Hôm nay là một ngày thời tiết vô cùng đẹp. Trời mưa lất phất, lành lạnh, cái thời tiết cho chúng ta nhích lại gần nhau trong một kiếm tìm ấm áp. Vậy mà, tôi đi dự giờ một cô giáo trẻ mới về trường. Nhìn cách cô ấy tiến hành tiết dạy, nói chuyện với học trò rồi ngồi nghe đồng nghiệp góp ý với mình, tôi chợt thèm đi...nhậu...tôi nhìn tuổi trẻ của mình qua cô giáo ấy, hiểu ra, chúng tôi đã có lỗi rất nhiều đối với hôm qua, tiếp tục có lỗi trong hôm nay và chưa chắc đã sửa được lỗi ở ngày mai…
Bạo lực học đường…từ cái nhìn duy vật biện chứng…
Vật chất quyết định…
Những đứa bé trong nhà trường hôm nay – tác nhân chính của tình trạng bạo lực mà dư luận lên tiếng báo động thời gian gần đây- từ đâu mà ra?Mác nói: Bản tính con người hình thành từ trong bụng mẹ. Nhận lãnh bao nhiêu chất bổ dưỡng từ mẹ để nuôi cơ thể mình, thì đứa bé hòai thai cũng nhận lãnh bấy nhiêu trạng thái vui – buồn –cáu- giãn từ người mẹ đó. Vì thế, các nhà khoa học sinh lý người đã khuyên nên cho trẻ nghe nhạc( đặc biệt là các lọai nhạc êm nhẹ, có âm điệu du dương, từ hòa) từ khi các bé còn nằm trong bụng mẹ. Không phải vì bé đã “nghe” được theo khái niệm vật lý thông thường, mà bé “nghe” từ cái “nghe” của mẹ truyền xuống. Người mẹ nghe những lọai nhạc ấy thì tâm tịnh, khí hòa. Và cái tịnh, cái hòa này mới truyền xuống cho con của mình, và đó mới là mục đích chính cần đạt. “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” bắt nguồn từ đây. Vậy, một người mẹ không thích nghe nhạc, hoặc chỉ nghe những lọai nhạc mà tính thẩm mỹ, từ hòa không cao, gọi nôm na là lọai nhạc “máy nước, bến xe” như trước hoặc các lọai nhạc “tin nây giờ” như hiện nay, thì tất yếu cái rậm rựt, ngu ngơ, hung hăng cũng từ đó mà theo huyết quản chảy vào máu bé. Người mẹ thậm chí không nghe nhạc, không đọc sách, nói chung không tiếp nạp những vật phẩm mà ta gọi chung là văn hóa, mà hàng ngày, hàng giờ chỉ xoen xóet mồm tám về đủ lọai thời trang hoặc nói xấu người chung quanh, hay mở miệng ra là chỉ rặt bàn những việc thuần vật chất như cơm, áo, gạo, tiền, mánh mung chụp giựt, ăn người. Trong suy nghĩ lúc nào cũng lởn vởn chuyện mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, khôn sống mống chết…thì tất thảy những “luồng” hành động, suy nghĩ đó sẽ truyền vào đến trẻ. Không chỉ có mẹ, bởi đề cập đến mẹ đơn thuần là vô tình chỉ có biện mà thiếu chứng, người cha cũng là tác nhân quan trọng không kém trong quá trình hình thành nhân cách cho trẻ từ trong bụng mẹ. Những câu chuyện rôm rả về cách kiếm tiền, luồn lách, chạy chọt, qua mặt pháp luật như một thứ “giấy thông hành” chứng tỏ “bản lĩnh đàn ông” thời nay, những vụng trộm “chả nem” được coi như “chiến tích kiểu mới” thi nhau “nổ” đôm đốp từ khắp các góc cạnh của đời sống chung; những dằn xé, gấu ó nhau về mọi cái bất như ý giữa cha mẹ khi thất vọng về nhau, đều