ .. Có gì đâu ? chỉ là M ưu tư thôi ... Con mắt của người làm thầy thì cứ luôn ưu tư những điều đôi khi chỉ tự làm mình nặng lòng .

    Còn vào cơ quan ư ? Bây giờ thì cơ quan không cần sự chỉ dẫn mà chỉ cần sự điều hành ... Điều hành thì chỉ cần "quyền lực" có gì mà lo hả MM ? Đố "đứa nhân viên "nào dám léng phéng với những lãnh đạo có "ấn đền Trần"... Đố đấy ...!!!

    Còn văn hóa ư ...chị thở dài rồi ..biến !!!!

    Trả lờiXóa
  4. Đọc đến câu comment này của Tibet, tự dưng lòng thấy đau như muối xát. Chỉ một cụ rùa bị thương ở Hồ Gươm mà người ta phải bày ra cả chục cuộc họp, mời cả chuyên gia Hong kong sang để ...bàn, để cãi nhau... rốt cuộc cụ vẫn chưa được chữa, vẫn ngắc ngoải, tệ thế...
    Suy ra, văn hóa không phải có tiền là mua được, mà hình như những đồng tiền "giàu sổi" đem lại cái gọi là "phản văn hóa" thì đúng hơn...
    Cảm ơn chia sẻ... cảm ơn cũng nặng lòng cho giáo dục Việt Nam cùng Mập...

    Trả lờiXóa
  5. Em thở dài hơn Gió, sâu hơn... bởi em nhìn thấy những nhân cách ấy mỗi ngày rờ rỡ trong từng người ở nơi ngành mình, và đôi khi, ở cả ngay chính em...
    Thôi đừng biến, ở lại mà còn chia sẻ với em chứ...
    Tối qua em có độ, uống say lắm, về ngủ một giấc rồi không ngủ lại được, ngồi vào máy post bài này...
    Sáng nay em đang ở trường, nghe một "em trai" trên Quận đoàn ( bị kỷ luật vì "tham lạm" được điều về ngồi đấy...) lên giọng giảng cho học sinh của em về "lý tưởng thanh niên ngày nay"...
    Em muốn bỏ làm cô giáo 15 phút để... chửi thề quá Gió...

    Trả lờiXóa
  6. Giờ nhiều cảnh nhiễu nhương lắm M à ...nên 15 phút chửi thề vẫn còn quá ít ...:)))

    Chị vừa nghe một đồng nghiệp chị mất vì ung thư ...chuẩn bị đến với nó lần cuối đây . :(((

    Trả lờiXóa
  7. Chị đã từng nói với "các bạn huyện đoàn " chỗ chị cách nay vài năm " Các bạn không phải ....là "quan thanh niên " - làm ơn hãy làm việc cho ra "thanh niên " chứ tôi thấy các bạn hoạt động thua cả "Hội cựu chiến binh " đó ....Thiệt bó tay ...!
    Đồng cảm với em vụ này ...!!!

    Trả lờiXóa
  8. "...Đời người sao chóng qua..."
    Em xin chia buồn với Gió, chúc cho Người Đồng Nghiệp đó an nghỉ trong bình yên!

    Trả lờiXóa
  9. Làm gì được so sánh với Hội Cựu Chiến Binh hả Chị...còn thua cả ...Hội Phụ Lão...

    Trả lờiXóa
  10. Tới nước này thì .....chị ú ớ luôn :(((((((

    Trả lờiXóa
  11. Ngòi bút lửa vẫn hừng hực khí thế! cho em ngả mũ cái!

    Trả lờiXóa
  12. Mập làm gì đáng được "ngả mũ" hả Uyển Văn, chỉ mong được Bạn bắt tay một cái và nói: Gan! hehe! Là đã phái hung òi...
    Nhưng vẫn nói : Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  13. Mừng ngòi bút của Minh Trang vẫn tâm lành sắc sảo . . .

    Trả lờiXóa
  14. Hic, Bạn Bắp à, cảm động khi nhận comment này của Anh... Cảm ơn Anh...

    Trả lờiXóa
  15. Đọc entry của Mập và còm của các anh chị. Em tự nhiên bổng thấy có dấu chấm hỏi thật lớn cho nên GD - VN ????
    Chắc E phải đọc đi đọc lại nhiều lần nữa để nghiền ngẫm ........

    Trả lờiXóa
  16. Hic, Cưng à... không chỉ là dấu chấm hỏi và cũng không chỉ 1 dấu... còn nhiều dấu chấm hỏi nữa và cả dấu chấm than... cũng nhiều lắm...
    Em đọc dùm há, cảm ơn Cưng!

    Trả lờiXóa
  17. Thưa chị, chắc chắn là trong số những người đang chen chúc ấy có rất nhiều quý vị "cơ cấu" đã và đang lãnh đạo các cơ quan giáo dục - Xin lỗi chị nhiều - Và chị có làm bí thư thứ nhất hoặc thứ không TW đoàn thì chị cũng không thể làm được cái việc "vi mô", đi hàn các lỗ rò nhỏ đó đâu, vì lúc đó chị còn đang phải làm những chuyện "vĩ mô" lớn hơn ví dụ làm cánh tay phải, làm hậu bị, đang bận giới thiệu các Đoàn viên ưu tú (nhưng quan trọng là trong "cơ cấu") cho....Không chửi thề nổi chị ơi!!!!

