Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Entry For 14 May, 2012 - Ảnh nổi

Tương lai mong chờ gì?

(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/491700/Khi-canh-cong-truong-do-sap.html)

Đầu tuần làm việc, vào trường học, người làm công tác giáo dục chúng tôi  không khỏi xót xa khi trang Thời Sự Suy nghĩ "trình làng" với một bài viết có tựa đề rất "nhức nhối" : Khi cánh cổng trường đổ sập. Mà người đạp đổ lên cánh cổng trường ấy, không ai khác hơn, lại chính là quý phụ huynh đang mong mỏi cho con em mình được vào học trong ngôi trường ấy. Hình ảnh đó, bài viết này nói lên điều gì?

Bao lâu nay, người ta vẫn hình dung cánh cổng trường học như một lằn ranh thiện - ác, như cái giới hạn của một bên là môi trường xanh và bên còn lại là biển đời ngầu đục, cánh cổng trường còn là bức chắn cuối cùng, giữ cho các em ở lại bên này lằn ranh trong sáng. Người ta nói hành vi đạp sập cổng trường vì chen lấn mua đơn của những người phụ huynh đó là không đáng trách, có chăng, phần trách nhiệm thuộc về những nơi gây ra "biển dâu" này, có chăng, là những người đã "vàng hóa" danh hiệu ngôi trường để tạo ra sự tranh đuổi nơi phụ huynh để con em mình được vào học.

Chúng tôi cũng là một phụ huynh. Và vì là phụ huynh, chúng tôi tự hỏi:  Những phụ huynh kia nghĩ gì, khi bắt đầu một hành trình tìm kiếm sự tử tế cho con mình là "việc học" bằng một hành vi không mang dáng dấp tử tế đó là đạp sập cổng trường?

Các cháu, nhìn thấy hình ảnh cha mẹ mình như thế, khắc sâu hình ảnh đó vào trí não non nớt của mình, thì liệu có tạo nên một suy nghĩ "xấu" đó là: Ở đời, cứ phải đạp đổ, chen lấn, giành giựt thì mới "được việc"?

Ngoài trách nhiệm trong hành vi của phụ huynh,  đối với ngành giáo dục,  trong việc nhìn lại trách nhiệm của mình ở cách xây dựng nên những mô hình giáo dục như thế nào mà chỉ rặt đẩy con người ta đến chỗ hành xử không đẹp để thu được kết quả, nên có luôn suy nghĩ về một trách nhiệm liên đới đó là những phụ huynh đó, trước đây khi còn đi học, đã hấp thụ được một nền giáo dục như thế nào mà bây giờ hành xử một cách thiếu văn hóa như thế ngay tại môi trường văn hóa?

Người ta nói xin đừng bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn vào ta bằng đại bác. Thế nhưng, trong những hệ quả hôm nay nơi mặt bằng văn hóa chung của một bộ phận không nhỏ những người đang làm chủ, chẳng phải ta không nên quy trách nhiệm cho hôm qua? Và nếu không làm kịp công việc sửa sai ở thời điểm này, thì liệu tương lai của các em học sinh "được" vào học bên trong "cánh cổng trường đổ sập" đó sẽ ra sao? Và hàng chục năm nữa, liệu ta có trở lại bài học như hôm nay? Lâm Minh Trang ( Gò Vấp)

 

http://tuoitre.vn/Ban-doc/491764/Sao-khong-cho-dang-ky-qua-mang.html

P/s: Nguồn ảnh Báo TT

32 nhận xét:

  1. Comment của một người Bạn: Scon

    Ngày 15 tháng 5, ngày nhà giáo của Hàn Quốc.

    Học trò mang tặng hoặc cài lên áo thầy cô giáo những đoá hoa cẩm chướng màu đỏ, và cùng hát bài hát Ơn Thầy

    "Ơn thầy như trời cao,

    càng ngước nhìn chỉ càng cao lồng lộng

    Dạy ta rằng hãy chính trực, hãy sống thằng ngay

    Lòng cô thầy tựa mẹ cha.

    Tình thầy cô nặng tựa thái sơn

    Mà rời xa ta lại dễ dàng quên bẵng...

