Thư cho mai sau
Gởi những đứa con gái, con trai giỏi giang yêu quý!
Từ phi trường Con Gái gọi về từ giã trước giờ lên máy bay. Sư Mập ngỡ ngàng một lúc, rồi mới có thể khỏa lấp sự nghẹn ngào của mình bằng những câu đùa tếu rất ngô nghê. Bởi Sư Mập hình dung, nơi cái sân bay-chợ náo nhiệt những dùng dằng đi-ở đó, bà nội, ba má, em gái cưng và các chú bác của Con ( hy vọng có cả một ông bố nuôi “nho nhỏ cái đuôi gà cao”- nhưng Q. không “đeo cái dải yếm đào”, Hic!) đang đặt ra ngòai mọi quan tâm khác mà chỉ dán mắt vào Con- người chỉ ít phút nữa sẽ “nghìn trùng xa cách” với rất nhiều niềm thương nỗi nhớ. Sư Mập hình dung, để, không làm sao có mặt ngay nơi đó, nên không làm Con Gái nặng gánh thêm bằng những nghẹn ngào riêng của mình. Con Gái rất yêu! Cảm ơn Con, trước giờ lên máy bay, bịn rịn với nhiều thương mến, vẫn kịp dành ra cho Sư Mập tệ hại này một lời chào. Sư Mập hiểu luôn, Con không chỉ muốn từ giã, Con còn muốn gởi gắm luôn “hai thân già” là bạn yêu qúy của Sư Mập, gởi gắm luôn đứa em gái rất cưng mà Con hông muốn chia xa…Sư Mập đọc ra trong lời chào đó của Con một nhắn gởi: Bà nhớ tới chơi thường, tấu hài cho “mí ngừ” đó bớt…nhớ tui, nghen Bà! Và Sư Mập, trong lời chia tay –cố mà tếu táo với Con- đã thầm Dạ! một tiếng dạ không rân trời, nhưng hiểu hết sức nặng mà từ đây mình phải chia sẻ với Con…Con Gái!
Và đây Con Trai…cũng chỉ có hơn 10 ngày nữa, Con cũng sẽ
ra đứng nơi cái chợ-sân bay này để làm động tác “chào từ giã” những người thân yêu như “chị Con Gái” kia đã mần để tìm về một xứ sở mà Con biết nó sẽ cho con cơ hội : “Học như con muốn!”. Con cũng sẽ ra đi trong nhiều thương nhớ của hai bên nội, ngọai, ba má và các dì cậu cùng các em của con. Ra đi trong hành- trang- thương- nhớ có thêm mội nỗi nhớ-chưa quen từ Dì Mập, từ ngày Con trót “xui rủi” wen biết Dì. Ra đi và Con biết, từ nay, mọi việc con làm, mọi đường Con đi sẽ do con tự chọn, tự quyết, tự chịu trách nhiệm, và Con cũng biết luôn đó chính là cái mà Con muốn khi Con được cho cơ hội này.
Con Gái, Con Trai thương mến!