    Trả lờiXóa
  18. Hihi, Anh Bạn hiền! Bởi vì tôi "không" được mần cái ghế đó nên mới mạnh miệng. Cũng như mấy em có bài "học tập và làm theo..." ...sáng giá toàn là những em....trọc đầu. Chớ níu có chút tóc mà "học tập, làm theo" thì như mấy anh đó hay nói "ăn cám à!" Có điều tôi đã nhủ với lòng mình, tôi sẽ nói ngay khi còn "đươngt chức", chứ một khi đã hưu thì tôi vui thú điền viên. Tôi không chờ khi mình "không còn gì để mất" mới ra miệng "đánh hôi", tánh cách đó tôi nhắm mình....nuốt không trôi Anh ạ... nói là muốn chửi thề thôi, chớ tôi cũng nhắm mình xài cái giấy năm trăm đó không tiện... Cảm ơn Anh chia sẻ...

    Trả lờiXóa
  19. Em đọc loáng thoáng vài tin tức trên báo về vụ này mấy ngày qua, chỉ biết cười mếu miệng , kô biết dùng từ nào để diễn tả luôn ... :(

    Trả lờiXóa
  20. M viết rất hay, rất chuẩn xác & thực tế . Tuy nhiên, những điều M viết tương tự chắc cũng có nhắc đâu đó trong những trang lý thuyết học đường hoặc xếp chồng xếp đống chìm nghĩm đâu đó trong các văn phòng hành chánh trung ương thành tỉnh thị huyện xã mất rồi bởi kô được có phương pháp tuyên truyền & giảng dạy đến nơi đến chốn cả trong từng gia đình với những người lớn thì nói chi đến các người trẻ khi mà chỉ nghe qua loa rồi tai này qua tai kia như nước đổ lá môn... Có chăng là in ra thành những tấm phích chương bự tổ chảng rồi giương cao dán chình ình ở những nơi công cộng cho đập vào mắt của những đám đông tụ tập người qua lại từ nhà trường đến nơi công sở hay ngoài đường phố , chợ búa ...kèm theo những lời cảnh cáo xử phạt có hiệu lực thì ít ra dân mình mới có chút "ý thức" nhận ra họ cần làm gì để giảm bỏ các tật xấu mà bấy lâu họ nghiễm nhiên cho là "bình thường, chuyện nhỏ" đó ...


    Những qui định về văn hoá & luật lệ phải được áp dụng & nghiêm khắc bắt buộc đi kèm hình thức xử phạt nghiêm túc tối đa thì mới may ra có hiệu lực mà thôi chứ còn hô hào khơi khơi rồi mặc ai làm gì làm, kỉ cương gia đình & xã hội hời hợt lõng lẽo thì có nói lắm cũng bằng không . Ai vi phạm dù là chuyện nhỏ từ xả rác bừa bải đến trộm cắp vặt hoặc gây náo loạn , đả thương ngườikhác trước công cộng thì phải bị bắt bỏ tù hoặc phạt tiền nặng vài lần thì sẽ giảm được phần lớn những tệ nạn tiêu cực đó ngay , tiếc là mấy người có chức quyền & "đầy tớ của dân" bận lo chuyện vơ vét túi riêng cho họ hoặc làm chuyện "đại sự" bắt bớ xử phạt những thành phần đâu đâu mà họ cho là có "nguy cơ đụng chạm đến sự an nguy của bè lũ chính quyền sắp lụn bại" không thôi .

    Khổ lắm, nói mãi cũng vậy thôi ...Vài chiếc lá rụng sao làm nên mùa Thu hả M ? buồn ...

    Trả lờiXóa
  21. thì cũng ngu si, lố bịch đến mù quáng chẳng khác gì vụ đúc tim đồng cho tượng Thánh Gióng & ngựa vậy mà ... Lúc đất nước bị thiên tai thì ngửa tay xin xỏ LHQ cứu trợ xong đem về ăn chặn nhém giấu trong túi riêng hoặc ngân sách, rồi vung tiền xài đổng theo kiểu nghèo bày đặt làm phách chơi nổi lấy tiếng sang .. Nhớ vụ Thăng Long 1000 năm ...mà ghét cay ghét đắng...

    hihi..hum nai hông biết cái gì nhập, em đu theo M chửi toáng lên .

    Trả lờiXóa
  22. Đúng là Lam... Khi không xuất hiện thì bặt tăm, khi thì ....spam cả đống...Nhưng cảm ơn... ít ra cũng là cảm ơn đã chua xót cùng với Mập...Tiếc là Mập già quá rồi... Thời đại đã qua rồi, chẳng qua la toáng lên cho đỡ rầu thôi...

    Trả lờiXóa