    Ôi, cảm ơn làm sao tình yêu của cô thầy

    Ôi, báo đáp làm sao ơn nghĩa của cô thầy..."



    Thầy cô là người góp phần lớn trong việc dìu dắt nhân cách, phát hiện tài năng, và gọt giũa những tài năng đó thành những viên ngọc sáng. Thế nhưng, giáo dục không có nghĩa là trách nhiệm đó chỉ phó mặc cho Thầy Cô và trông chờ riêng ở nhà trường. Hình thành đạo đức và nhân cách con người, sự nghiệp đó sẽ lý tưởng biết bao nhiêu nếu trong một xã hội nhân văn, thầy cô có đức có tài được tiếp nhận vào những học trò từ những gia đình biết quý cả VĂN và LỄ.

    Một điều đáng tiếc ngày càng rõ rệt trong xã hội hiện đại là xã hội kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt để hơn nhau từng gang tấc, và cuộc sống cơm áo- gạo tiền (hoặc cũng có thể là chức- quyền -tiền chen chúc) làm người ta quy đổ vai trò giáo dục chỉ thuộc nhà trường.
    Có phải vì thế không mà cái nạn "Đạp đổ cổng trường mua hồ sơ lớp 1(*)" càng ngày càng trở nên phổ biến. Phụ huynh săn trường, những ngôi trường danh tiếng như ngôi trường tiểu học nổi tiếng theo danh tiếng những người tài, từng là cái nôi đào tạo ra giáo sư toán học Ngô Bảo Châu, để kỳ vọng ở đó con mình được rèn dạy thành một nhân tài thực thụ. Có phải vì thế không mà với vai trò cha mẹ, ai cũng tìm mọi cách để hy sinh "một đêm trắng dưới mưa" gật gà ngồi giữ chỗ, hy sinh "một ngày dài nhân cách' đẩy xô đến đổ sập cánh cổng trường. Có phải họ nghĩ rằng việc làm đó đã đủ và rất đáng bởi sẽ đưa được con mình vào một môi trường giáo dục "được bảo đảm".
    Hãy ví dụ rằng bên trong cánh cổng trường đó là một môi trường giáo dục hoàn hảo (nơi không có nạn bạo hành học đường, nơi mà thầy giáo không dùng bằng dỏm; nơi mà cô giáo không ngang nhiên đánh học trò bằng cán chổi; nơi mà ban giám hiệu không lạm dụng kêu gọi phụ huynh các loại quĩ xây dựng, v.v...) sau một buổi học về đạo đức nơi công cộng các em được dạy phải bỏ rác đúng nơi quy định; Chỉ một lát sau, ngang qua công viên các em thấy các chú bảnh bao uống nước vứt lọ chai ngay chỗ đứng, các cô xinh xắn ăn trái ngang nhiên vứt vỏ xuống lề đường; Tối về nhà nghe mẹ bảo cha lựa lúc tối trời mang rác ra ngã tư mà bỏ; Thì thử hỏi những điều các em vừa được học sẽ tiếp thu và áp dụng thế nào ?

    Trẻ em là những trang giấy trắng, mà mỗi nét mực vẽ lên cũng phải là sự thận trọng và nâng niu của cả nhà trường, xã hội và gia đình.

    Trẻ em mỗi cá nhân đều có những khả năng riêng biệt của mình, các em tất tần tật không thể học ở trường hay để rập khuôn trở thành nhà khoa học. Điều quan trọng hơn nữa là các em cần được giáo dục thành những con người không những có TÀI mà phải còn có ĐỨC. Thế nên, vai trò giáo dục đó, chắc chắn một phần không nhỏ nằm ở trách nhiêm của gia đình.
    phải chăng đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại trách nhiệm của gia đình khi cứ mãi trông chờ ở một nền giáo dục phó mặc cho những người với tên gọi "thầy, cô"

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bài viết của M bởi nó nói lên được những nỗi niềm của nhiều người biết đứng ngoài cánh cổng trường chờ cổng mở ... của những người hiểu rằng hành trình cho đứa con của mình vào đời và thành người bắt đầu từ chính lòng thẳng ngay, nhân ái của mình khi đến trường..