Sư Mập không có bà con cật ruột gì với hai Con, chỉ là “một người wen, vô tình các Con nhận lấy”, nên khó mà có thể “chất” thêm vào hành trang của các con bất cứ gánh nặng nào. Ba má các con đã không, ông bà hai bên cũng không, nên Sư Mập lại càng không. Mọi người chỉ muốn các Con, khi có cơ hội, hãy thỏa sức học, thỏa sức tiếp thu những điều đáng học, vì đó là những tài sản vô giá mà không ai có thể kiếm ra cho các Con ngọai trừ chính tụi con. Mọi
người- cũng như Sư Mập- tuy không nói ra, nhưng cũng thầm mong rằng: Trên con đường “thỏa sức”đó, các Con sẽ là những Con Người xứng với hai chữ của nó khi được viết hoa. Riêng Sư Mập- vẫn muốn “tham lam” thú nhận thêm một điều. Một điều mà nếu Sư Mập nói ra, e là sẽ bị “ném đá” bởi cái viễn vông của nó. Nhưng nếu Sư Mập hông đựơc nói, thì e là Sư Mập sẽ “tự ném đá” vào chính mình. Đó là: Các Con là những đứa trẻ may mắn, trong hàng triệu triệu đứa trẻ bị đưa ra làm “thí nghiệm” rồi “thí điểm” và cuối cùng là “thí luôn” bởi một nền giáo dục không giống ai từ những cái đầu “ không bình thường” của những kẻ “lôm côm” nhưng “cộm cán”. May mắn vì tuy là “nạn nhân” nhưng các Con lại có cơ hội để “tự cứu mình” trước khi “khỏi cứu” so với nhiều đứa trẻ khác. Bằng vào cơ hội đó, Sư Mập- trên tư cách của một kẻ cũng tham gia “nhiệt tình” vào cái nền giáo dục “không không không wài” đó- chỉ xin các con một điều rằng: Ngày nào đó, khi công đã thành, danh đã tọai, khi thời gian xa cách với các Con đã đủ lâu và khi "biển đã giúp nối lại các miền mà nó trót chia ra", các Con muốn làm nhiều hơn một điều gì đó cho cộng đồng, thì xin hãy nhớ đến cộng đồng những đứa trẻ Việt Nam. Hãy quay về, nếu các Con thấy việc “quay về” đó có ích, để góp một tay “sửa sai” cái mà Sư Mập và nhiều người khác đã trót bày hày ra hôm nay. Sư Mập tin, tới thế hệ của tụi con, hấp thu được những tinh hoa xứ người, các Con sẽ công bằng, khách quan và khoa học hơn cho việc phải “dạy con người ra sao” trước khi “đẩy nó” thành Người …không ra sao…Sư Mập cũng tin, tới ngày đó, khi các Con bắt tay làm, thì những cái đầu “lôm côm mà cộm cán” như Sư Mập hôm nay đã “đi chỗ khác chơi” hết rồi… hoặc có còn ngồi đó, thì cũng chỉ ngồi trong các Viện Dưỡng Lão …đếm lá mùa thu rơi mà lảm nhảm : Mỗi năm, khi trên không bàng bạc những đám mây và lá ngòai đường rụng nhiều… thì trẻ em không còn nháo nhác “sợ” tới Trường, người lớn của trẻ em không còn nhác nhác…gấp đôi vì “cái sự sẽ tới…trường” của con em mình…Tất cả sẽ hòa vào niềm vui “được đến trường” gặp Thầy, gặp Bạn, gặp tri thức, gặp nhân văn, nhân ái, nhân quần… Sư Mập tin, ngày đó, nếu còn ngồi đâu đó- lề đường uống cà phê cóc hay Viện Dưỡng Lão nào đó, thì sẽ cười móm mém nhìn tụi Con đứng trên những chỗ xứng đáng, hân hoan tuyên bố : Năm học mới bắt đầu! bằng một niềm vui thật từ đáy lòng trào ra…
Và bởi “viễn cảnh huy hòang” đó, cho phép Sư Mập hôm nay, khóc lên một tiếng khóc mừng để tiễn chân tụi Con lên đường du học với rất nhiều thương mến và an tâm…
Yêu tụi con với tất cả tấm lòng và Sư Mập xin được ôm tụi Con bằng cánh tay bầm dập nhưng trái tim thì vẫn còn khá …ổn của mình…Mong cho “chân cứng đá mềm”, mong cho “gai đời” đừng quá nhọn…với tất cả những đứa bé giỏi giang, ngoan lành như tụi con…Yêu mến đầy vơi!