được trẻ tiếp thu một cách …vô điều kiện và thụ động, ghi lại hết trên vỏ não còn non nớt chưa thể “gạn đục khơi trong” của mình. Nguồn vật chất cho nhân cách trẻ bắt đầu như thế. Mác nói : Mọi sự vật, sự việc đều có tính lịch sử. Nghĩa là theo phương pháp luận biện chứng, ta có thể lấy giai đọan hình thành nhân cách trẻ hiện nay để phân tích, sau đó được quyền khái quát hóa nó lên theo thời gian, không gian phù hợp. Kiểu như : Cha mẹ thế thì con này. Cha mẹ vậy thì ông bà nội ngọai sẽ sao?Lớp cha mẹ hiện nay sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình, bom rơi đạn nổ là không có nữa, đế quốc thực dân đã là mồ ma, chỉ còn ta với ta đối mặt. “Không ai có thể chọn cửa sinh ra” là một chân lý, nhưng, người làm cửa thì có quyền chọn làm cửa rộng, hẹp, tốt, xấu…Vì vậy, thời gian hòa bình lập lại, cũng là lúc mọi huyền ảo một thời xông lên phía trước tan đi, giai đọan anh hùng ca không còn nữa, trại lính tan hàng. Người ta trở về với đời sống bình thường, với cái đói no - ấm lạnh- đẹp xấu một thời bị đẩy lùi hết ra sau để cả nước là tiền tuyến. “Cánh cửa trở về” đó mở ra, mà hầu như chưa ai kịp chuẩn bị chìa khóa, khoen móc, thậm chí nên “đặt cửa” ở đâu người ta cũng không biết nốt… nên cuộc đấu tranh ý thức hệ bắt đầu lộ dần ra những bất cập. Một bên là những hỏa mù ta buộc phải sử dụng thời chiến quốc giờ không hỏa không mù nữa, một bên là cái ngơ ngác của những người một thời an hưởng thanh bình, no đủ theo cái cách tự nhiên và …tử tế, lương thiện bình thường ngủ một đêm dậy, nhìn đâu, nghe đâu cũng thấy mình như người có lỗi. Có lỗi từ cuộc sống trót no đủ, có lỗi từ chuyện trót không biết không hay 20 năm qua, người khác chết thay, khổ thay cho mình. Người buộc lỗi thì lỏng chỏng buộc lỗi, kẻ có lỗi thì ngơ ngác nhận lỗi…những lằng nhằng đó, kèm theo cái đói, cái thiếu, cái đi cái ở lộn xộn xà ngầu quấn lại với nhau thành một nồi lẩu có tên là “xã hội hậu chiến”. Người nào có cái vá to thì tranh múc phần cái, người nào có cái vá nhỏ thì tranh múc phần nổi, người nào không vá không thìa thì tranh thủ cạnh ké với những cái vá to, thìa lớn…nhân cách một thời bỗng tự dưng không xuất phát từ quy chuẩn đạo đức, mà nó lại căn đi từ cái vá và những cái mà vá vớt ra được từ nồi lẩu. Thế nên, nó lộn ngược như tôm lộn đầu, thế nên nó hình thành nên một lớp trẻ ngày đó mà nay làm cha mẹ với những quy chuẩn không thể định danh, định hình. Thế nên tất yếu, tạo thành thế hệ F2 như hiện nay, cũng là một chuyện , theo biện chứng ta nói …Vật chất này, bằng vào đường máu đã quyết định thật cơ bản vào…
…Ý thức…