    Nói đến GD bây giờ, cứ có cảm giác tổn thương sao đó ta ơi !

    Trả lờiXóa
  3. Bài em có chút xíu, đăng trên TTO ( nghĩa là gỡ, treo thỏai mái) mà cũng biên tập, cũng cắt bớt... đó Gió hehe!
    May chưa đạp sập nó vô sọt rác...

    Trả lờiXóa
  4. Bởi vậy bảo sao chị có ác cảm với chuyện "gửi bài cho báo" ghê !

    Trả lờiXóa
  5. ka chỉ biết thở dài trước thông tin, hình ảnh, phim này... haizzzzzzzzzzzzzzzz

    Trả lờiXóa
  6. Hehe, tưởng tượng văn chương mượt mà của Gió bị gọt như gọt dưa hấu thì... đậu mè liền ha! hihi!

    Trả lờiXóa
  7. Thở ngắn thôi Ka, chớ thở dài dễ lên tăng xông hehe!

    Trả lờiXóa
  8. hahahah cái đậu này ... coi bộ độc ngheng !!!

    Trả lờiXóa
  9. Đọc mà thương cho phụ huynh! Chẳng biết trong từng ấy người khi hè nhau chen lấn, có mấy người nghĩ chen là chen vậy chứ chưa chắc con mình vô được trường? Có mấy người biết năng lực thực tế của con mình chưa đạt nhưng vẫn lấn chen? Và nếu như con mình giỏi thiệt, họ có chợt nghĩ con mình "chọi" nổi không?...
    Mà thương cho đồng nghiệp! Thương hơn các đồng nghiệp dạy các môn xã hội, họ sẽ giảng gì cho học trò ngày mai khi mà hôm nay phụ huynh của các em ấy cứ như là "dũng sĩ" trước cổng trường. Và, biết đâu chừng lúc về nhà họ hể hả khoe bộ hồ sơ có được nhờ mạnh chân khỏe tay to mồm hoặc văng đủ thứ lời lẽ không có đủ can đảm lập lại?...
    Thấy mà buồn ha Mập!
    Nhưng ráng đừng ... đậu mè nghen cưng.

    Trả lờiXóa
  10. Dạ, ráng lắm mới không đậu mè trước nhiều việc nhiễu nhương. Em cũng biết mình đậu mè là không phải... nhưng khi coi cái clip thấy phụ huynh đạp sập cổng trường xông vào mà cười hỉ hả, thì không chỉ em, cả nhà em ai cũng đậu mè... hic!

    Trả lờiXóa
  11. Hôm qua em thấy trên mạng còn có cái hình ông cụ mặc quân phục, đeo đầy huân chương, mề-đai mà chen lấn vào xin cho cháu, miệng thì kêu tôi được ưu tiên.

    Thấy vừa tội vừa ....bực, tội là tội cho thân cụ già phải còn vì con cháu mà chen lấn, lại bực vì đã được công trận như vậy, hà cớ gì phải hạ mình đi xin 1 suất đơn, còn chưa phải là 1 suất học cho nó nhục người ra ?

    Việc đạp đổ cổng trường này nói lên 2 việc :

    - một là dân ta cư xử ngày càng mất văn minh;

    - hai là tiêu cực và bất hợp lý ở trường học và trong môi trường giáo dục không ngừng tăng lên,

    Nếu tuyển sinh đúng tuyến và minh bạch thì ai cũng có suất theo tuyến chả việc gì phải chạy vạy, xin cho cho nhọc xác. Ngoài ra, giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí, Hiến Pháp quy định như vậy không ngoài mục đích cung cấp một cơ hội bình đẳng vào đời cho mọi công dân. Việc bảo đảm một chương trình đào tạo có chất lượng đồng bộ và công bằng phải là mục đích của giáo dục, không thể khác.

    Nhưng nói chơi cho vui vậy, chớ dân mình ngày ngày vẫn quen sống để nhìn những điều tệ hại ngày một nhiều rồi, chuyện này hậu quả sẽ rất ghê gớm, nếu nó thành tính cách của dân tộc thì hỏi có khỏi hoạ diệt vong?