"Hãy quay về, nếu các Con thấy việc “quay về” đó có ích, để góp một tay “sửa sai” cái mà Sư Mập và nhiều người khác đã trót bày hày ra hôm nay. Sư Mập tin, tới thế hệ của tụi con, hấp thu được những tinh hoa xứ người, các Con sẽ công bằng, khách quan và khoa học hơn cho việc phải “dạy con người ra sao” trước khi “đẩy nó” thành Người …không ra sao…Sư Mập cũng tin, tới ngày đó, khi các Con bắt tay làm, thì những cái đầu “lôm côm mà cộm cán” như Sư Mập hôm nay đã “đi chỗ khác chơi” hết rồi… hoặc có còn ngồi đó, thì cũng chỉ ngồi trong các Viện Dưỡng Lão …đếm lá mùa thu rơi mà lảm nhảm"
Trả lờiXóaĐọc đoạn này nà , cười ra nước mắt chứ không phải chơi... Mong quá những "con trai con gái' luôn tìm con đường trở về đúng lúc những người như chúng ta rụng hết _ theo cả nghĩa trong và nghĩa ngoài_ Hy vọng quá một tương lai khác tốt đẹp hơn cái sự nghiệp tròng người chúng ta đang mần một cách chấp vá heng M
Một lá thư tâm huyết thế này , chị tin contrai con gái hiểu rằng : phải học để về cười với Sư Mập chứ !!!
Gió ơi! em biết mình không yếu ớt bằng một con én, nhưng mong là có thể gợi nhắc về một hy vọng Xuân nào đó, nơi những đứa bé ngoan lành này...
Trả lờiXóaCảm ơn Gió!
Út Khôi Nguyên nhà em cũng mới bay hôm 1/8. Haizzzz!
Trả lờiXóaMM nặng nợ tình cảm với các cháu , các em quá. Chị đọc và cảm động vô cùng.
Trả lờiXóaChắc mấy đứa nhỏ cũng nhớ lâu, nhớ kỹ những lời tâm huyết của Sư Mập lắm đây.
Đọc thư cho mai sau, chợt thấy ấm lòng, trước hết là tin rằng chị đã khỏe lại nhiều rồi. thứ hai tôi tin rằng lá thư này có giá trị gấp nhiều lần những lá thư gởi gởi các cháu nhân dịp này, dịp nọ của các chú bác đáng kính, với các phong trào nói không nhảm nhí mà các bác đề ra. Thứ ba tôi lại có thêm niềm tin khi nền giáo dục của ta còn có những người như Sư Mập. Cuối cùng là một nỗi buồn khi niềm hy vọng của Sư Mập, cũng như chúng tôi sẽ thành hiện thực sao lâu xảy ra vậy, tôi hy vọng là nó sớm xảy ra, không phải chờ đến khi Sư Mập móm mém, mà ngay khi Sư Mập vẫn còn "mũm mĩm" đã thấy được viễn cảnh huy hoàng đó - Ti4mat
Trả lờiXóaÔm Mập nhẹ nhẹ ( vì còn sợ chị đau). Lá thư tâm huyết này làm em phục Mập hết sức. CẢm động với những suy nghĩ, tình cảm vô cùng sâu sắc của chị em.
Trả lờiXóaTrời ơi! Không gì mừng hơn khi gặp lại Anh nơi này với những dòng comment quen thuộc... Mừng gặp lại Anh... Sau khi 360 đi chỗ khác chơi, tôi dọn nhà về Profile Anh ạ... nhà bên mul này là do chị Gió làm cho, may quá, nhờ có nó tìm lại được Anh...để chia sẻ những niềm hy vọng ... Cảm ơn Anh...
Trả lờiXóaHehe, cứ ôm, cứ ôm còn đau Minh à, tối trở mình là đau ghê lắm... nhưng khi được ôm thì không thấy đau, lạ ghia... ngừ ta nói đó là hội chứng "thèm ôm" hihi! Cảm ơn Cưng Ròm!
Trả lờiXóaEm có bi nhiêu bạn thân, mà tụi nó giỏi giang quá cứ ...đi miết để giỏi hơn... em hình dung ngày nào đó, đứng trước tụi nó em phải khoanh tay : Thưa Thầy/Cô! Hehe! thiệt mừng Chị à!
Trả lờiXóaBac Map viet bai nao cung tinh cam dong day het,
Trả lờiXóaCay mai tren co phai bac Map chup o Tao Dan khong?
Đúng rồi mẹ Thythy... Thiệt ra biết cho các con, các cháu đi du học là một cơ hội cho tụi nó phát triển...nhưng cũng sợ...nước mình "chảy máu chất xám" thêm nữa, nếu không ai biết thay đổi...
Trả lờiXóa