Mác nói: Ý thức là thượng tầng kiến trúc, trong khi vật chất là hạ tầng cơ sở. Cái hạ tầng đã bộn bề, lộn xộn, thì không thể mong gì có một cái thượng tầng nguy nga. Từ ý thức thượng tầng đó, những rễ nhánh “ăn theo” nào là nhân cách, là đạo đức, là văn hóa mới có thể hình thành. Thế nhưng, trong cái ước mong phần nào đó hơi chứng mà thiếu biện, ta vẫn cứ vớt vát : Dạy con từ thuở còn thơ…hoặc uốn tre là uốn từ non…ta đã bỏ qua nhiều giai đọan phát triển với những lý luận kiểu như ta phải “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” và bậy bạ hơn, sau này, có thêm lý luận “đi tắt, đón đầu” , ta trao cái nhiệm vụ “uốn” đó lại cho ngành giáo dục. Trao lại không căn cứ vào bất kỳ một luận cứ khoa học nào. Cái dòng ý thức của trẻ cuồn cuộn từ cha mẹ với 9 tháng hòai thai và sau đó 5 năm rèn giũa, một chốc được bỏ vào trong một cái máy uốn, mà cốt máy thì là chủ nghĩa, thân máy thì là đường lối, còn xăng chạy thì nay than, mai điện, mốt lại là dầu diesel. Cuộn dập thì là những lõi thép cũng vốn dĩ chắp vá, lộn xộn, cẩu thả như đã đề cập : lúc thì là lõi cấp tốc, ổn ổn chút thì lõi 1 năm, sau lại nung thêm 3 năm, rồi sau lại thấy chưa ổn nên mới có thêm quy trình bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hóa. Người ta quên mất rằng: ý thức là cái không thể 5 ngày 3 trận như …yêu, càng không thể bón phân tưới tắm, cày ải gieo trồng chăm chỉ mà thay vì một vụ/năm ta có thể làm thành Đông Xuân, rồi Hè Thu, rồi vụ ghép, rồi luân canh, xen canh …như nông nghiệp. Ý thức lại càng không phải cỗ máy công nghiệp, mà cứ có đủ ốc iếc, xăng xiếc thì a lê hấp ráp vào là nó chạy. Ta nhầm lẫn lung tung từ cái hạ tầng, rồi lại nhầm lẫn lung tung trong cách trộn vôi vữa xây nên thượng tầng. Đó là chưa kể, cứ từng giai đọan thì ta lại “sáng suốt chỉ ra các chiến lược, chính sách khoa học, đổi mới…” theo kiểu xi măng hôm nay là P300 ngày mai ta lộn phèo chặt bớt đi còn P30, rồi tới hồi sung sung lại đổi thành P50 …mà tới Mác có sống dậy cũng phải bái ta làm …sư ông. Cỗ máy uốn đã như vậy, những thân tre non đi qua nó, uốn ra thì được sản phẩm gì? Bầm dập là chuyện tất yếu. Chưa kể, do ý thức vốn có từ tiềm thức, khi bị nhồi dập như thế, phần vỏ che mờ bong ra, phần lõi non yểu nhưng đầy nguy cơ cảnh báo lộ rõ, để tránh bị bầm dập thêm mà vẫn loay hoay không sao bò ra khỏi cái máy khi nó chưa ngừng, các “cây tre non” trẻ em quay sang “dập lẫn nhau” như một tất yếu khách quan.
…Minh họa…tương đối…
Hỏi các em : Sao con đánh bạn? Các em hồn nhiên như chủ nghĩa trả lời : Ngứa tiết thì đập, nguyên gì, nhân gì, biết đâu? May mà người hỏi kịp dừng, chứ hỏi tiếp: Ngứa tiết là sao? Thì câu trả lời ắt sẽ mang tính ...bi kịch thời đại rất lớn. Hình ảnh này chẳng qua là cái dương ảnh của cái âm bản người lớn nhãn tiền. Quan tòa hỏi: Sao anh tham nhũng? “Các Anh” trả lời: Biết đâu, ai đưa thì nhận,đâu biết người ta gọi đó là tham, càng không thể tin đó là có nhũng... cha anh tự nhiên chủ nghĩa nhập lộn hàng công thành hàng tư thì con cháu hồn nhiên chủ nghĩa không ưng thì phá là chuyện chỉ có một biện mà ...nhiều chứng vậy ...