    Trả lờiXóa
  12. À, vấn đề này May nêu lên thì "nhà giáo dục" sẽ lên tiếng ngay: Vấn đề là cái tính cay cý ăn thua nó đã nhiễm căn quá nặng vào cơ thể dân mình. Người ta nghĩ, chỉ có những trường nọ, trường kia, con mình vào đó mới nên thành người, cho nên mới có chuyện "xô đổ nhân cách, lòng tự trọng" để kiếm cho được chỗ "hơn con người ta". Điều thứ hai, dân mình không nhìn ra, đó là các thủ khoa đại học 3- 4 trường, thủ khoa đại học 1-2 trường, rồi thủ khoa tốt nghiệp đại học ra trường ít có người nào là dân từ các trường chuyên lớp chọn kiểu như TNSP... mà rặt con nhà nghèo băm bèo thái khoai và ...không có tiền học thêm. Cho nên vấn đề không phải không đủ trường tốt để cho các em lớp cấp 1 vào, mà là không đủ trường được "mạ tốt" để cho các em - hay đúng hơn là cha mẹ các em- được vào học...
    Hy vọng mơ hồ là con mình sẽ nên ông nên bà từ lớp 1, từ những ngôi trường mà ngay người trong ruột cũng nói là : Ảo lắm, thì than ôi...hic!
    Nhưng chiểu theo lực phốp Vi En, làm hư cái cổng trường đó là phải đền bù, chưa kể còn vi phạm điều luật phá hại tài sản XHCN nữa phải hem?

    Trả lờiXóa
  13. Em nghĩ những chuyện này nó nằm trong 1 chuỗi những chuyện cười ra nước mắt xung quanh mình rồi chị ơi, biết trách ai đây? Dù ngành GD có xây dựng được 1 mô hình giáo dục tốt đi nữa thì nó cũng bị "lạc hậu" trong 1 xã hội "buôn thần bán thánh" hiện nay thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Mập iu quí,

    Với tư cách người "hành nghề đi học" nhiều năm và vẫn đang mãi mãi (hí hí) là công dân - phó thường dân nam bộ, em đồng ý 100% dí Mập. Em từng bò từ quê lên tỉnh, từ tỉnh sang Tây, quây dìa coi là xong chuyện tiểu đăng khoa, chuyện học hành là "tay không bắt giặt" thôi, chưa từng chạy trường, chạy lớp, đi học gần như suốt đời miễn học phí vì có học bỗng vậy đó ......

    Kể lể không phải để khoe khoang, huyênh hoang mà muốn nói là em tin vào những điều Mập nói, học ở đâu không quan trọng (nhứt) quan trọng là mình có chịu khó học không.

    Trả lờiXóa
  15. Ta có nên đề nghị Báo TT mở một diễn đàn cho "tay không bắt giặc" lên nói chuyện "học ở đâu không quan trọng, quan trọng là học thế nào" với những phụ huynh "xăn quần, đạp tường" mà vẫn "bại trận ê chề" không hè?

    Trả lờiXóa
  16. Cứ kiểu quản lý như thế này, thì chục năm nữa vẫn còn những cảnh cổng đổ sập chị ạ.

    Chuyện chạy trường ko riêng Hà Nội, mà địa phương nào cũng có, có điều họ chưa đạp đổ cổng trường thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Đấy, vấn đề là ở chỗ đấy... Cảm ơn Tướng Gà!

    Trả lờiXóa
  18. Hóa ra, người thủ đô làm gì cũng... đi đầu hén chị, kể cả chuyện đạp đổ cổng trường.

    :))

    Trả lờiXóa
  19. Đó là một ví dụ cụ thể của chủ trương "đi tắt đón đầu" mà thâu, ngày nào cũng nghe.

    Nói leo theo anh Gà, người thủ đô mần gì cũng hơn đô của khắp cả nước từ hun cái ghế của anh chàng ca sĩ cha căng chú kiết nào đó, tới ra vườn hoa đội mưa gió lại con gấu bông, khóc thương MJ bên Mỹ, bẽ hoa, cướp hoa .... đại khái dị, phải khủng (khùng?) mới là thủ ..... đô.