Tiểu luận này lẽ ra còn dài, nhưng đã lại đến giờ đi họp tổ dân phố để nghe phổ biến về thượng tầng khi quyển. Hẹn khi nào giác ngộ tiếp nữa, sẽ hầu...
P/s: Tin mới nhất- sáng nay 01/11/2010 cô giáo trẻ đó đã ...xin nghỉ không ...thử việc nữa, lý do... mẹ ốm ở quê cần về chăm sóc... Mập đã cười...buồn và nhận đơn!
Cái entry hay quá nhưng mà đọc xong thì buồn vô cùng Mập à. Thấy sự bế tắc của một vòng quay xã hội , sự ray rức của những người có tâm có tầm như Mập. Thấy để rồi đau, không biết phải làm gì..
Trả lờiXóaMinh cưng, xem ra, cái gói trà relax anti- stress của Cưng còn wá ...hẻo so với cái "bầu tâm sự" mênh mang của Mập. Chưa đâu Minh, còn nữa, Mập kiểm tra, phát hiện nhiều cái "gian mà không ngoan" của các "người trẻ" trong Trường... gian dối vậy mà dạy học, thì trời ơi, con cái chúng ta...
Trả lờiXóaTrưa nay bỏ cả cơm, bỏ cả những lời mời ...ăn nhậu...
P/s: xin nói lại cho rõ nghen Minh, Mập là người không có tầm đâu, có một ít tâm sắp đem rao bán đây...
há há há ...Ý M nói là gương không sáng thì sao có hình chỉnh phải không ? Ý M nói là người nhớn thế này ..thì người nhỏ thế đấy phải không ? Chị hiểu thế cho nó lành ...chứ hiểu Lý luận duy vật biện chứng của C. Mac thì quả là mệt quá ...
Trả lờiXóaĐọc xong mới biết "cái thằng" có tâm ...có thiện chí rước rơm vào người thì quả là nặng bụng , còn cái thằng"nhập nhằng" nó cứ nhởn nhơ thôi ...Cái cô giáo bỏ HS vào thang máy cho lăn lên lộn xuống cũng là sản phẩm giống đám nhỏ biết bạo lực hén M ..? Tự dưng thấy trời lạnh mà vẫn còn bức bối lắm thay !!!
Em thấy từ hồi em đi học lận MẬp, hồi đó đi thi tốt nghiệp cấp ba một thầy giáo canh thi kêu em đưa bài cho một bạn ngồi phía sau, có lẽ là có gì đó với thầy copy. Thiệt là em sốc luôn, vì thường thương bạn mình cũng chỉ dám lén lén cho tụi nó coi, còn thầy giáo mà kêu học trò đưa bài thi như thế....thiệt đau ghê lắm, nhất đó là một người thấy dạy giỏi ( chuyên môn) hic. Nhưng cũng may có những thầy cô tuy con số rất ít ỏi rất tận tâm và để lại những hình ảnh rất đẹp trong lòng học trò.
Trả lờiXóaMÀ sao thứ bảy lại có giờ dự giờ để rồi buồn vậy nè chị?
Hờ, cái gói trà của em ngó bộ phản tác dụng nha, không làm Mập rì lắc mà còn bức xúc hơn, thiệt tình!
Trả lờiXóaDài quá . Bống đọc không vô
Trả lờiXóaM cho size chữ lớn hơn ..hoặc lấy font Verdana dễ đọc hơn M ạ
Trả lờiXóaÍt ai học Marx mà "thẩm" tới " thấu" như em hén Gió... Ừ, Chị hiểu vậy đi cho nó lành...
Trả lờiXóaTrường cấp hai đâu có nghỉ Thứ Bảy, Ròm cưng! Mập đi họp về, rồi đi dự giờ, hơi mệt nên chắc wạu, hông bít mình có ...thấy "oang" cho ngừ ta hông... Đây là cô giáo về thử việc... mới thử thôi...mà...
Trả lờiXóaBống mà đọc vô thì hông mún đi off nữa, báo hại đời thiếu tiếng cười...
Trả lờiXóaEm bỏ hình Gió hén! cho nó đỡ rối mắt...
Trả lờiXóaMà chị mới nghe cái từ "ngứa tiết" lần đầu nghen M ...Mắc cười quá đi !
Trả lờiXóaChữ vậy là OK rồi ...entry nào M cũng để font này cho dễ đọc ... Hay thay cái them cho màu sắc dễ đọc hơn đi M
Trả lờiXóaBáo Văn Nghệ TRẻ đăng đó Gió ơi! Báo này hay lắm. Con bé đánh bạn trong video clip, bị công an bắt, hỏi nó, nó trả lời vậy đó...Hehe!
Trả lờiXóaHình MM đứng cạnh vị sư trông hiền lành và ngoan quá. Thiện tai ! Thiện tai !
Trả lờiXóaTrong một entry sân si thế này, em cũng phải có vài đường "đạo hạnh" chứ... hehe!
Trả lờiXóaChị hông biết chớ, trước các Sư Thầy quá đẹp, em chợt...từ bi bất ngờ!
Cắm cúi đọc cho xong cái "en" của chị, điều lớn nhất đọng lại ở tôi là cô giáo đã mệt, mệt lắm rồi, đã mất tiêu cái tưng tửng dễ thương, mất luôn sự lý luận sắc bén nhưng đầy tình cảm, giống như một người muốn xả trét, nói cho đã giận, "thẩm" ông Marx đến nỗi sau khi đọc xong nếu còn sống ông cũng sẽ không "thấu" nổi như chị. Nghỉ ngơi đi chị, chờ đọc thêm những "en" mới của chị
Trả lờiXóaAnh Bạn qúy! Trưa nay, lần đầu tiên tôi chợt muốn làm đơn xin nghỉ việc Anh ạ. Tôi thật thấy mình bắt đầu loay hoay giữa cái buồn người với cái giận đời. Cảm ơn Anh đã nhận ra và cảnh báo. Nhưng quả thật, nếu không được xả ra bằng câu chữ này, tôi không biết mình sẽ còn "điên" lên như thế nào nữa...
Trả lờiXóaHồi đầu tôi định để chế độ private cho entry này, nhưng nghĩ, bạn bè mình có nhiều người còn quan tâm đến giáo dục, nên... may, Anh đọc và chê thiệt đúng...
Tôi mệt, rất mệt Anh ạ, tension đo được cách đây 10 phút là 16/8...ỏai...
Khi một người cảm thấy "loay hoay", còn muốn "điên" thì chưa nghỉ được đâu chị, vẫn còn nặng nợ lắm, vẫn chỉ đứng cạnh sư thôi chứ không vô chùa được đâu. Tôi tin rằng tôi và tất cả những người yêu quý chị vẫn chờ chị "xả ra bằng những câu chữ", và chia xẻ những mệt mỏi, mọi cơn "điên" của chị. Thân!
Trả lờiXóaTôi đang bắt đầu tự hỏi, người viết những comment này sao không tiếp tục viết entry nhỉ... tôi tiếc hồi bên Yahoo!360 không chép lại để dành những entry bên nhà Anh...
Trả lờiXóaNể tôi, Anh post lại hoặc viết entry mới nghen, cảm ơn!
Thôi nghỉ ngơi đi chị, dù biết chị còn rất "trẻ", nhưng cũng nên thương cho cái "tension" của mình, mong chị tắt máy và ngủ ngon. Hẹn gặp lại chị.
Trả lờiXóaCòn tâm huyết thế này mà đòi nghỉ ngơi sao? ứ tin! :>
Trả lờiXóaEm nhìn hình minh quạ thấy thương Mập lắm, lúc í tay chân, đầu óc có rọ rạy không ta?