    Trả lờiXóa
  20. Một thời sự nóng hổi đáng suy nghĩ cho con người thời đại này, những phụ huynh có con đi học lớp 1 hôm nay cũng là sản phẩm của quá trình đào tạo của ngành giáo dục hiện hành, và rồi kế tiếp nếu bây giờ tư duy và tôn chỉ của ngành Giáo dục không thay đổi thì trong 10 năm 20 năm ...kế tiếp thì cũng sản sinh ra phụ huynh như thế! Sóng trước đổ đâu thì sóng sau đổ đó. Ai cũng có lương tâm cả, ai cũng thương con cái cả, nhưng cách thể hiện như thế khi đứng trước và sau cổng trường như thế thì ta không thể chấp nhận được... không chấp nhận nhưng nó vẫn xảy ra.

    Cùng như những vụ xin ấn Đền Trần cũng thế!

    Trả lờiXóa
  21. Mập thử mần vè Bút Tre, theo lời Lão Gà và Cô Hát Vê:
    Nước ta thì rất là nho ( nhỏ)
    Thủ đô ta lại rất to về "khùng" ( khủng)
    Khủng từ chính sách lùng nhùng
    Khủng đi cho đến săn lùng ấn xưa
    Khủng hỏang vụ chặt cây sưa
    Khủng cho đến việc bứt hoa bẻ cành
    Khủng xưng chú cháu Anh Nhanh
    Khủng luôn đến việc đạp banh cổng trường
    Khủng khiếp tình thương mến thương
    Trẻ con nhốn nháo cúi hôn... ghế ngồi
    Khủng lan như bình nước sôi
    Tàu hư cả đống để chơi ngòai đường
    Khủng tiếp tới vụ phô trương
    Nhìn tỷ bạc giấy thổi phồng Bộ ta
    Khủng thật là Cụ hay la
    Khủng đi khủng đến,ắt là...Thủ "khung" hehe!

    Trả lờiXóa
  22. Hiểu mà, không cần đính chính...

    Trả lờiXóa
  23. Bài thơ quá .... khủng hí hí hí

    Trả lờiXóa
  24. Mẹp ui, báo Cười số tới có đăng bài vè đó không ?

    Cổng trường sập ngòai Bắc. Bao giờ cảnh này lan vào Nam là ngày đó đánh dấu tính cách mới của dân tộc đã thành hình !

    Trả lờiXóa
  25. Trong Nam mình, nói hông phải nói xấu chớ chuyện mần "khủng (hỏang) nhơn cách" vậy... ít khi dám mần... hehe!

    Trả lờiXóa
  26. Dám đăng mới ...khủng.. hehe!

    Trả lờiXóa
  27. Sao nhà nươc mình không có những quy định nào để tránh được hiện tượng như vậy M hả. Có phải những trương điểm, trường chuyên là đầu mối để cho các phụ huynh phải ..làm vậy vì mong muốn con mình có nơi yên tâm ngồi học không ? Chắc chắn là E cũng bất mãn khi thấy phu huynh hành xử như vậy, nhưng nếu nói xa hơn thì đâu chỉ dùng lại ở chỗ đó..Mà là ở chỗ cái danh hiệu của trường làm nháo nhào.....thiên ha...mà chưa biết thật hư chất lượng nó thế nào...
    Cũng may ...hai heo hoc ben nay, chứ nếu hem tướng E mà chen lấn cho 2 đứa, chắc thành chái cà chua bẹp nhẹp luôn quớ :) :)

    Trả lờiXóa
  28. Hai heo ở bên này học thì có Bác MẬp bảo kê... chớ ai lại để cho Mẹ Heo "một chắc xin trường là chữ...đạp, cũng hay đơn bán kiểu này. Trăm năm trồng ...ngược ấy trồng suy, nào đợi... danh phong này nọ" hehe!

    Trả lờiXóa
  29. "Những phụ huynh kia nghĩ gì, khi bắt đầu một hành trình tìm kiếm sự tử tế cho con mình là "việc học" bằng một hành vi không mang dáng dấp tử tế đó là đạp sập cổng trường?"
    Chị đúng là một nhà giáo quá yêu đời và yêu người, những phụ huynh kia đâu có đi tìm sự tử tế cho con, họ đang đi tìm cái danh cho chính họ, để họ có thể lên giọng khoe "à con tôi, cháu tôi đang học ở cái trường đấy" (biết đau câu sau sẽ là "tôi tốn tới.... để lo cho cháu" hay "à ông nhà tôi quen với ông này, bà kia mới xin được đấy"), họ cũng đang đi tìm cái lợi là hy vọng học ở trường nay xong là bước khởi đầu để đi tới ông này, bà nọ. Tôi xem xong hình cứ tự hỏi những đứa trẻ tội nghiệp đó sẽ có nhân cách ra sao khi được dậy dỗ trong một gia đình chỉ mưu cầu danh lợi. Tôi là phụ huynh tôi sẽ học bà Mạnh Mẫu cho con tôi tránh xa cái môi trường "Khủng" đó.
    Nhân đọc note của chị về bài văn bị điểm không, tôi xin chị cho tôi tám thêm chút nữa.
    Tôi đã được đọc bài văn này khi còn chưa biết bài văn này của trường nào, tôi đã bật cười vì cách viết của cậu bé, thú thật có cái gì đó ngây ngô, và bật khóc không phải vì cậu bé bị điểm không mà vì mừng rằng còn có những học sinh còn cá tính, còn dám bầy tỏ ý kiến của minh, không rập khuôn đúc sẵn, cũng như các bài văn "lạ" trước đây đã làm xôn xao cộng đồng mạng. Sáng nay khi đọc bài trên báo tuổi trẻ, tôi chợt chết lặng, tôi không thể hiểu được đề "mở có định hướng" rồi "mở nhưng phải dựa theo những ý hướng dẫn có sẵn" (mà lại là của bộ mới ghê chứ), tôi không dám trách các thầy cô, nhưng tôi chỉ xin các thầy cô nếu trong khả năng của mình hãy cố gắng dạy con, em chúng tôi làm người, đừng làm một bầy cừu, mà tệ hơn nữa là một bầy cừu nhân bản (tôi không dám xin với bộ giáo dục vì thu thật tôi bó toàn thân với bộ này rồi)
    tôi còn chết lặng khi chỉ có một bài văn như vậy, một bài văn chỉ như lời nói "tếu táo" của trẻ đã được cả một hệ thống giáo dục răn đe: cô giáo cho điểm không, rồi được báo cáo lên trường, rồi tự kiểm có chữ ký phụ huynh và đọc trước lớp vì "miêu tả không đúng về tình trạng cơ sở vật chất của trường." Tự nhiên tôi thấy ngột ngạt quá, có lẽ trường học đang phản ảnh hình ảnh của một xã hội chăng!

    Trả lờiXóa
  30. Bạn thân quý, tôi ở trong ngành mà tôi còn bó chiếu chính mình với nhiều anh cấp trên. Thì trách sao người ngòai ngành. Anh xem, đang trong mùa ôn thi như chạy lụt, chúng tôi lại phải hè nhau gồng gánh mướn xe, điều thầy cô đi giữ trẻ và lùa trẻ lên nhà thi đấu TDTT cho cái gọi là Ngày hội phát triển giáo dục, mà chưa cần đi tôi đã biết nó dùng để PR cho đơn vị nào. Tôi không dám nói phía bên dưới gầm của cái ngày hội này là cái gì. Chỉ thấy nó có thể là hội với một số người, phát triển với một số ít túi của một số người khác, và xin lỗi, hòan tòan vô giáo dục với số đông những người như tôi đây....
    Ngày mai tôi vào trường sẽ ráng lùng cái bài té nước theo mưa mà sáng nay tôi viết. Lạy trời nó đừng mất... để tôi hầu anh thêm vài chuyện vui... Tôi đang mần trong ngành giáo, mà nếu có thể, tôi đã cho hết mấy bạn thân của tôi nghỉ ở trường chỉ để ở nhà học với tôi... hic!

    Trả lờiXóa
  31. Hỏi, nhiều khi là đã tự trả lời rồi Anh ạ!

    Trả lờiXóa