Trả lờiXóaTrụ lại chị ơi, để môi trường giáo dục dù sao cũng còn có những người cùng suy nghĩ với chị, và tích cực góp phần - tuy rất nhỏ nhoi - vào công cuộc dạy dỗ cho các thế hệ sau nữa chứ. Dù cả hệ thống coi như hết thuốc chữa, nhưng em tin cá nhân thầy cô giáo vẫn có rất nhiều ảnh hưởng đến học trò của mình.
Trả lờiXóaUi, bàn luận về thượng tầng khí quyển tại buổi họp dân phố cơ à? Thiệt bái phục :))
Em gv đó .... cà chớn hả chị?
Trả lờiXóaBài viết này nêu ra rất nhiều vấn đề liên quan đến việc hình thành nhân cách cho con trẻ mà các bậc cha mẹ phải giật mình khi đọc và chấn chỉnh lại mình để tốt cho tương lai của con . Vì dù cho cha mẹ giàu có đến đâu, nếu được dung dưỡng và lớn lên trong cái nôi như thế thì dù sau này cha mẹ có để lại tiền của , đứa bé có được sự ấm no nhưng tâm hồn trong sáng & nhân cách lẽ ra phải tốt của chúng bị huỷ hoại & ảnh hưởng từ sự vô tâm vô tình của cha mẹ , sẽ là sự mất mát lớn nhất của chúng . M ơi , em nghĩ chị nên đăng bài viết này lên báo Phụ Nữ hoặc Tuổi Trẻ ,chia sẻ tiếng nói & những bức xúc của M cho nhiều người nghe ra ...
Trả lờiXóaM viết hay quá , em phục lăn ! Cái bụng bia gụ này sao mà lắm chữ thế , mà chữ nào đáng giá chữ đó , đọc mà phê !
Vâng, sẽ gặp, cảm ơn Anh!
Trả lờiXóaHehe, đôi khi tôi cũng tin, ôi những người, ôi những người biết rượu bia...một mình...hehe!
Trả lờiXóaHehe, vậy mới ghia!
Trả lờiXóaGởi báo rồi, được trả lời: "Tòa soạn đã nhận được bài của Bạn, xin cảm ơn, rất mong nhận được sự cộng tác tiếp tục của Bạn..."
Trả lờiXóaCâu trong ngoặc kép có nghĩa là "dzô sọt rác" hehe!
Không, là Mập... cà chớn chứ CN. Cà chớn vì lỡ nghĩ người khác...cà chớn, và còn cà chớn góp ý để người khác bớt cà chớn, thế mới thiệt là cà chớn...tới bến! hehe!
Trả lờiXóaEntry này hay nói ra được ít nhiều sự xuống cấp của tâm hồn giới trẻ,biết nhưng khó gỡquá hả MM,cảm ơn bạn ít nhiều đã nói lên được nổi trăn trở của bản thân người mẹ khi nhìn các con trưởng thành và phát triển "sao không có tí gì giống mẹ hết cả".
Trả lờiXóaEm mới ra trường đã được các sư phụ cho ngồi chiếu cao, mười mấy năm hướng dẫn thực tập cũng như tập sự cũng quá nhiều kinh nghiệm nên em ngó cái entry của Mập thì em hiểu ngay.... Calm down đi Mập. Cần ăn thêm chè sen hay cần uống thêm "gụ xài"????
Trả lờiXóaTrời, sao cảm ơn ngược vậy Chị? Là em cảm ơn mọi người không la em nói nhăng nói cuội chớ...
Trả lờiXóaHỏi tức là ...tự trả lời... hehe! Có coi cái hình thành phẩm tui pót trên album hông... cảm ơn lần nữa, CN...
Trả lờiXóaMấy ngày nay có nhiều ngừ gởi cho tui câu này, hỏi nhỏ CN nghen Calm down là cái giống gì? Tui đọc ba chớp ba nháng, tưởng cấm cấm cái gì chớ , hehehehe!!!!!!
Trả lờiXóa